2. Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật Flashcards
hệ thần kinh thực vật là ( tên gọi khác)
hệ thần kinh không tự chủ
hệ thần kinh tự động
hệ thần kinh tạng
hệ thần kinh thực vật điều khiển những gì
điều khiển hoạt động ngoài ý muốn
điều hòa hoạt động cơ quan
điều hòa nội môi
( điều hòa những hoạt động mang tính chất tự động, bản thân không tự điều khiển được)
hệ thần kinh thực vật được chia ra thành
hệ giao cảm và hệ phó giao cảm
tại sao đường truyền đến hạch giao cảm lại ngắn
vì hạch giao cảm nằm gần phần trung ương ( cột sống cổ)
ở hệ phó giao cảm thì tất cả các cơ quan điều giảm hoạt động trừ hệ
tiêu hóa
hệ thần kinh nào có một đường đi thẳng tới tuyến tủy thượng thận không qua hạch
hệ giao cảm
trạng thái cường giao cảm là trạng thái
cơ thể được tưới máu nhiều hơn, hoạt động nhiều và năng suất hơn, cơ quan nhạy bén hơn
bệnh nhân bị bệnh ở tuyến nào sẽ gây cường giao cảm
tuyến tủy thượng thận
tuyến nào được coi là một hạch khổng lồ của hệ thần kinh giao cảm
tuyến tủy thượng thận
phần trung ương của hệ thần kinh giao cảm nằm ở
tủy sống
hệ phó giao cảm hoạt động thì cơ thể như thế nào
nghỉ ngơi, thư giãn
phần trung ương của hệ thần kinh giao cảm nằm ở
cột sống cổ
đặc điểm của đường dẫn truyền hệ thần kinh giao cảm
đường truyền từ trung ương đến hạch ngắn
đường truyền từ hạch đến các cơ quan dài
đặc điểm tín hiệu của hệ thần kinh giao cảm
tín hiệu rất lan tỏa
tại sao tín hiệu của hệ thần kinh giao cảm rất lan tỏa
vì một sợi trước hạch nối với nhiều sợi hậu hạch
điều trị bệnh ở tuyến tủy thượng thận gây cường giao cảm, huyết áp tăng cao bằng cách
cắt tuyến tủy thượng thận
ở hệ thần kinh giao cảm có một đường đi thẳng tới tuyến nào ( không đi qua hạch)
tuyến tủy thượng thận
nếu lượng andrenalin ở tủy thượng thận mà tiết ra quá nhiều và đột ngột sẽ dẫn đến
cơ tim co bóp mạnh, mạch máu có thể vỡ, bệnh nhân có thể tử vong
phần trung ương của hệ thần kinh nào nằm ở não
hệ phó giao cảm
phần trung ương của hệ thần kinh nào nằm ở tủy sống
hệ giao cảm
bệnh nhân bị bệnh ở tuyến tủy thượng thận sẽ gây ra
cường giao cảm nên huyết áp tăng rất cao
hệ thần kinh nào có đường truyền trực tiếp tới cơ vân không đi qua hạch
hệ thần kinh phó giao cảm
phần trung ương của hệ thần kinh phó giao cảm nằm ở
não
tại sao tín hiệu của hệ thần kinh phó giao cảm lại khu trú hơn
vì một sợi trước hạch chỉ kết nối với một sợi sau hạch
nếu muốn tìm hạch phó giao cảm thì cần tìm như thế nào? tại sao
nếu muốn tìm hạch phó giao cảm thì cần tìm xung quanh các tạng nó chi phối vì đường truyền của hệ phó giao cảm từ hạch đến cơ quan rất ngắn
đặc điểm tín hiệu của hệ thần kinh phó giao cảm
tín hiệu khu trú hơn
hệ thần kinh phó giao cảm có đường truyền trực tiếp không đi qua hạch tới đâu
tới cơ vân
tại sao hệ thần kinh phó giao cảm lại có đường truyền trực tiếp tới cơ vân
để duy trì trương lực cơ
các kích thích muốn đi vào hạch để truyền tới thần kinh trung ương thì cần
sự tiếp xúc giữa 2 nơ ron qua các chất dẫn truyền thần kinh
chất dẫn truyền thần kinh có ở những vị trí nào
- trong hạch
- nơi tiếp xúc giữa sợi sau hạch và cơ quan đích
chất trung gian dẫn truyền trước hạch và sau hạch của hệ phó giao cảm
đều là acetylcholin
chất trung gian dẫn truyền trước hạch và sau hạch của hệ giao cảm
- trước hạch: acetylcholin
- sau hạch: catecholamin
acetylcholin được tạo ra như thế nào
acetylcholin được tạo ra từ cholin và acetyl CoA sau đó được bọc bởi màng để có thể tồn tại lâu hơn và giải phóng lúc cần thiết bằng cơ chế hòa màng
acetylcholin được giải phóng sẽ tác động lên đâu
tác động lên các cholinnergic receptor: muscarinic & nicotinic
cholinnergic receptor gồm
muscarinic và nicotinic
acetylcholin bị phân hủy bởi
enzym AchE ( acetylcholinesterase)
catecholamin bao gồm những gì
dopamin
adrenalin
noadrenalin
acetylcholin bị phân hủy bởi AchE tạo thành
acetat và cholin
acetylcholin sau khi phân hủy tạo ra acetat và cholin sẽ
quay lại màng synap để tái sử dụng
receptor muscarinic có ở đâu
các tạng, tim, mạch máu, cơ trơn, tuyến tiết
catecholamin được tổng hợp từ chất nào
từ tyrosin
catecholamin được tổng hợp tại đâu
tại tủy thượng thận, hậu hạch giao cảm sau đó cũng được bọc trong màu
khi có tín hiệu cần sử dụng catecholamin sẽ xảy ra phản ứng gì
màng sẽ thay đổi tính thần đối với ion Ca2+ gây nên sự hòa màng gắn lên các adrenergic receptor hoặc ngấm thẳng vào máu
cơ chế điều hòa ngược khi giải phóng ( nhiều) catecholamin
một phần andrenalin sẽ quay lại tác động vào receptor alpha 2 để giảm hòa màng giải phóng catecholamin
enzym MAO có ở đâu
trong ty thể
sau khi tác dụng xong thì catecholamin sẽ bị phân hủy bởi enzym nào
enzym MAO ( trong ty thể) và COMT ( ngoài tb)
trung gian thần kinh tác dụng lên synap đằng sau ( để truyền tín hiệu tới cơ quan) là nhờ có
các receptor trên bề mặt nơ ron
enzym COMT có ở đâu
ngoài tb
receptor nicotinic có ở đâu
cơ vân, thần kinh trung ương, hạch thực vật
tách động vào receptor nicotinic gây
co cơ vân
tác động vào receptor muscarinic gây
co thắt cơ ( trừ cơ vòng bàng quang), tăng tiết
khi tác động vào hệ phó giao cảm sẽ ảnh hưởng thế nào lên các mạch máu
các mạch máu lớn tới các tạng quan trọng giãn ra
tác động vào receptor muscarinic không gây co thắt cơ nào
cơ vòng bàng quang
chức năng của receptor hệ phó giao cảm
- tăng huyết áp và cung lượng tim –> tăng cấp máu tới não, tim, cơ vân, giảm cấp máu tới da, nội tạng
- tăng chuyển hóa tb
- tăng phân hủy glycogen ở ơ
- tăng glucose máu
- tăng hoạt động tâm thần, lực co cơ, hô hấp, tiết mồ hôi
- giãn đồng tử
hệ giao cảm gồm những receptor nào
- alpha và beta receptor
- muscarinic receptor
- dopamine receptor
chức năng của receptor alpha 1 ở hệ giao cảm
co mạch ngoại vị, giãn cơ trơn đường ruột
chức năng của receptor alpha 2 ở hệ giao cảm
là receptor feedback gây ức chế giải phóng noadrenalin
chức năng của receptor beta 1 ở hệ giao cảm
tăng co bóp tim, tăng nhịp tim, tăng giải phóng renin
chức năng của receptor beta 2 ở hệ giao cảm
ức chế cơ trơn, giãn cơ trơn ( cơ trơn đường hô hấp)
chức năng của receptor beta 3 ở hệ giao cảm
li giải lipid ( tác dụng phụ rối loạn lipid)
tác dụng phụ rối loạn lipid khi tác động lên hệ giao cảm do tác động lên receptor nào
beta 3
các tác dụng của hệ phó giao cảm
- giãn mạch da
- tăng giải phóng NO
- giảm nhịp tim
- giảm tiết dịch ruột, dạ dày, phổi, nhu động ruột, mồ hôi, lực co bóp cơ vân
- co cơ trơn khí quản, cơ trơn bàng quang, co đồng tử
tác động lên hệ phó giao cảm làm giải phóng NO sẽ dẫn tới
giảm tập kết tiểu cầu, giảm viêm, giãn mạch
hệ cholinergic gồm những gì
- hạch phó giao cảm và giao cảm
- hậu hạch phó giao cảm
- bản vận động cơ vân
thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật theo phân loại dược lý học gồm mấy hệ? đó là
2 hệ:
- hệ cholinergic
- hệ adrenergic
chất dẫn truyền thần kinh của hạch giao cảm và phó giao cảm là
acetylcholin
receptor của hệ cholinergic gồm
hệ Muscarinic và NIcotinic
hệ adrenergic gồm
hậu hạch giao cảm
đặc điểm của hệ adrenergic
đáp ứng với noadrenalin
hệ adrenergic gồm receptor nào
alpha và beta
thuốc tác dụng lên hệ thần kinh thực vật gồm mấy loại? đó là
4 loại:
- kích thích giao cảm
- ức chế giao cảm
- kích thích phó giao cảm
- ức chế phó giao cảm
thuốc kích thích giao cảm gồm các thuốc
cường adrenergic ( bao gồm các catrcholamin)
thuốc ức chế giao cảm gồm các thuốc
chẹn hoặc đối kháng giao cảm
thuốc kích thích phó giao cảm gồm các thuốc
cường cholinergic hoặc bắt chước phó giao cảm
thuốc ức chế phó giao cảm gồm các thuốc
chẹn phó giao cảm, kháng cholinergic, ức chế muscarinic
các catecholamin làm cường receptor nào
cả alpha và beta giao cảm
tác dụng trực tiếp của catecholamin lên hệ giao cảm
có tác dụng trực tiếp lên receptor alpha hoặc beta sau synap làm thay đổi tính thấm của màng với các thuốc ion hoặc enzym ngoại bào
tác dụng gián tiếp của catecholamin lên hệ giao cảm
thay đổi lượng noadrenalin được giải phóng vào synap từ nơi dự trữ
thuốc cường cả alpha và beta giao cảm gồm
adrenalin, noadrenalin, dopamin
cơ chế của adrenalin
hoạt hóa tất cả các receptor của hệ giao cảm
tác dụng của adrenalin
- tăng huyết áp tâm thu
- giãn mạch, tăng cấp máu cho cơ vân, tim, não
- co mạch ngoại vi
- tăng nhịp tim
- tăng glucose và acid béo tự do
- ức chế tiết insulin
- giãn khí quản, cơ trơn, cơ bài niệu
- co cơ vòng
tại sao adrenalin ít làm tăng huyết áp trung bình
vì chủ yếu tác động lên beta 1
adrenalin làm tăng glucose và acid béo tự do do tác động lên receptor nào
beta 2
adrenalin ức chế tiết insulin do tác động lên receptor nào
alpha 2
dược động học của adrenalin
- hấp thu tốt qua đường tiêm và tại chỗ
- không dùng đường uống
- đào thải qua thận
- t/2 ngắn, chỉ vài phút
chống chỉ định của adrenalin
- dị ứng
- shock do giảm khối lượng tuần hoàn
- tăng huyết áp
- thiếu máu mạch vành
- glaucoma góc đóng
tại sao adrenalin lại được dùng phối hợp với thuốc gây tê tại chỗ
vì tác dụng lên receptor alpha 1 làm mạch co lại –> thuốc tê không ngấm được vào máu
chỉ định của adrenalin
- shock phản vệ ngừng tim
- phối hợp với thuốc gây tê tại chỗ
- cầm máu ngoài da
- hen cấp tính
- glaucoma góc mở
noadrenalin tác dụng mạnh trên receptor nào
alpha
noadrenalin gây
co mạch, tăng huyết áp ( co mạch rất mạnh có thể gây hoại tử)
biểu hiện quá liều dopamin
buồn nôn, nôn, loạn nhịp tim, tăng huyết áp
tác dụng của dopamin liều thấp 1 - 2microgam/kg/ phút
giãn mạch thận và mạch vành
đường dùng của noadrenalin
tĩnh mạch
không tiêm dưới da, tiêm bắp ( vì gây hoại tử)
tác dụng co mạch, tăng huyết áp của noadrenalin do tác động lên receptor nào
receptor alpha
dược động học của noadrenalin
( tương tự adrenalin)
- hấp thu tốt qua đường tiêm và tại chỗ
- không dùng đường uống
- đào thải qua thận
- t/2 ngắn, chỉ vài phút
liều trung gian dopamin là
> 2 - 10 microgam/kg/phút
chỉ định của noadrenalin
nâng huyết áp trong sốc nhiễm khuẩn, sốc phản vệ
tác dụng của dopamin liều trung gian < 2-10 microgam/kg/phút
tăng hoạt động của tim
tác dụng của dopamin liều cao > 10microgam/kg/phút
co mạch tăng huyết áp
tác dụng của dopamin liều thấp, trung gian, cao
- thấp: giãn mạch thận và mạch vành
- trung gian: tăng hoạt động của tim
- cao: co mạch tăng huyết áp
liều thấp dopamin là
1 - 2 microgam/kg/phút
liều cao dopamin là
> 10 microgam/kg/phút
tác dụng tăng nhịp tim của nhóm thuốc cường beta giao cảm do tác động lên receptor nào
beta 1
chỉ định của dopamin
shock ( đối với shock giảm thể tích cần bù đủ dịch nữa)
nhóm thuốc cường beta giao cảm gồm các thuốc
dobutamin, isoproterenol, salbutamol
tác dụng chung của nhóm thuốc cường beta giao cảm
- giãn cơ khí quản
- giãn mạch
- tăng lực co bóp
- tăng nhịp tim
- giảm co tử cung ( ứng dụng trong dọa sảy thai)
tác dụng giãn cơ trơn khí quản, giãn mạch của nhóm thuốc cường beta giao cảm do tác động lên receptor nào
beta 2
nhóm thuốc cường beta 1 dùng để làm gì? tại sao
chống sốc vì gây tăng nhịp tim
nhóm thuốc cường beta 2 dùng để làm gì? tại sao
giãn nhịp thở vì gây giãn cơ trơn khí quản, giãn mạch
đặc điểm của thuốc dobutamin
- công thức gần giống dopamin
- gây cường beta 1
tác dụng của thuốc dobutamin
gây tăng lực co bóp cơ tim
giãn mạch vành
tại sao dobutamin lại tốt cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim
vì thuốc gây tăng lực co cơ tim mà ít gây tăng nhịp tim và ít làm tăng nhu cầu oxy cơ tim, giãn mạch vành
chỉ định của dobutamin
suy tim cấp sau mổ tim
nhồi máu cơ tim
đường dùng của dobutamin
truyền TM
đặc điểm tác dụng của isoproterenol
tác dụng ưu tiên cả beta 1 và 2
isoproterenol gây ra
- tăng nhịp, tăng sức co bóp cơ tim
- giãn mạch hạ huyết áp
- giãn khí quản nhanh và mạnh gấp 10 lần adrenalin
chỉ định của isoproterenol
- nhịp chậm
- nghẽn nhĩ thất
- loạn nhịp do nhồi máu cơ tim
- cơn hen cấp
đặc điểm tác dụng của salbutamol
cường beta 2 chọn lọc –> giãn cơ khí quản –> dùng để cắt cơn hen
chỉ định của salbutamol
hen, COPD, viêm phế quản mạn tính
ADR của salbutamol
run cơ, loạn nhịp tim
chống chỉ định của salbutamol
- mẫn cảm
- dọa xảy thai 3 tháng đầu hoặc giữa thai kỳ
đường dùng của salbutamol
tĩnh mạch, hít
đặc điểm tác dụng của terbetalin
chọn lọc beta 2
không bị COMT phá hủy
đường dùng của terbutalin
uống, tiêm, khí dung
terbutalin dạng khí dung được dùng để
điều trị hen
ritodrin có tác dụng
cường beta làm giãn tử cung, chống đẻ non
nhóm thuốc cường alpha giao cảm gồm các thuốc
clonidin, naphazolin, metaraminol, phenylephrin
đặc điểm tác dụng của clonidin
cường alpha 2 trước synap trung ương
đặc điểm tác dụng của naphazolin
gây co mạch
ADR của clonidin
ngủ gà, khô miệng, mệt mỏi
chỉ định của clonidin
tăng huyết áp ( hiện ít dùng)
tác dụng của clonidin
- giảm nhịp tim
- giảm trương lực giao cảm
- giảm huyết áp
- an thần
- giảm đau
chỉ định của naphazolin
chống nghẹt mũi, giảm sưng, ngứa đỏ mắt
cơ chế của nhóm thuốc cường giao cảm gián tiếp
kích thích tận cùng thần kinh giao cảm gây tăng tiết catecholamin
chống chỉ định của naphazolin
glaucoma, tổn thương giác mạc, bệnh mắt nặng
đặc điểm tác dụng của các thuốc cường giao cảm gián tiếp
kích thích beta 1 gây tăng hoạt động nhịp tim, kích thích thần kinh trung ương, hô hấp, vận mạch, tăng thông khí
alpha methyldopa được dùng để điều trị
tăng huyết áp, an toàn trên phụ nữ có thai
nhóm thuốc cường giao cảm gián tiếp gồm các thuốc
ephedrin, pseudorphedrin, amphetamin
nhóm thuốc hủy giao cảm trong các thuốc ức chế giao cảm ức chế ở vị trí nào
trước synap
nhóm thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật nào hiện nay ít dùng? tại sao
nhóm thuốc hủy giao cảm hiện ít dùng do nhiều tác dụng phụ
thuốc ức chế giao cảm gồm mấy loại? đó là
2 loại:
- hủy giao cảm
- hủy adrenergic
nhóm thuốc hủy adrenergic trong các thuốc ức chế giao cảm ức chế ở vị trí nào
receptor alpha, beta hậu hạch giao cảm
nhóm thuốc hủy giao cảm gồm các thuốc
alpha methyldopa
reserpin
bretylium
đặc điểm tác dụng của alpha methyldopa
giảm tổng hợp catecholamin
đặc điểm tác dụng của reserpin
giảm dự trữ catecholamin
đặc điểm tác dụng của bretylium
ngăn giải phóng catecholamin
nhóm thuốc hủy adrenergic gồm mấy nhóm nhóm nhỏ? đó là
2 nhóm nhỏ:
- nhóm thuốc chẹn alpha giao cảm
- nhóm thuốc chẹn beta giao cảm
đặc điểm tác dụng của nhóm thuốc chẹn alpha giao cảm
gây đảo ngược tác dụng của adrenalin –> hạ huyết áp
nhóm thuốc chẹn alpha giao cảm gồm các thuốc
Prazosin, alpuzosin
chỉ định của nhóm thuốc chẹn alpha giao cảm
giảm triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt ( làm cho BN dễ đi tiểu hơn)
tác dụng của nhóm thuốc chẹn beta giao cảm
- giảm nhịp tim
- co cơ trơn khí quản
- giảm tiết renin
- giảm glycogen
- giáng hóa lipid
- glaucoma góc mở
- ức chế beta 1 chọn lọc ( tim)
chỉ định của nhóm thuốc chẹn beta giao cảm
cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp nặng, tăng huyết áp, cường giáp, glaucoma góc mở
chống chỉ định của nhóm thuốc chẹn beta giao cảm
suy tim nặng, nghẽn nhĩ thất, COPD
các thuốc thuộc nhóm chẹn beta giao cảm
propranolol, timolol, atenolol, bisoprolol, metoprolol
những thuốc chẹn beta giao cảm nào tác động lên cả alpha lẫn beta
propranolol, timolol
những thuốc chẹn beta giao cảm nào tác động lên beta 1
antenolol, bisoprolol, metoprolol
thuốc tác động lên phó giao cảm có mấy loại? đó là
2 loại:
thuốc tác động lên hệ cholinergic và nicotinic dựa trên 2 hướng là cường & ức chế
đặc điểm của thuốc cường cholineric
- hiện tại ít dùng
- là acetylcholin
- gây co đồng tử khi phẫu thuật mắt
đặc điểm tác dụng của atropin
chỉ có tác dụng cạnh tranh đẩy acetylcholin ra khỏi receptor M chứ gắn lên không có tác dụng gì
chỉ định của atropin
- mắt: 0,5 - 1% để giãn đồng tử
- giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đường mật ( sỏi mật)
- giãn cơ trơn khí quản ( hen)
- tiền mê để giảm tiết dịch khí quản, nước bọt
- ngộ độc phospho hữu cơ, nấm muscarin
- chậm nhịp tim
atropin là thuốc
hủy cholinergic, đối kháng cạnh tranh với acetylcholin tại receptor hệ M tại hậu hạch phó giao cảm
các thuốc ức chế hồi phục của nhóm thuốc kháng cholinesterase
physotigmin, prostigmin
tác dụng của atropin
- mắt: giãn đồng tử, giảm khả năng điều tiết, có thể gây tăng nhãn áp
- giảm tiết nước bọt, dịch dạ dày, dịch ruột, mồ hôi
- giãn cơ khí quản
- giảm nhu động ruột khi ruột tăng nhu động
- liều thấp giảm nhịp tim, liều cao tăng nhịp tim
- liều độc tác động lên não gây thao cuồng, ảo giác, hôn mê và tử vong do liệt hành não
liều rất cao của atropin sẽ gây ra đối kháng tại vị trí nào
trên hạch và bản vận động cơ vân
chống chỉ định của atropin
glaucoma góc đóng
nguy cơ tắc nghẽn do phì đại tuyến tiền liệt
phụ nữ cho con bú
nhược cơ
dị ứng
ipartropium được dùng để
dùng tại chỗ để điều trị hen
chỉ định của scopolamin
vì ức chế thần kinh trung ương nên được ứng dụng để điều trị parkinson, co giật, chống nôn, say tàu xe
ADR của atropin
rung thất, nhịp nhanh thất hoặc nhịp nhanh trên thất, nhìn mờ, giãn đồng tử, đau đầu, mất thăng bằng, buồn nôn, khô miệng, dị ứng
ipratropium là
thuốc đối kháng hệ muscarinic
đặc điểm của scopolamin
- có tác dụng giống atropin nhưng ngắn hơn
- ức chế thần kinh trung ương
nicotin gây ra tác dụng như thế nào trên huyết áp
gây tác dụng 3 pha trên huyết áp:
- giảm huyết áp tạm thời
- tăng huyết áp mạnh
- hạ huyết áp kéo dài
các tác dụng khác của nicotin ngoài tác dụng trên huyết áp
kích thích hô hấp
tăng nhu động ruột
giãn đồng tử
thuốc phong bế hệ Nicotinic gồm
- phong bế hạch thực vật ( ít dùng)
- phong bế bản vận động cơ vân ( giãn cơ vân)
đặc điểm của thuốc lobelin
yếu hơn nicotinic, không dùng trên lâm sàng
cura và các chế phẩm gồm mấy loại? đó là
gồm 2 loại:
- cura tranh chấp với acetylcholin bản vận động
- cura tác động như acetylcholin
tác dụng của cura và chế phẩm
- ức chế bản vận động cơ vân
- giãn cơ ( mi, mặt, cổ, các chi, bụng, liên sườn, hoành)
- ức chế trung tâm hô hấp
- giãn mạch hạ huyết áp
- co thắt khí quản
thuốc ức chế không hồi phục nhóm thuốc kháng cholinesterase được dùng làm
thuốc trừ sâu
chỉ định của cura và các chế phẩm
- mềm cơ trong phẫu thuật, chỉnh hình, đặt ống nội soi khí quản thực quản, gắp dị vật,
- chống co giật: uốn ván, ngộ độc strychnin
- dùng cura buộc đặt nội khí quản
thuốc kháng cholinesterase gồm mấy loại? đó là
2 loại:
- ức chế hồi phục ( dùng trên lâm sàng)
- ức chế không hồi phục ( thuốc trừ sâu, thuốc độc)
prodtigmin được dùng để điều trị
- nhược cơ do thiếu acetylcholin
- liệt ruột
- bí đái
- tăng nhãn áp
- chữa ngộ độc loại cura tranh chấp
physotigmin được dùng để điều trị
tăng nhãn áp, kích thích nhu động ruột
thuốc ức chế không hồi phục nhóm thuốc kháng cholinesterase tác dụng như thế nào lên hệ M
gây co đồng tử, sung huyết giác mạc, tăng tiết dịch, co khí quản, đau bụng, tim chậm, hạ huyết áp
thuốc ức chế không hồi phục nhóm thuốc kháng cholinesterase tác dụng như thế nào lên thần kinh trung ương
gây kích thích thần kinh trung ương
thuốc ức chế không hồi phục nhóm thuốc kháng cholinesterase tác dụng như thế nào lên hệ N
gây mệt mỏi, giật cơ, cứng cơ, liệt hô hấp
xử trí ngộ độc thuốc ức chế không hồi phục nhóm thuốc kháng cholinesterase
atropin sulfat liều rất cao ( 1 - 2mg) cách 5 - 10 phút/ lần cho đến khi giảm triệu chứng kích thích hệ M
nếu có một chất có cấu trúc giống acetylcholin đi vào cơ thể thì hệ bị kích thích đầu tiên là hệ thần kinh nào? tại sao
hệ bị kích thích đầu tiên là hệ phó giao cảm vì con đường từ hạch tới cơ quan rất ngắn nên biểu hiện sớm
dùng loại thuốc nào để điều trị triệu chứng ngộ độc thuốc ức chế không hồi phục nhóm thuốc kháng cholinesterase
pralidoxim ( 2 - PAM)
acetylcholin gắn quá nhiều vào cơ vân sẽ gây
liệt
thừa acetylcholin sẽ gây
cường giao cảm vì ngấm vào hạch
receptor quan trọng nhất của hệ adrenergic trên tim
beta 1
ứng dụng chính của thuốc chẹn beta 1
điều trị tăng huyết áp ( vì làm tim giảm hoạt động)
ứng dụng của thuốc cường beta 2
giãn đường thở
tại sao thuốc chẹn beta 1 không được sử dụng trong bệnh hen
vì sẽ chẹn cả beta 2 gây co đường thở
cơ chế co mạch giảm xuất tiết của pseudoephedrin (trong viên decolgen) trong thuốc cảm cúm là
kích thích receptor alpha 1 của hệ adrenergic
một BN được điều trị tăng huyết áp bằng tetrazosin ( chẹn alpha 1) có thể gặp ADR nào? tại sao
có thể bị tụt huyết áp tư thế do giãn mạch quá nhiều