Hair 900 - HÓA HỌC Flashcards
Bài 9. HÌNH THỨC SẢN PHẨM VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
- Điều quan trọng người thợ chuyên nghiệp không những chỉ có đôi tay khéo léo mà cần học hỏi để có được kiến thức chuyên môn. Các hóa chất cao cấp trong ngành thẩm mỹ hiện nay luôn có sự thay đổi mới, bạn cần phải học và xử dụng thành thạo để phục vụ hiệu qua cho khách hàng, và cần hiểu rõ về tiêu chuẩn an toàn, sức khỏe khi sử dụng hóa chất trong lúc làm cho khách.
- Hóa học chia 2 lãnh vực:
- Hóa học hữu cơ (organic chemistry): là các dạng có chứa than (carbon). Than hiện diện trong cây cối, động vật, than mềm, chất khí thiên nhiên và nhiều dạng nhân tạo khác. Dạng hữu cơ như cỏ, cây, dầu … cháy được, không hòa tan trong nước nhưng có thể hòa tan trong dung môi như cồn (alcohol) và benzene.
- Hoá học vô cơ (inorganic chemistry) không cháy, hòa tan trong nước, không chứa than như nước, không khí, chì, sắt…
**THAY ĐỔI HÓA TÍNH VÀ VẬT LÝ **
- Vật chất có thể thay đổi theo 2 hình thức:
* Thay đổi hóa tính (chemical change) là có sự thay đổi khác với tính nguyên thủy ban đầu, ví dụ hai hoá chất pha trộn như pha H2O2 với thuốc nhuộm hoặc nước acrylic chấm vào bột acrylic, đó là sự oxýt hóa hoặc là một sự kết dính của 2 hóa chất, tạo thành một dạng mới và không sao tách ra được như tình trạng ban đầu.
.
* Thay đổi vật lý (physical change) là sự thay đổi hình thức của chất khí, chất đặc, và chất lỏng của 1 dạng mà không thay đổi bất cứ dạng mới nào ví như nước có thể đông thể đặc, tan chảy sang lỏng, và bốc hơi thành khí, hơi nước. Do đó nước không thay đổi tính hóa học mà chỉ thay đổi hình dạng bên ngoài.
CÁC DẠNG VẬT CHẤT
Vật chất gồm: nguyên tố (elements); nguyên tử (atom); phân tử (molecule); hợp tổ (compounds); và hổn hợp (mixtures).
- Nguyên tố (elements) hiện nay đã tìm được 109 nguyên tố và có ký hiệu bằng chữ như: Ag là bạc; Au là vàng; C là than; 0 là oxygen; H là hydrogen; Pb là chì; Zn là kẽm; Cl là chlorine v.v….. Nguyên tố là đơn vị căn bản của vật chất không thể phân chia thành 1 dạng nhỏ hơn.Các nguyên tố có trong da, tóc và toàn cơ thể con người như sulfur; chlorine; carbon; oxygen; nitrogen; sodium; hydrogen; phosphorus. - Nguyên tử (atom) là phần nhỏ nhất của một nguyên tố (element) và còn giữ đặc tính nguyên tố.
- Phân tử (molecule) gồm ít nhất 2 nguyên tử (atoms) cùng nhau hợp lại thành nguyên tố và 2 nguyên tử khác nhau sẽ thành hợp tố (compounds)
- Hợp tố (compounds) là dạng kết hợp ít nhất từ 2 nguyên tố như 2 phân tử hydrogen kết với 1 phân tử oxygen thành hợp tố là nước (H2O).
Các hợp tổ xử dụng cho da và tóc như: hydrogen peroxide (H2O2); ammonium thioglycolate, alcohol; alkalies; water. Hợp tổ chia làm 4 loại: Oxide như hydrogen peroxide; Nitric acid (NHO); Alkaline (base) là chất kiềm như sodium hydroxide (NaOH); salt là muối như sodium chlorine (NaCl).
. Hổn hợp (mixtures) là một dạng pha trộn có tính vật lý hơn là hóa tính như khối bê tông là sự kết hợp của xi măng, sạn, cát. Thành phần của chất hổn hợp không thay đổi đặc tính như hợp tố, nhưng vẫn giữ đặc tính riêng.
**CÓ 3 DẠNG HÌNH THỂ CỦA VẬT CHẤT: **
* Chất đặc (SOLIDS) có trọng lượng nhất định, khối lượng, và hình dáng như cây kéo, cây kềm cắt da, dụng cụ cắt móng…
* Chất lỏng (LIQUIDS) có trọng lượng, và thể tích nhất định nhưng hình dáng không nhất định như thuốc duỗi tóc, nước sơn móng, acetone….
* Chất khí (GASES) có trọng lượng nhất định, nhưng thể tích và hình dáng không nhất định như hơi thở, sự ép khí từ keo xịt tóc….
ĐẶC TÍNH CỦA VẬT CHẤT (PROPERTIES OF MATTER)
* Màu (color): màu giúp biết được vật chất như màu trắng của bạc (SILVER); màu vàng đỏ của đồng (COPPER); hoặc màu vàng của kim loại quí (GOLD); v.v…
* Mùi (odor): mùi giúp nhận rõ được hóa chất như mùi nồng thuốc duỗi tóc (SODIUM HYDROXIDE OR THIO); mùi nồng hơi thúi khó chịu của thuốc uốn tóc (PERM SOLUTION).
* Độ cứng (hardness): độ cào xướt của vật chất biểu hiện
1.3 (ASPHALT), hoặc của kim cương là 10 (DIAMOND).
độ cứng từ 1 đến 10, như nhựa đường sá là
Trọng lượng riêng (specific gravity): độ nặng riêng của một chất (lightness or heaviness), trọng lượng riêng của nước là 0, và đồng là 8.9 có nghĩa là đồng có độ dày đặc 8.9 lần hơn so với nước.
* Tỉ trọng (density): là trọng lượng của một chất chia cho khối lượng. Ví du: 1 foot khối (0.3 mét khối) của nước nặng là 62.4 pounds (28.08 kg) chia cho 0.3 mét khối là tỉ trọng của nước.
CÁC DẠNG MỸ PHẨM (CLASSIFICATION OF COSMETICS)
Rất da dạng trong hàng mỹ phẩm như
* Xà phòng (soap) từng loại da có acid hoặc alkaline. Soap được làm từ hóa chất và mỡ, dầu. Mỡ đặc (ointment) nữa đặc nữa lỏng như chất bảo vệ da, sản phẩm từ petroleum ở các mỏ dầu.
* Dạng nhủ tương, sữa (emulsions) là loại mỹ phẩm có dạng vừa dầu và nước không pha trộn chung được.
Dạng lơ lửng (suspensions) các chất trong mỹ phẩm pha trộn, không hòa tan lở lửng trong dung dịch như dạng sốt xà lách (salad dressing).
* Dung dịch (solutions) là chất có thể hòa tan, dễ pha trộn.
lịch
* Bột (powders) là dạng mỹ phẩm pha trộn nhiều chất thơm, màu trong dạng bột khô
CHẤT DUNG MÔI & CHẤT HÒA TAN (solvent &solute):
* Nước, acetone là những chất dung môi tốt, dạng lỏng có khả năng làm tan được chất khác. Các chất tan được như muối, đường, nước sơn móng là những chất hòa tan. Dung môi tốt hay xấu làkhả năng tan được chất hòa tan chậm hay nhanh. Dung môi (solvent) được làm nóng lên như acetone đun nóng 105 độ F sẽ làm mềm móng nhanh hơn 30%, tuy nhiên nhiều chất dung môi dễ bốc cháy nên rất cẩn trọng khi xử dụng.
* PRIMER là 1 chất giúp cho chất đắp vào dính chặt vào thân móng, thoa trước lúc đắp bột acrylic vào móng. Lớp sơn lót (base coat) giúp nước sơn dính chắc hơn vào móng thoa trước khi sơn bóng chính là chất primer. Primer là acid thoa lên mặt móng mà thôi, đụng lên lớp da dễ ăn mòn và hại cho da. Thực chất
Primer không hại móng nếu đừng thoa nhiều quá, thường sự hư hại móng là do người thợ giũa mặt móng quá nhiều làm mỏng móng, yếu nên móng dễ gãy, và dễ bị nhiễm trùng.
Nước sơn móng, sơn lót và sơn phủ bề mặt không phải là polymer kết dính như bột acrylic với nước monomer. Nước sơn không có phản ứng hóa học, thành phần chỉ là chất làm tan dễ bốc hơi.
DỊ ỨNG HÓA CHẤT là do sự tiếp xúc hóa chất nhiều lần và lâu từ 4 đến 6 tháng cả khách và thợ có thể gây dị ứng (overexposure). Dị ứng với người thợ vì thường có thói quen dùng ngón tay vuốt cọ đang ướt hóa chất, sờ lên má và mặt, dùng cọ đắp quá lớn; trộn lẫn các sản phẩm để pha chế cho riêng mình v.v…, chính vì thế số thợ mắc phải dị ứng có tới 40% và một số đã phải bỏ nghề.v.v…. Dị ứng với khách thường xảy ra ở lớp da quanh móng, nền móng của khách hoặc đặt sản phẩm làm móng như gel lên quá dày, đặt dưới đèn UV không đúng cách, đúng thời gian.
Lớp da bàn tay thường dễ tiếp xúc các hóa chất như keo, gel, các chất monomer, và ngay cả tiếp xúc lâu trong nước cũng khó chịu, nứt nẻ, do đó giữ tay khô, thoa ẩm da bù vào lớp dầu của da bị mất.
NỒNG ĐỘ ACID VÀ ALKALINE là số pH (nồng độ hydrogen), nếu từ 0 đến 6.9 là acid như hydrogen peroxide là 4; móng tay, da, tóc cở 4.5 – 5.5; nước cất là 7 ở mức trung hòa. Trị số từ 7.1 – 14 là alkaline như xà phòng là 8, thuốc nhuộm và tẩy tóc là 9, 10, duỗi tóc từ 11 – 14.
Các hóa chất thường dùng trong kỷ nghệ nails như: - Nước (H2O) là hóa chất quan trọng phong phú chiếm 75% bề mặt quả đất và 70% cơ thể con người.
POTENTIAL HYDROGEN (pH) of Acidity &Alkalinity Nồng độ Hydrogen của Acid và Kiềm
- Alcohol (cồn) là loại hoá chất không màu do lên men từ tinh bột, đường không dùng để khử trùng da
- Alum là aluminum potassium hoặc ammonium sulphate,
bột trắng có tính se da, cầm máu.
Quaternary ammonium compounds (quats) là chất sát trùng, bảo quản, khử trùng, diệt vi trùng
- Zinc oxide là chất trắng đục có trong phấn mặt, phấn nền và whittener để che đốm dưới đầu móng.
- Glycerin là chất nhờn chất không màu, không mùi trích từ
dầu, mỡ, mật mía dùng làm dầu thoa da, mềm da, kem thoa mặt và một số dung dịch khác
- Nail glue là chất keo dán vào thân móng, loại keo kỷ
thuật cao cyanoacrylate cho ngành thẩm mỹ.
HÓA CHẤT NGÀNH THẨM MỸ VÀ ẢNH HƯỞNG
Thẩm mỹ viên tiếp xúc với nhiều hóa chất nên cần giữ sự tiếp xúc có ảnh hưởng thấp nhất có thể được đặc biệt là những dạng độc chất.
Cơ quan OSHA luôn thông báo những sự giới hạn này gọi là
: 0-6.9
Neutral : 7 Alkaline: 7.1-14
Chemicals Color rnses (màu tạm thời) Vinegar (dam)
Hair (tóc)
- Skin (da) Urine (nước tiểu)
Neutralizer wave
- Distilled water (nước cất)
pH
Semi color (màu bán vĩnh viễn)
- Cold wave (uốn tóc)
- Aniline tints (nhuộm)
Lighteners (thuốc tẩy) Relaxers (duỗi tóc)
PELs (Permissible Exposure Limits) với hàng trăm loại hóa chất khác nhau, có ảnh hưởng khác nhau qua mùi (odors), qua sự thở, hít vào phổi và di chuyển vào dòng máu truyền khắp cơ thể; nuốt (swallowing) hóa chất sự tiếp xúc các phân tử hóa chất (particles) qua ăn, uống, và hút thuốc nơi làm việc; hoặc màng nhầy
cổ họng (mucus), vào mắt và thẩm thấu vào cơ thể mà thường không biết.
67
www.levan900.net
QUA BẢNG DỬ KIỆN AN TOÀN VẬT LIỆU (MATERIAL SAFETY DATA SHEET), CÁC HÓA CHẤT ẢNH HƯỞNG CÓ CHỨA TRONG TỪNG SẢN PHẨM.
HOÁ CHẤT TẨY TÓC (BLEACH): gồm các chất Sodium peroxide, Alcohol, Ammonium hydroxide, Ammonium perulfate, Potassium persulfate.
Các hóa chất này tạo ngứa mũi, mắt, phổi, cổ họng, ngứa da, sưng da, bao tử nếu nuốt vào, hen suyển, và tác hại trung khu thần kinh gây chóang váng (dizziness), ói mữa (nausea).
KEO XỊT TÓC (HAIRPRAYS): gồm các chất Methylene chloride, Isobutane, Alcohol, Polyvinylpyrrolidone (PVP), Propane.
Các hóa chất này gây cháy, ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa da, sưng da, ngứa phổi, gây ho kinh niên, khó thở, trở ngại hệ thống hô hấp, tác hại trung khu thần kinh tạo ra chóang váng (dizziness), ói mửa (nausea), và có thể gây ung thư (đã có thí nghiệm qua thú vật).
DUNG DỊCH UỐN TÓC (PERMANENT WAVE SOLUTION): gồm các chất Bromates, Boric acid, Perborate, Isopropyl Alcohol, Sodium hydroxide, Hydrogen peroxide, Ammonium thioglycolate, Glyceryl monothioglycolate.
Các hóa chất này gây hại thận, bao tử nếu nuốt vào, da và mắt bỏng, ngứa họng, mắt, mũi, ngứa da, suyển, sưng da, ngứa phổi, và tác hại hệ thống trung khu thần kinh tạo ra chóang váng (dizziness), ngây ngây muốn nữa (nausea).
200
* HÓA CHẤT NHUỘM MÀU TÓC (HAIR COLORING PRODUCTS): gồm các chất Lead acetate, Hydrogen peroxide, Ammonium hydroxide, Amimophenols,
Acolhol, Aniline derivative (Coal tar dyes).
b
Các hóa chất này gây ngứa mắt và có thể gây mù mắt, ngứa da, sưng da, ngứa mũi, ngứa cổ họng, ngứa phổi, bao tử nếu nuốt vào, tác hại hệ thống trung khu thần kinh tạo ra chóang váng (dizziness), ngây ngây muốn nữa (nausea), đi
đị ứng
o Tầm trọng một số người, ung thư
nếu thẩm thấu qua da một thời gian dài, và nguy hại của độc tố chì
nếu tiếp xúc nhiều.
eva
* HÓA CHẤT DUỖI THẮNG TÓC (CHEMICAL HAIR RELAXERS) gồm các chất Sodiun hydroxide, Bromates. Hydrogen peroxide, Isopropyl Alcohol, Ammonium hydroxide, Hydroger peroxide, Boric acid, Perborate, Ammonium thioglycolate, Glyceryl monothioglycolate.
Các hóa chất này gây ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa họng, ngứa phổi, phỏng da, phỏng mắt, ngứa da sưng da, suyển, dị ứng, sưng thận, loét bao tửnếu nuốt vào và tác hại trung khu thần kinh tạo ra chóang váng (dizziness), ngây ngây muốn mữa (nausea).
DẦU GỘI TÓC VÀ CHẤT DƯỠNG TÓC (SHAMPOOS AND CONDITIONERS) gồm các chấ Alcohol, Color and Fragrances (màu và mùi), Triethanolamine, Diethanolamine, Petroleun distillates, Detergents, Formadehyde, Quaternary ammonium compounds, Sodium lauryl sulfate. Các hóa chất này gây ngứa mắt, ngứa mũi, dị ứng da, ngứa cổ họng, ngứa phổi, và tác hại trung khi thần kinh tạo ra chóang váng (dizziness), ngây ngây muốn mữa (nausea)
68
www.levan900.net
HÓA CHẤT LÀM MÓNG BỘT (SCULPTURED, ACRYLIC NAILS) gồm các chất Glycol ethers, Formadehyde, Ethyl acetate, Butyl acetate, Demethyl p- toluidine, Acetone, Xylen, Trichlorethane, Toluene, Methylene chloride, Methyl etyl ketone (MEK), Methacrylates.
Các hóa chất này gây ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa họng, ngứa phổi, phỏng da, phỏng mắt, ngứa da, sưng da, suyển, dị ứng, sưng thận và loét bao tử nếu nuốt vào, suyển (asthma), tác hại trung khu thần kinh tạo ra chóang váng (dizziness), ngây ngây muốn mữa (nausea), ảnh hưởng hệ thống sinh sản (reproductive problem) kết quả thử trên động vật, gây ung thư nếu dùng lâu năm.
Rất nhiều hóa chất kể trên chứa FORMADEHYDE do đó dễ dẫn đến ung thư nếu tiếp xúc quá độ. Hóa chất ảnh hưởng sức khỏe tức thì (Acute effects) nhẹ như ngứa mắt, mũi, da hoặc nặng như hư mắt. Hóa chất ảnh hưởng lâu dài (Chronic effects) qua thời gian dài và nhiều lần sẽ dẫn đến ảnh hưởng bệnh nghiêm trọng khó chữa khỏi được.
5 CÁCH ĐỂ GIẢM BỚT ĐỘC HẠI CỦA HÓA CHẤT (FIVE WAYS TO REDUCE CHEMICAL HAZARDS) 1. Gắn hệ thống thông khí, lọc khí tốt (ventilation): hệ thống đẩy hơi và bụi ra hẳn ngoài salon, kéo lượng hơi độc xa tầm mũi và miệng, hệ thống lọc khí bằng than loại độc tố, bụi tạo không khí sạch cho salon, thường xuyên thay miếng lọc than, mở rộng cửa lớn và cửa sổ để thông khí tự
nhiên.
2. An toàn nơi làm việc (work in a safe way): đừng chứa các hoáchất gần thức ăn, gần nhiệt, hóa chất đậy chặc khi không dùng, vứt bỏ hóa chất dư thừa đúng cách, pha trộn hóa chất nơi riêng biệt và thông khí tốt, lau sạch hóa chất rơi nhiểu xuống nền, thường xuyên đổ bỏ các túi rác nhỏ đựng bông gòn thấm alcohol, acetone đã dùng cột chặt và
1
Brush with Liquid soap & warm water
Dùng bàn chải chà rửa dụng cụ
bỏ vào thùng rác lớn có nắp đậy, đừng ăn uống và hút thuốc gần hóa chất, kiểm soát hóa chất thường xuyên, thợ được hướng dẫn sự nguy hại độc tố và cách tự bảo vệ, có bình chữa lửa khẩn cấp, dung dịch rửa mắt và hộp cấp cứu. 3. Tránh bớt sản phẩm
) hai (avoid hazardous chemicals): cố gắng thay thế một số chất như
dùng bình có nút bơm hoá chất thay vì bằng gas xịt, dùng chất gel dính tóc thay vì keo xịt, dùng nhiệt duỗi thẳng tóc thay vì dùng hóa chất duỗi tóc.
4. Nơi dùng hóa chất cần cách riêng (isolate the work process): có phòng riêng pha hóa chất và phòng riêng làm móng tay bằng bột acrylic trang bị hệ thống thông khí tốt.
5. Cần trang thiết bị bảo vệ cho chính bạn (use personal protective equipment): mang tấm che bụi vào miệng, mũi khi làm móng, kính lồi che mắt (goggles) để phòng hóa chất và bụi văng vào mắt, chọn đúng loại bao tay cho loại hóa chất xử dụng xong rồi vứt bỏ ngay và rửa tay sau
khi tháo bỏ bao tay.
Nói chung càng sử dụng hóa chất là càng có cơ hội tác hại cho sức khỏe, vì thế cách tốt nhất để ngăn ngừa, thương tổn do hóa chất là ngưng tiếp xúc chất độc hại hoặc phải thực hành các cách trên để giảm bớt tác hại của hóa chất thuộc lãnh vực nghề nghiệp cho sức khỏe.
69
www.levangoo.net