29. Hormone và kháng hormone. Thuốc tránh thai Flashcards
Tuyến giáp sản xuất mấy loại hormone
2 loại hormon
Thyroxin và triiodothyronyn (T4 và T3 có thể chuyển hóa thành nhau nên coi là 1)
Calcitonin (thyrocalcitonin)
áp dụng điều trị của T3 và T4
suy tuyến giáp, bướu cổ địa phương
cơ chế tiết hormone tuyến giáp
Vùng dưới đồi tiết hormon Thyrotropin RF -> kích thích tuyến yên giải phóng hormon TSH -> kích thích tuyến giáp giải phóng T4 và T3
chống chỉ định của T3 và T4
Nhiễm độc giáp chưa được điều trị
NMCT cấp
Suy thượng thận chưa được điều trị
tác dụng sinh lý của T3 và T4
Điều hoà phát triển cơ thể: chuyển hoá protein, phát triển hệ tk, hoạt động enzym chuyển hoá glucid, lipid, protid
Tăng chuyển hoá của cơ thể
Tạo nhiệt và điều hoà thân nhiệt
vì sao chức phận tuyến giáp kém nhưng tuyến giáp to
vì tuyến yên vẫn bài tiết thêm các chất kích thích tuyến giáp
hậu quả của suy giáp
phù niêm dịch, chuyển hoá cơ sở giảm, hạ thân nhiệt, rụng tóc, mạch chậm, ruột giảm nhu động, kém ăn, sức khoẻ và trí khôn giảm, chậm lớn, tuyến giáp to (nhiều dạng keo, ít hormon)
biểu hiện bệnh basedow
bướu cổ, mắt lồi, tay run, mạch nhanh -> suy tim, tăng phản xạ gân, tăng nhu động ruột -> tiêu chảy, cholesterol máu giảm, thyroxin máu tăng
Thuốc Levothyroxin (T4) là gì, tg bán thải?
Lựa chọn hàng đầu trong dtri suy giáp, T/2 = 7 ngày
Thuốc Liothyronin (T3) điều trị gì
hôn mê do suy giáp
Nêu các loại thuốc kháng giáp
thioamid, muối iod, iod phóng xạ, thuốc chẹn beta
thuốc thyocianat (SCN-), perclorat (ClO4-), nitrat ức chế gì
quá trình vận chuyển iod (I-) -> màng tb tuyến giáp
thuốc thyocianat (SCN-), perclorat (ClO4-), nitrat có lưu ý gì
độc vì thường gây mất BC hạt, 0 dùng trong LS
Cơ chế hình thành T4, T3
I- đc oxy hoá bởi enzym peroxidase -> I2 -> gắn vào tyrosine trong thyroglobulin tại lòng nang -> monoiodotyrosine (MIT) và diiodotyrosine (DIT). MIT + DIT -> T3, DIT + DIT -> T4
Tỉ lệ T4/T3 trong thyroglobulin là bao nhiêu
5/1
thioamid ức chế gì
peroxidase - enzym oxi hoá iod, gắn iod vào thyroglobulin
Hình thành MIT-DIT-T4-T3
Iod có thể ức chế quá trình nào
Hình thành MIT-DIT-T4-T3
Thyroglobulin gắn T3, T4 phân huỷ protein -> nhập bào và giải phóng vào máu
T4 và T3 liên quan gì đến nhau
T4 chuyển hoá ngoại biên -> T3 có tác dụng gấp 3,4 lần T4
propranolol, corticoid, đói lâu ngày có thể ức chế quá trình nào
T4 chuyển hoá ngoại biên -> T3 gây giảm T3 tăng T3 ngược (r T3) ko có hoạt tính
Trong huyết tương, T3, T4 gắn vào đâu
TBG
Hormon TSH có chức năng gì
điều hoà sự thuỷ phân thyreoglobulin, sự nhập iod vào tuyến giáp
Thioamid gồm các loại thuốc nào
PTU, methylthiouracil, methimazol, carbimazol
Ngoài cơ chế ức chế chung của thioamid, PTU còn ức chế gì, là thuốc j
T4->T3, lựa chọn hàng đầu trong đtri cơn bão giáp
TDKMM của thioamid
Dùng kéo dài: tăng sinh tuyến giáp (giảm thyroxin -> tuyến yên tăng tiết TSH -> kích thích tuyến giáp nhập iod -> tăng sinh)
Dị ứng
Giảm BC hạt
RLTH
Thioamid chỉ định điều trị cường giáp nnao
Nhẹ hoặc không phẫu thuật và dùng iod phóng xạ đc
Chuẩn bị phẫu thuật
Cơn bão giáp
Nhu cầu iod hàng ngày
150 mcg
Chỉ định của iod
Liều thấp: bướu cổ đơn thuần
Liều cao: phối hợp thioamid ở BN cường giáp trc mổ
Chỉ định của Iod phóng xạ (131I), T/2
cường giáp, K giáp, thăm dò chức năng tuyến giáp
T/2 = 8 ngày
Dùng 1 lần, td kéo dài 1-2 tháng
Hormon ảnh hưởng tới calci máu
Calcitonin, Hormon tuyến cận giáp (PTH)
Calcitonin ảnh hưởng j tới calci máu
Hạ calci máu
Hormon tuyến cận giáp (PTH) ảnh hưởng j tới calci máu
kích thích giải phóng calci từ xương vào máu -> tăng calci máu (ngược lại với calcitonin)
Cơ chế tiết glucocorticoid
Vùng dưới đồi tiết hormon Corticotropin RF -> kích thích tuyến yên giải phóng hormon ACTH -> kiểm soát hormon glucocorticoid và androgen (hormon sduc) của tuyến thượng thận
Vỏ thượng thận mấy vùng sản xuất hormon, nêu rõ
Vùng cuộn phía ngoài sản xuất hormon điều hoà thăng bằng điện giải (mineralocorticoid)
Vùng bó và vùng lưới phía trong sx hormon điều hoà glucose (glucocorticoid) và androgen
Tuỷ thượng thận sx j
catecholamin
Ứng dụng điều trị của glucocorticoid
Chống viêm
Chống dị ứng
Ức chế miễn dịch
Tác dụng chống viêm của glucocorticoid
Ức chế mạnh di chuyển bạch cầu
Giảm hoạt động thực bào của đại thực bào, bạch cầu đa nhân, giảm sản xuất các cytokin.
Ức chế giải phóng các lysozym, gốc tự do
Giảm hóa ứng động
Giảm sản xuất, giảm hoạt tính của các chất trung gian hóa học của viêm
Glucocorticoid có phụ thuộc tác nhân gây viêm ko
Khồng
Tác dụng chống dị ứng mạnh của glucocorticoid
Ức chế enzym phospholipase C tách phosphatidyl - inositol diphosphat ở màng TB thành diacyl glycerol và inositoltriphosphat -> ức chế giải phóng histamin, bradykinin gây dị ứng
Tác dụng ức chế miễn dịch của glucocorticoid
Tác dụng chủ yếu trên miễn dịch tế bào.
Ức chế tăng sinh tb lympho T
Giảm hoạt tính gây độc tb của T8 và NK.
Suy giảm chức năng của đại thực
bào: Diệt khuẩn, Gây độc tb, Nhận dạng kháng nguyên
Chỉ định bắt buộc của glucocorticoid
suy thượng thận cấp và mạn
Chỉ định điều trị của glucocorticoid
Chống viêm: Viên khớp, VKDT, Thấp khớp cấp, Hen phế quản
Chống dị ứng
Ức chế miễn dịch: HC thận hư, Lupus, ghép tạng
Bệnh ngoài da: Viêm da dị ứng, Eczema, Vẩy nến, Lupus ban đỏ
Đường dùng của glucocorticoid
toàn thân, tại chỗ
Glucocorticoid ảnh hưởng gì đến chuyển hoá glucid
tăng tạo, giảm sd glucose ở mô -> tăng glucose máu -> ĐTĐ
Glucocorticoid ảnh hưởng gì đến chuyển hoá protid
giảm nhập aa vào tb, tăng aa máu, tăng dị hoá aa -> teo cơ, MLK kém bền vững -> rạn da, mô lympho teo, thưa xương
Glucocorticoid ảnh hưởng gì đến chuyển hoá lipid
huỷ lipid trong tb mỡ, tăng acid béo tự do, phân bố lại mỡ trong cơ thể -> RL lipid máu, HC Cushing
Glucocorticoid ảnh hưởng gì đến chuyển hoá nước và điện giải
tăng tái hấp thu nước và Na+ ở ống thận -> phù, THA, tăng thải K+ -> giảm K+ máu, tăng thải Ca2+ qua thận, giảm hấp thu ở ruột -> cường cận giáp -> thưa xương, loãng xương, chậm pt
Glucocorticoid ảnh hưởng gì đến TKTW
gđ đầu kích thích, lạc quan, gđ sau: bứt rứt, lo âu, trầm cảm, khó ngủ, thèm ăn
Glucocorticoid ảnh hưởng gì đến huyết học
tăng đông máu, tăng slg HC, BC, TC, giảm slg tb lympho
Glucocorticoid ảnh hưởng gì đến tiêu hoá
tăng tiết acid dịch vị, pepsin, giảm sx nhầy (PG) -> viêm loét dạ dày - tá tràng
Glucocorticoid ảnh hưởng gì đến mô hạt
ức chế nguyên bào sợi, ức chế mô hạt -> chậm liền sẹo vết thương
Glucocorticoid ảnh hưởng gì đến mắt
đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp
Phòng tránh TDKMM của glucocorticoid về chế độ ăn
ít đường, ít muối, ít lipid, nhiều protein, calci, kali, dùng thêm vtm D
Phòng tránh TDKMM của glucocorticoid về liều dùng
Uống liều duy nhất vào 8h sáng, liều cao thì ⅔ vào buổi sáng, ⅓ vào buổi chiều
Tránh lạm dụng liều cao, kéo dài
Phòng tránh TDKMM của glucocorticoid cần theo dõi gì
Theo dõi HA, cân nặng thường xuyên
Ktra định kì cthuc máu, sinh hoá máu, nhất là glucose máu, điện giải đồ, xét nghiệm nước tiểu, dạ dày, mật độ xương, mắt
Phòng tránh TDKMM của glucocorticoid về dạ dày - tá tràng
Uống trong hoặc ngay sau ăn, dùng cùng thuốc bve niêm mạc dạ dày khi cần
Phòng tránh TDKMM của glucocorticoid cho ng bệnh ĐTĐ
Tăng liều insulin
Phòng tránh TDKMM của glucocorticoid cho ng bệnh NK, nhiễm nấm
Phối hợp kháng sinh, kháng nấm
Phòng tránh TDKMM của glucocorticoid khi tiêm vào ổ khớp
Tuyệt đối voi khuẩn
Phòng tránh TDKMM của glucocorticoid khi nhỏ mắt
Thận trọng :))
Phòng tránh TDKMM của glucocorticoid sau khi xịt mũi miệng… j đấy
Súc sạch miệng sau khi xịt
Phòng tránh TDKMM của glucocorticoid khi dùng kéo dài vs liều cao
ko ngừng đột ngột vì gây suy thượng thận cấp
Chống chỉ định của glucocorticoid
Quá mẫn
NK, nhiễm nấm chưa có điều trị đặc hiệu
Dùng cùng vaccin sống
Thận trọng cho ng bệnh ĐTĐ, THA, loãng xương, loét dạ dày - tá tràng
Hormon sinh dục có cấu trúc nnao, bài tiết bởi gì
Cấu trúc steroid, bài tiết bởi tuyến sinh dục
Các loại hormon sinh dục
androgen, estrogen, progestogen
Androgen quan trọng nhất là gì, nguồn gốc?
testosterol (nguồn gốc từ tinh hoàn, thượng thận, buồng trứng)
Androgen có tác dụng:
Ptr và trg thành CQSD nam
Ptr đặc tính sduc thứ phát ở nam
Kháng estrogen
Khác: Tăng tổng hợp protein, ptr xương, kích thích tạo HC
Ở phụ nữ, các estrogen được sx là
estradiol (E2) -> sp nội tiết chính của buồng trứng, estron (E1) và Estriol (E3)
Estrogen có nguồn gốc từ đâu
buồng trứng, nhau thai, thượng thận, tinh hoàn
Chỉ định dùng androgen
Chậm ptr CQSD nam
Suy tinh hoàn
Mãn dục nam
Kháng estrogen (K vú, K nội mạc tử cung, rong kinh)
Androgen ảnh hưởng j đến nữ
Rậm lông, trứng cá, nam hoá
Androgen đồng hoá là gì
Dẫn chất của testosterol và methyl 17 testosterol, có tác dụng đồng hoá mạnh
Tác dụng của androgen đồng hoá
Tăng tổng hợp protein, phát triển cơ.
Rất ít tác dụng hormon.
LS: thiếu máu, gầy yếu, thưa xương, kém ăn, vận động viên (lạm dụng)
Hiệu quả LS kém.
TDKMM của androgen đồng hoá
Vàng da do tắc mật, u gan, tăng nguy cơ bệnh mạch vành
TDKMM ở androgen trên CQSD
RL chức năng sduc, vô sinh
TDKMM ở androgen trên chuyển hoá
Giữ muối nước, phù
TDKMM ở androgen về tăng nguy cơ khối u/K
Tuyến tiền liệt, vú ở nam
TDKMM ở androgen trên gan
Viêm gan, K biểu mô gan
TDKMM khác của androgen
Tăng hematocrit
Chứng ngừng thở khi ngủ
Chống chỉ định của androgen
PN có thai, cho con bú
Trẻ em <15 tuổi
Khối u phụ thuộc androgen (K tuyến tiền liệt)
Tác dụng của estrogen
Ptr và trg thành CQSD nữ (ptr nội mạc tử cung)
Ptr đặc tính sduc thứ phát ở nữ
Kháng androgen
Khác: duy trì ctruc da, thành mạch; giảm tiêu xương; chuyển hoá lipid; tăng đông máu; làm dễ thoát dịch từ lòng mạch -> gian bào -> phù
Chỉ định dùng estrogen
Chậm ptr CQSD nữ, dậy thì muộn
Suy buồng trứng
Liệu pháp hormon thay thế (HRT): mãn kinh, cắt buồng trứng
Kháng androgen: trứng cá, rậm lông ở nữ, K tuyến tiền liệt
TP thuốc tránh thai phối hợp
Estrogen liều cao ảnh hưởng đến nam giới
Teo tinh hoàn, ngừng tạo tinh trùng, teo CQSD ngoài
TDKMM của estrogen trên CQSD
Chảy máu tử cung, căng ngực, RL kinh nguyệt, RL chức năng tình dục
TDKMM của estrogen trên chuyển hoá
Giữ muối nước, phù
TDKMM của estrogen trên tăng nguy cơ khối u/ K
Vú ở nữ, nội mạc tử cung
TDKMM của estrogen trên tim mạch
Tăng nguy cơ huyết khối tắc mạch
TDKMM của estrogen trên gan
Viêm gan, K biểu mô gan
TDKMM khác của estrogen
Buồn nôn, nôn, sạm da
PNCT: dị tật thai (K biểu mô âm đạo)
Chống chỉ định của estrogen
PNCT, cho con bú
Trẻ em < 15 tuổi
Khối u phụ thuộc estrogen (K vú, tử cung)
Có TS gia đình về ung thư phụ khoa
Chảy máu tử cung ko rõ ngnhan
Viêm tắc TM thể hoạt động, TS huyết khối tắc mạch
Progestogen quan trọng nhất là gì, nguồn gốc?
Progestogen quan trọng nhất là progesteron có nguồn gốc từ hoàng thể, nhau thai, tinh hoàn, thượng thận
Nồng đọ của estrogen và progestogen thay đổi ntn
Theo chu kỳ kinh nguyệt
Tác dụng của progestogen
Tăng sinh tuyến vú
Giảm tăng sinh nội mạc tử cung của estrogen, phát triển nội mạc xuất tiết -> tạo đk cho trứng làm tổ
PNCT: ức chế tạo vòng kinh, ức chế co bóp tử cung
Thân nhiệt, chuyển hoá
Chỉ định của progestogen
HRT (liệu pháp hormon thay thế): mãn kinh, cắt buồng trứng
Bệnh màng trong, K nội mạc tử cung
TP thuốc tránh thai phối hợp
Thuốc tránh thai đơn thuần
Sảy thai liên tiếp do suy hoàng thế (<14 tuần)
TDKMM của progestogen trên CQSD
Giống vs estrogen: chảy máu tử cung, căng ngực, RL kinh nguyệt, RL chức năng tình dục
TDKMM của progestogen trên chuyển hoá
Giữ muối nước, phù
TDKMM của progestogen trên tim mạch
Tăng nguy cơ huyết khối tắc mạch
TDKMM khác của progestogen
Mụn trứng cá
Chống chỉ định của progestogen
K vú, tử cung
Chảy máu tử cung ko rõ ngnhan
Viêm tắc TM thể hoạt động, TS huyết khối tắc mạch
Thuốc kháng androgen có mấy loại
2 loại: ức chế 5 alpha reductase (finasteride) và đối kháng tại receptor (flutamid, cyproteron)
5 alpha reductase có tác dụng gì
Chuyển testosterol thành dạng hoạt tính là dihydrotestosterol
Chỉ định của finasteride
U phì đại lành tính tuyền tiền liệt, hói đầu
Cơ chế đối kháng receptor của flutamid và cyproteron
Tranh chấp với dihydrotestosterol để gắn vào receptor của mô dịch
Cyproteron là gì
Dẫn xuất progesteron
Ức chế tổng hợp gonadotropin
Chỉ định của cyproteron
K tuyến tiền liệt, dậy thì sớm ở nam, rậm lông, trứng cá ở nữ, tăng bệnh lý hđ tình dục nam
Flutamid là gì
Thuốc kháng androgen không steroid -> tránh đc hoạt tính của hormon khác
Chỉ định của flutamid
K tuyến tiền liệt
Cơ chế tác dụng của clomiphen
Tránh chấp với estrogen vào receptor tuyến yên trước -> tăng bài tiết LHRH của vùng dưới đồi, FSH, LH của tuyến yên -> tăng gphong estrogen ở buồng trứng -> gây phóng noãn
Chỉ định của clomiphen
Vô sinh do không phóng noãn
Lưu ý khi sử dụng clomiphen
Dùng kéo dài -> RL trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng
-> Ko dùng quá 3 chu kì liên tiếp
Pp điều trị nội tiết ung thư vú
Cắt buồng trứng (ngoại khoa, xạ trị)
Đối kháng estrogen
Các chất điều biến chọn lọc receptor của estrogen (tamoxifen…)
Ức chế aromatase
Chỉ định của tamoxifen
K vú có receptor estrogen hoạt động phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh
Thuốc đối kháng estrogen
Đối kháng hoàn toàn estrogen receptor
Giảm tác dụng trên nội mạc tử cung
Chỉ định: K vú kháng các đtri nội tiết khác
Thuốc ức chế aromatase
Chỉ định cho phụ nữ mãn kinh
Thế hệ 1 nhiều độc tính
Thế hệ 2 ít nghiên cứu
Thế hệ 3 ứng dụng rộng rãi: anastrozol, letrozol, exemestan
Thuốc mifepriston là thuốc j
Kháng progestogen
Tác dụng của thuốc mifepriston
Ngăn cản trứng làm tổ
Bong màng rụng, bong túi mầm, giảm hCG
Tăng nhạy cảm tử cung với prostaglandin
Chỉ định của thuốc mifepriston
Thành phần viên tránh thai khẩn cấp
Đình chỉ thai nghén bằng nội khoa: thai <= 49 ngày, kết hợp prostaglandin (sau 36-48h)
Phân loại thuốc tránh thai
Phối hợp
Có progesteron đơn thuần
Sau giao hợp (Khẩn cấp)
TP thuốc tránh thai phối hợp
Estrogen: ethinyl estradiol, liều chuẩn 50 mcg, liều thấp < 50 mcg
Progestogen
Cơ chế tác dụng của thuốc tránh thai phối hợp trên trung ương
Cơ chế điều hoà ngược:
Estrogen ức chế tiết FSH -> ức chế nang trứng phát triển
Progesterol ức chế tiết LH -> ức chế phóng noãn
Cơ chế tác dụng của thuốc tránh thai phối hợp trên ngoại biên
Estrogen: ngừng phát triển nang trứng, quá sản niêm mạc tử cung, tăng tiết tuyến, dày thành, tróc vảy âm đạo -> dễ nhiễm nấm, trùng roi
Progesteron: buồng trứng ngừng phát triển, teo nội mạc tử cung, mềm tử cung, giảm bài tiết dịch nhầy cổ tử cung
Tác dụng của thuốc tránh thai phối hợp trên buồng trứng
Ức chế, nang trứng không phát triển, kéo dài -> teo buồng trứng
Tác dụng của thuốc tránh thai phối hợp trên tử cung
Quá sản, polyp
Tác dụng của thuốc tránh thai phối hợp trên vú
Kích thích, nở vú
TDKMM của thuốc tránh thai phối hợp trên máu
Huyết khối tắc mạch
Tác dụng của thuốc tránh thai phối hợp trên chuyển hoá lipid, glucid
Tăng TG, tăng cholesterol, tăng HDL, giảm LDL
TDKMM của thuốc tránh thai phối hợp trên da
RL sắc tố, tăng bã nhờn, trứng cá