Trung thất Flashcards
Giới hạn trung thất?
A- Trước: mặt sau xương ức và các sụn sườn.
B- Sau: mặt trước cột sống ngực.
C- Trên: lỗ trên lồng ngực (thông với nền cổ).
D- Dưới: cơ hoành (có 1 số thành phần đi xuống ổ bụng và ngược lại).
E- 2 bên: màng phổi trung thất.
Phân khu trung thất (hội nghị giải phẫu quốc tế)?
4 khu: trên, trước, giữa, sau:
+ Trung thất trên: ở trên mặt phẳng ngang ngực, hay mặt phẳng đi qua đĩa gian đốt sống N4-N5 ở phía sau và góc xương ức (góc giữa cán ức với thân ức) ở phía trước.
+ Trung thất trước: trước màng ngoài tim, sau xương ức.
+ Trung thất giữa: chứa tim và màng ngoài tim
+ Trung thất sau: sau tim và màng ngoài tim
Các thành phần chứa trong trung thất trên?
A- Động mạch: cung động mạch chủ; thân ĐM cánh tay đầu; động mạch cảnh chung và động mạch dưới đòn trái; động - tĩnh mạch ngực trong.
B- Tĩnh mạch: thân tĩnh mạch cánh tay đầu (2 bên); ½ trên tĩnh mạch chủ trên.
C- Thần kinh: thần kinh hoành, thần kinh lang thang phải, trái; thần kinh thanh quản quặt ngược trái; thần kinh tim và phần nông đám rối tim.
D- Bạch huyết: ống ngực; các hạch bạch huyết.
E- Các cơ quan khác: tuyến ức, khí quản, thực quản.
- Tim hoành, lang thang, quặt ngược
- Tuyến ức và khí thực quản.
Các thành phần trong trung thất trước (Susan Standring)
trước trung mô hạch ức chằng
A- Mô liên kết lỏng lẻo.
B- Dây chằng ức - màng ngoài tim.
C- Vài hạch bạch huyết.
D- Nhánh trung thất của động mạch ngực trong.
E- Đôi khi: 1 phần tuyến ức.
Các mạch máu trong trung thất giữa?
A- Động mạch:
+ Động mạch chủ lên.
+ Thân động mạch phổi; động mạch phổi trái và phải.
B- Tĩnh mạch:
+ Phần dưới của tĩnh mạch chủ trên.
+ Các tĩnh mạch phổi trái và phải.
+ Cung tĩnh mạch đơn.
Các thành phần quan trọng ở trung thất sau?
A - Động mạch: động mạch chủ ngực đoạn xuống và các nhánh.
B- Hệ tĩnh mạch đơn: tĩnh mạch đơn, bán đơn và bán đơn phụ, các tĩnh mạch gian sườn.
C- Thần kinh: chuỗi giao cảm, thần kinh lang thang phải, trái.
D- Bạch huyết: ống ngực, các hạch bạch huyết.
E- Tạng: thực quản.
Vị trí xuất phát của thực quản?
Đường đi của thực quản ngực?
A- Xuất phát: tiếp theo hầu ở cổ (ở bờ dưới sụn nhẫn, ngang C6).
B- Đường đi: xuống ngực qua trung thất trên; lệch trái đường giữa
→ xuống trung thất sau
→ dần sang trái
→ qua lỗ thực quản ở cơ hoành (ngang N10)
Hình dạng của thực quản? Chiều dài? Đặc điểm giải phẫu?
A- Hình dạng: hình ống dẹt.
B- Dài #25cm.
C- Có 3 chỗ hẹp:
+ Ở đầu trên thực quản trong cổ: ứng với sụn nhẫn (ngang C6).
+ Ngang mức cung động mạch chủ và phế quản chính trái: thường vướng dị vật.
+ Đầu dưới chỗ nối với tâm vị.
Cấu tạo thành thực quản? Sự chi phối thần kinh của thực quản?
A- Gồm 3 lớp: lớp cơ, lớp dưới niêm và lớp niêm mạc.
B- Chi phối thần kinh:
+ Ở ⅓ trên: cơ vận động theo ý muốn
+ Ở ⅔ dưới: cơ trơn
→ động tác nuốt không hoàn toàn theo ý muốn.
Thực quản cổ: liên quan trước, sau, 2 bên?
A- Phía trước: khí quản
B- Phía sau: cột sống
C- 2 bên: thần kinh quặt ngược thanh quản; động mạch cảnh chung.
Thực quản bụng: chiều dài? vị trí so với đường giữa? liên quan phía sau?
A- 1-2 cm.
B- Hơi lệch trái đường giữa.
C- Phía sau là thùy trái gan.
Phân chia động mạch chủ ở ngực?
3 phần:
A- Động mạch chủ lên (5cm).
B- Quai (cung) động mạch chủ.
C- Động mạch chủ xuống: hay ĐM chủ ngực.
Động mạch chủ ngực đoạn xuống (hay ĐM chủ ngực): xuất phát? đường đi?
A- Xuất phát: tiếp sau cung động mạch chủ ngực (ở bờ trên N5).
B- Đường đi: sát bờ trái cột sống
→ đường giữa
→ đến ngang bờ dưới N12, chui qua lỗ động mạch chủ của cơ hoành
→ Đổi tên thành động mạch chủ bụng.
Các nhánh của động mạch chủ ngực đoạn lên và quai động mạch chủ?
A- Đoạn lên: 2 động mạch vành.
B- Quai động mạch chủ: thân ĐM cánh tay đầu; ĐM cảnh chung và dưới đòn (T).
Các nhánh của động mạch chủ đoạn xuống?
A- Các nhánh màng ngoài tim.
B- Các nhánh trung thất.
C- Động mạch phế quản: đi sau phế quản. Thường chỉ có bên trái.
D- Động mạch thực quản.
E- Động mạch hoành trên: cấp máu cho mặt trên phần sau cơ hoành.
F- 9 cặp động mạch gian sườn sau: đi sát cột sống, là thành phần sau nhất của trung thất sau.
G- Động mạch dưới sườn.