Hair 900 - MÓNG NHÂN TẠO Flashcards
Bài 15: MÓNG NHÂN TẠO
Móng tip, lụa, bột, gel
* Móng nhân tạo là dùng vật liệu gắn, đắp, hoặc phủ lên móng thật. Móng giả có những đặc điểm, mục đích riêng khi dùng như bảo vệ móng, làm móng cứng chắc hoặc che đậy khuyết điểm móng thật, tạo được một bộ móng tay đẹp và thích hợp với các ngón của bàn tay.
1. Móng Tip: là loại móng bằng plastic, nylon, acetate. Nếu chỉ gắn tip thôi thì chỉ là tạm thời vì móng rất yếu dễ gãy, vì thế tip gắn lên mặt móng thật thường được kèm theo phủ lụa (silk over lay) thì vừa nhẹ, tự nhiên mà vẫn có được bộ móng dài cứng chắc. Khách chỉ muốn gắn tip, vì họ chỉ muốn tăng chiều dài của móng theo ý riêng.
Có 2 loại tip: half well là tip có vòng khuyết ngắn gắn vào phần đầu móng và full well là tip có phần khuyết lớn hơn và gắn chặt vào phần móng thật nhiều hơn. Tip được đánh số để dễ chọn lựa. Gắn tip không nên gắn quá nữa móng thật và gắn típ nghiêng 45 độ và well móng khớp với đầu móng thật, giữ tip từ 5 đến 10 giây là tip dính vào móng thật.
Vật liệu làm móng tip cần: tip đủ cở từ số 1 đến 10; keo dán móng tip vào móng thật; và buffer để đánh nhằn lằn nối cho mịn đẹp.
Nếu khách chỉ gắn tip thôi thì dễ gãy, do đó cần trở lại salon để cho thêm keo vào lằn giữa móng tip và móng thật và buff lại cho láng. Khi cần lau chùi nước sơn cũ để thay nước sơn mới, nên dùng chất chùi nước sơn (polish remover) không có acetone, vì chất acetone sẽ làm mềm và chảy tan tip.
2. Móng lụa (silk wrap) chỉ là một trong số các loại bọc bằng fabric. Trên thực tế thợ thường dùng lụa để bọc móng vì vừa chắc lại đẹp, dễ làm. Tuy nhiên còn có thủy tinh sợi (fiberglass) là chất liệu tổng hợp bọc móng với những sợi đan thưa, mỏng đẹp và cứng chắc hơn lụa (silk), và loại vải dày (linen) sợi dày, thô, chất liệu nặng, màu đục khi cho keo vào nhưng rất chắc. Móng bọc có thể bọc trên móng thật hoặc phủ lên móng đã gắn tip.
Vì móng tăng trưởng 1/8 inch mỗi tháng nên móng bọc (nail wrap) cũng tiến dần phía đầu móng, do đó móng cần bảo trì bằng cách cho thêm keo sau 2 tuần và sau 4 tuần nên cắt lụa vá chỗ trống phía nền móng, thoa keo.
Vật liệu: keo, kéo nhỏ cắt fabric, buffer, fabric (lụa, linen, fiber glass), chất làm keo mau khô).
- First ball on free edge viên bột thứ nhất lên đầu móng
- Second ball on center of nail viên bột thứ hai lên giữa móng.
- Third ball at base of nail viên bột thứ ba lên nền móng.
Ngoài ra còn một hình thức bọc móng giấy (paper wrap), dùng giấy mỏng phủ lên mặt móng và dưới móng. Loại giấy bọc (mending tissues) này chỉ dùng tạm thời vì chỉ thoa phết lên chất keo vá móng (mending liquid) trên mặt giấy. Chất keo vá dễ tan ra, tróc ra với chất chùi nước sơn acetone hoặc không Keo dán móng (adhesive or glue): Keo dán móng hoặc trãi lên lụa thường dùng từng ống nhỏ cở 4 đến 6 gram. Keo giữ được cở 6 tháng tùy cách bảo quản, đầu keo thẳng lên và nên cất giữ trong phòng từ 60 đến
85 độ F.
- Móng bột (nail acrylic) là hình thức dùng loại hóa chất cứng lại để đắp lên móng thật, móng giả, và móng form để giúp móng dài ra, đẹp, và cứng chắc. Đây là sự kết hợp chất lỏng acrylic (monomer), bột acrylic (polymer) và chất xúc tác (catalyst) giúp tăng mau quá trình đông cứng (curing) và tiến trình cứng lại thành móng acrylic gọi là polymerization.
Có 2 cách đắp bột:
- Một màu bột có thể là bột trong suốt (clear, crytal powder), bột trắng (white powder), và bột hồng (pink powder).
- Hai màu bột (French manicure) là dùng bột trắng ở đầu móng và thân móng dùng bột trong hoặc bột hồng.
Để có bộ móng bột trắng hồng đẹp mãi, cần hẹn khách trở lại khoảng 2, 3 tuần để refill phần bột hồng. Nhưng sau lần refill thứ hai khoảng 5, 6 tuần tính từ lúc đầu thì phần đầu móng đã dài ra nhiều phía đầu móng (free edge), và phần bột hồng dài ra theo. Bạn phải làm backfill cho khách bằng cách dùng viết chì vẽ lằn cong (smile line) và dùng giũa máy (electric filing) với đầu giũa kim loại nhỏ và dài dùng để cắt (carbide) hoặc đầu giũa nhỏ và ngắn hơn (backfill bit), ép đầu giũa cở 45 độ theo lần cười khuyết lõm để refill bột trắng, và phần bột hồng vào phần móng mới mọc ra.
Cần dùng máy giũa điện (electric file) gắn đầu giũa (bit) để giữa tùy từng loại và vị trí giũa. Loại đầu giữa giấy dùng 1 lần phải loại bỏ (sanding bands or sander) có nhiều cở, loại 180 hạt là cở trung bình cho móng thật, loại 240 hạt (grid) là cở mịn trung bình để giũa mịn, và loại 350 hạt khá mịn dùng làm láng kết thúc chà móng. Độ hạt của đầu giũa giống như giữa thường và cục chà mịn bằng tay (buffer).
Cách làm bột trắng hồng và tuần tự hẹn khách như sau: lần đầu khoảng 2, 3 tuần là refill bột hồng, lần hai khoảng 2, 3 tuần nữa làm backfill cả bột hồng và trắng, lần ba khoảng thêm 2, 3 tuần nữa làm refill bột hồng và cứ thế tiếp tục.
Có thể dùng form và đắp bột cho khách hàng có thói quen cắn móng tay (onychophagy), sau một thời gian , thật mọc dài ra, gở bỏ móng bột acrylic và khách sẽ bỏ tật cắn móng. Trong khi mang móng acrylic nếu khách không chăm sóc đúng cách móng sẽ bị nứt, gãy, và hở vì vậy mỏng dễ bị dơ, ẩm và nấm (fungus). Do đó móng bột acrylic cũng cần bảo trì bằng cách đắp lên (fill) chỗ móng thật mọc ra mỗi 2 hoặc 3 tuần hoặc vá lại ngay chỗ nứt, gãy để móng giữ được lâu và đẹp.
DRILL MACHINE FOR ARTIFICIAL NAILS
PIPER SHENOY - máy dũa móng bột, móng gel
Để cho chất acrylic dính chặt vào móng thật cần thoa chất Primer như là lớp lót để sát trùng và là lớp kết dính 2 mặt lại với nhau. Chất primer là hóa chất mạnh có thể làm cháy da và đặc biệt cẩn thận văng vào mắt. Khi sử dụng cần mang bao tay và kính an toàn.
Khi cần tháo móng, tốt nhất là ngâm ngập đầu móng vào acetone, móng sẽ mềm dễ tháo ra. Da và móng sẽ rất khô sau khi gỡ bỏ acrylic. Vì vậy, nên cần thoa dầu (cuticle oil) để da mềm và khôi phục chất dầu của
móng và da bị mất.
Vật liệu gồm có giũa nhám, buffer, bột acrylic, nước acrylic, cây cọ (brush), tip, nail form, lọ nhỏ, chất primer giúp móng acrylic dính chặt, chất sát trùng (antiseptic), dầu thoa da (cuticle oil),
4. Móng gel là loại móng làm bằng chất dẽo trắng trong suốt, hoặc có màu trong, móng gel vừa chắc, nhẹ 1 acrylic không phải sơn. Hiện nay sản xuất nhiều loại gel có màu nên kỷ thuật móng gel có tính nghệ thuật cao trong ngành manicure. Gel là một hóa chất đậm đặc giống như acrylic và cũng cần chất xúc tác
hơn để cứng lại.
Có hai loại gel:
-Light-cured gel là loại gel khi đắp lên cần phô móng ra nguồn sáng đặc biệt như nguồn đèn cực tím (Ultra violet), hoặc nguồn đèn halogen để cứng lại.
-No-light gel là loại gel không cần đèn mà cần hoạt chất hỗ trợ mới cứng được như chất thúc đẩy (activator) xịt lên hoặc nhúng vào nước.
*Gel cần đèn (light-cured gel) có thể trãi phủ trên móng thật, móng tip. Trước khi trãi gel lên móng thật phải sạch, đẩy lùi da nền móng để tránh hở gel (lift). Đầu tiên trãi lớp gel mỏng đều lên móng thật hoặc móng có gắn tip, trãi đều nhẹ như sơn móng, tránh gel lên da quanh móng sẽ rất dễ tróc. Sau đó đặt móng đã thoa gel dưới đèn Ultra Violet để gel cứng lại gọi là cure gel. Tiếp tục móng được thoa lớp gel thứ hai, đặt dưới đèn U.V cứng lại. Vật liệu gồm có: tip, nail form, keo, cục chà nhám (block buffer), primer, cọ lấy gel (gel brush), gel (light-cured gel), đèn U.V de ho cúng gel.
Lưu ý: đèn (gel lamp) sẽ làm cứng cây cọ làm gel và gel nếu đặt quá gần đèn. Cách làm cứng đầu dùng móng bằng đèn tùy theo sản phẩm, có loại thoa từng móng gel hoặc có loại thoa cả 4 móng gel rồi đặt vào đèn. Luôn theo sự hưởng dẫn nhà sản xuất.
*Gel không cần đèn (no-light gel) dùng hóa chất activator xịt lên móng gel cách 8 inches (activator-cured), hoặc loại gel nhúng vào nước ấm từ 2 đến 5 phút để gel cứng lại (water- cured).
CÁCH GỠ MÓNG GEL:
Với gel cần đèn U.V để cứng gel thì phải chà mòn (buff) từng lớp, từng lớp. UV gel không thể thấm và hòa tan vào acetone. Khi mài mòn dần, nhớ thoa dầu tránh khô da
* Với loại gel không cần đèn dùng keo cyanoacrylate khô nhanh, ngâm gel vào acetone khoảng 15 đến 25 phút, gel sẽ mềm ra, và gỡ bỏ đi, Dùng cây buffer (block buffer) chà dần và làm sạch mặt móng thật và nhớ thoa dầu quanh móng để phòng da khô.
Để có bộ móng gel nhẹ, đẹp có thể chọn cách làm gel trên form. Gắn form sát đầu móng và đặt gel tạo đầu móng mới (free edge) trước, đặt dưới đèn U.V cho cứng gel đầu móng, sau đó cho gel lên mặt móng thật, form móng, làm cứng mặt gel lại và lấy form ra, giũa móng… Theo thời gian móng thật mọc dài ra. Do đó khách mang bộ móng tay gel, dù loại gel cần đèn hay không cần đèn vẫn bảo trì cứ mỗi 2 đến 3 tuần là fill gel, bạn giũa nhám chỗ móng thật mới mọc và trãi gel lên (fill giũa gel, buff gel cho khớp với lớp gel cũ.
gel), làm cứng gel,