HÁN VĂN GIÁO KHOA THƯ Flashcards
及
Thêm liên từ 及 (cập) vào giữa các danh từ kép trong bài, chúng ta có:
- phụ cập mẫu: cha cùng mẹ
- phụ cập tử: cha cùng con
- phụ cập huynh: cha cùng anh
- mẫu cập tử: mẹ cùng con .v.v…
Bỏ liên từ cập (cùng, liền, tới), chúng ta có các danh từ kép liên hợp ở phần trên. Liên từ cập đồng nghĩa với liên từ dữ nhưng có sắc thái nghĩa mạnh hơn. Nói phụ cập mẫu là nhấn mạnh cả cha cả mẹ. Còn nói phụ dữ mẫu chỉ là kể ra cha và mẹ.
HÁN VĂN GIÁO KHOA THƯ 1
BÀI 3
四顧 tứ cố: nhìn quanh bốn phía xem thử có ai hay không
http://phamducnhuong.blogspot.com/2011/09/han-van-giao-khoa-thu-3.html?m=0
Bài 15
將 sắp – toan – đem đến – vả lại – nuôi.
http://phamducnhuong.blogspot.com/2011/09/han-van-giao-khoa-thu-3.html?m=0
Bài 16
Khi nào danh từ kép đi sau danh từ đơn và làm tiếng được chỉ định thì phải dùng đến giới từ chi, và từ ngữ sẽ không còn là từ ngữ nữa mà biến thành một hợp ngữ hay bộ phận mệnh đề.
人之才力 nhân chi tài lực = tài lực của người ta
人之父母 nhân chi phụ mẫu = cha mẹ của người ta
http://phamducnhuong.blogspot.com/2011/09/han-van-giao-khoa-thu-3.html?m=0
Bài 17
所
Chữ sở có nhiều nghĩa, và do đó có nhiều cách dùng. Ở đây trình bày cách dùng chữ sở trong bài này. Các cách dùng khác sẽ được lần lượt trình bày trong những bài sau.
Chữ sở trong bài có tính cách một đại danh từ được dùng đứng trước một động từ đơn hoặc một động từ hệ và làm túc từ cho động từ ấy. Nó có nghĩa là điều mà, cái mà, việc mà, chỗ mà …
Ví dụ:
Cổ nhân chi sở học 古人之所學 (điều mà người xưa học)
Nhân chi sở tất tri 人之所必知 (điều mà người ta cần phải biết)
Nhân chi sở bất khả bất tri 人之所不可不知 (điều mà người ta không thể không biết)
Trong sự cấu hợp của các từ ngữ Hán Việt chữ sở cũng thường thấy được dùng kết hợp với động từ hay tính từ đi sau thành một từ ngữ kép có giá trị tương đương với một danh từ. Như chúng ta có thể nói:
sở học điều mà ai đó đã học: vốn tri thức.
sở tri điều mà ai đó đã biết: sự hiểu biết.
sở đoản điều mà ai đó yếu kém: chỗ yếu kém.
sở trường điều mà ai đó thạo, giỏi: chỗ thạo, giỏi.
http://phamducnhuong.blogspot.com/2011/09/bai-25-tu-vung-so-di-u-ha-tu-than-xu-vi.html?m=0
Bài 25
所
CHỮ SỞ DÙNG TRONG CÂU BỊ ĐỘNG
Khi dùng trong câu bị động, chữ sở đi gián cách sau chữ vi: “vi …sở”
Ví dụ: anh hùng vi thời thế sở tạo: anh hùng do thời thế tạo ra.
Trong bộ phận mệnh đề hoặc hợp ngữ, chữ sở có thể không đi gián cách với chữ vi mà vẫn được dùng trong bị động thể.
Ví dụ: thời thế sở tạo chi anh hùng: anh hùng do thời thế tạo ra
http://phamducnhuong.blogspot.com/2011/09/bai-25-tu-vung-so-di-u-ha-tu-than-xu-vi.html?m=0
Bài 26
tiếng Việt gốc Hán
http://phamducnhuong.blogspot.com/2011/09/bai-25-tu-vung-so-di-u-ha-tu-than-xu-vi.html?m=0
Bài 27
ĐẠI DANH TỪ
Đại danh từ chi 之 được dùng sau một động từ và làm trực tiếp túc từ cho động từ ấy. Nó cũng được dùng thay cho một người, một vật, sự vật hoặc cả một sự việc đã đề cập trước đó, có nghĩa: đó, đấy, nó.
Ví dụ: 有一言而可終身行之者乎? Hữu nhất ngôn nhi khả chung thân hành chi giả hồ. (Có một lời nói nào mà có thể trọn đời thực hành không?) chi được dùng thay cho lời nói.
有父母當敬愛之 hữu phụ mẫu đương kính ái chi (có cha mẹ nên kính yêu) chi được dùng thay cho cha mẹ.
http://phamducnhuong.blogspot.com/2011/09/bai-25-tu-vung-so-di-u-ha-tu-than-xu-vi.html?m=0
Bài 27
ĐẠI DANH TỪ
之 việc ấy
Xét đại danh từ chi 之 trong câu: Dĩ tùy hầu chi châu đàn thiên nhận chi tước, thế tất tiếu chi. Chữ chi ở cuối câu thay thế cho cả mệnh đề “dĩ tùy hầu chi châu đàn thiên nhận chi tước”, được hiểu là “đem ngọc châu của Tùy hầu bắn chim sẻ cao ngàn nhận, người đời ắt cười chê việc ấy”.
http://phamducnhuong.blogspot.com/2011/09/bai-25-tu-vung-so-di-u-ha-tu-than-xu-vi.html?m=0
Bài 28