Hair 900 - CẤU TRÚC CỦA DA (Dermatology) Flashcards
Bài 8: CẤU TRÚC CỦA DA
**Bài 8: CẤU TRÚC CỦA DA **
- Dermatology là ngành học về cấu trúc và nhiệm vụ da. Da có tính bền, đàn hồi và là cơ quan rộng nhất cơ thể với người lớn mô da có diện tích 20 square feet và trọng lượng từ 6 đến 7 lbs.
- Mí mắt là vùng da mỏng nhất và gót chân là vùng da dày nhất.
- Da biểu hiện như tấm gương vì nhìn qua làn da khỏe mạnh có màu hồng, ẩm, mượt mà và nồng độ acid khoảng 4.5 đến 5.5 hoặc ngược lại làn da xám, khô biểu lộ sự bệnh hoạn, thiếu oxygen v.v…
- Màu da tùy thuộc vào nguồn cung cấp máu cho chất melanin tạo màu da. Tuy nhiên có nhiều trường hợp màu da bất thường. Ví dụ như chứng bạch tạng (albinism) thiếu sắc tố melanin bẩm sinh làm tóc trắng, da trắng hồng không ăn nắng; bớt (nevus) do sắc tố bất thường hoặc mao quản dãn nở, hoặc đồi mồi (chloasma); tàn nhang; hoặc mảng da lợt màu (vitiligo).
- Da có nhiệm vụ giữ nhiệt cho cơ thể ở 98.6 độ F khi ảnh hưởng bên ngoài quá lạnh hoặc nóng. Da chia làm 2 lớp ngoại bì (epidermis) và nội bì (dermis).
- Ngoại bì (biểu bì) là lớp bên ngoài không chứa mạch máu, chứa nhiều dây thần kinh, gọi là lớp bọc (scarf skin) hoặc cuticle.
- Ngoại bì (epidermis) mỏng nhưng chia làm 5 lớp:
1. Lớp sừng ngoài cùng gọi là lớp horny (stratum corneum): là những tế bào sừng, vảy tạo chất karetin như móng, và tóc, lông được liên tục thay thế để có lớp mới.
2. Lớp tế bào (stratum lucidum) là lớp tế bào mỏng trong suốt.
3. Lớp hạt (stratum granulosum)gọi là stratum mucosum, lớp có đẩy tế bào chết để thay lớp sừng mới. 4. Lớp gai (stratum spinosum), lớp nền dẽo dai, học lớp mầm, giữ nhiệm vụ liên kết các tế bào ngoại bì.
5. Lớp nẩy mầm (stratum germinativum) là lớp sâu nhất chứa hạt màu melanin có nhiệm vụ bảo vệ tia U.V từ mặt trời. Lớp này đánh giá về màu da và nhiệm vụ phát triển lớp ngoại bì - Nội bì (dermis, derma, corium, cutis) là lớp da thật sâu bên trong dày hơn 25 lần ngoại bì, chứa mạch máu, bạch cầu, thần kinh, mạch đàn hồi collagen, tuyến mồ hôi, tuyến dầu còn gọi da thật, derma, corium, cutis.
- Nội bì (dermis) dày chia làm 2 lớp:
1. Lớp nhủ papillary có hình dạng chóp nhỏ duỗi thẳng tới lớp ngoại bì, chứa mạch máu nhỏ, đầu thần kinh và
cũng chứa một ít sắc tố melanin - Hair shaft cọng tóc
- Epidermis ngoại bì
- Pigment coil tế bào màu
- Dermis nội bì
- Nerve thần kinh
- Blood vessel mach máu
- Hair follicle nang lông Oil gland tuyển dầu
- Sweat gland tuyến mồ hôi
- Subcutaneous fatty tissue môi mô dưới da
- Lớp lưới chằng chịt reticular chứa tế bào mỡ, tuyến dầu, tuyến mồ hôi, mạch máu, bạch cầu, nang lông, và cơ dựng lông (arrector pili muscles)
NHIỆM VỤ CỦA DA:
1. Điều tiết lượng dầu (secretion) giúp trơn mịn da, giữ mềm mại, dẻo dai cho làn da. Phần lớn khắp cơ thể đều có tuyến dầu trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân
2. Bài tiết mồ hôi (excretion) loại độc tố gồm chất muối và hoá chất qua làn da bằng hình thức ra mồ hôi. Phần lớn cơ thể có tuyến mồ hôi nhưng nhiều nhất là ở trán, nách, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ra nhiều mồ hôi gây mất nước cho cơ thể.
- Điều hòa thân nhiệt (heat regulation) giúp bảo vệ cơ thể do môi trường quá nóng hoặc lạnh với sự trợ giúp của máu giữ cho nhiệt độ cơ thể ở 98.6 độ F (37 độ C).
- Nhận biết cảm giác (sensation) nhờ thần kinh cuối ở da cảm nhận nóng, lạnh, sờ, ép hoặc đau đớn qua cào xướt, ngứa.
- Bảo vệ cơ thể (protection) tránh tổn thương, xâm nhập của vi trùng, trầy trụa, tạo lớp dầu chống nước, hoặc các dạng hóa chất khác.
- Hút thấm (absorption) vào da qua dạng thuốc thấm vào trong da, kích thích tố nữ, kem thoa mặt, kem nhờn tốt da và tốt tóc.
SỰ DINH DƯỠNG DA
Có hơn một nữa lượng máu trong cơ thể phân phối tới da. Da được nuôi dưỡng bởi hồng cầu, bạch cầu giúp cho sự tăng trưởng của da, tóc, và móng. Da chứa 2 loại tuyến:
- Tuyến mồ hôi (sudoriferous glands) giúp điều hòa thân nhiệt, loại chất thải qua sức nóng, thể dục v.v…Chất lỏng gọi là mồ hôi tiết từ 1 đến 2 pints thoát hằng ngày qua lỗ mồ hôi trên da.
- Tuyến dầu (sebaceous glands) tiết ra làm trơn da. Khắp cơ thể đều có tuyến dầu ngoại trừ lòng bàn tay, bàn chân. Làn da cần được làm sạch hằng ngày để khỏi bị nghẹt các tuyến dầu và đó là lý do tạo mụn đầu đen (blackheads). Làn da có sự đàn hồi vì thế nếu làn da bị ấn ép vẫn trở lại hình dáng ban đầu và sự đàn hồi mất dần khi tuổi càng cao.
NHỮNG THƯƠNG TỔN VẾT LỠ DA VÀ NHIỄM TRÙNG
Với ngành thẩm mỹ, người thợ cũng rất dễ những bệnh về da do tiếp xúc các hóa chất làm sưng da do tiếp xúc (contact dermatitis), mẫn cảm một số thành phần hóa chất như thuốc uốn tóc, tẩy tóc, thuốc
nhuộm, chất gel móng, nước acrylic, bột acylic, acetone v.v…
Sự dị ứng hóa chất cả khách và thợ nếu tiếp xúc thời gian dài từ hơn 4 tháng. Ví dụ tiếp xúc lâu ngày, nhiều lần (overexposure), người thợ thường dị ứng ở giữa ngón cái và ngón trỏ, cổ tay, lòng bàn tay, hoặc người khách dị ứng ở vùng da quanh móng, đầu móng, đệm móng (nail bed).
Da tay ngâm trong nước quá lâu bị mất chất dầu tự nhiên, khô da, lỡ, nứt nẻ, nhức buốt.
Da bị nhiễm trùng cần được chuyên đến bác sĩ chuyên về da (dermatologist) điều trị như:
* Nấm ở chân (tinea pedis; athlete’s foot) nhận biết qua những chấm nhỏ màu hồng, mụn nước ở trên bàn chân hoặc lòng bàn chân, ngứa khó chịu và dễ lây lan.
Nấm ở tay (tinea; ringworm) có đốm đỏ và rất ngứa ở bàn tay và dễ lây lan.
* Nhiễm trùng ở vùng môi, mũi, và mặt (herpes simplex) là nhiễm trùng siêu vi khuẩn có từng chùm mụt nước. Vi khuẩn cũng dễ biết mất 1 vài tuần sau đó, nhưng cũng dễ lây lan.
- Vảy nến (psoriasis) là chứng sưng da kinh niên thường ở vùng da đầu, ngực, lưng dưới, đầu gối, và cùi chỏ nhận dạng qua những mảng tròn dày,khô, vảy bạc, ngứa.
- Dấu hiệu hoặc triệu chứng ở da chia làm hai nhóm:
o Triệu chứng cảm thấy (subjective symptoms) như đau, nhức, ngứa, nóng rát, khó chịu.
o Triệu chứng thấy được (objective symptoms) như mụt nhọt có nước (bulla), mụt mủ bị sưng (pustule), viêm sưng do côn trùng cắn (wheals) xuất hiện những nốt nhỏ và ngứa. Thường những vết lở này làm các mô da thay đổi. Là một thẩm mỹ viên cần phân biệt điều kiện da được phục vụ trong phạm vi nghề nghiệp hoặc cần phải chuyển đến bác sĩ điều trị.