Phúc mạc và sự phân khu ổ bụng Flashcards
Thành phần của ống tiêu hóa?
+ Ổ miệng.
+ Hầu: khẩu hầu (họng) và thanh hầu (hạ họng)
+ Thực quản, dạ dày.
+ Tiểu tràng (tá tràng -> hồi tràng).
+ Đại tràng (manh trang -> trực tràng).
+ Ống hậu môn.
Thành phần của các cơ quan phụ cận ống tiêu hóa?
+ Các tuyến nước bọt.
+ Gan.
+ Lách.
Phúc mạc: hình thể? Đặc điểm che phủ?
A- Màng thanh mạc trơn láng.
B- Che phủ:
+ Tất cả các thành ổ bụng.
+ Bao bọc các tạng thuộc hệ tiêu hóa, và các thần kinh liên quan.
+ Che phủ phía trước hoặc trên các tạng tiết niệu - sinh dục.
Ổ bụng: kín hay hở? Chứa? Giới hạn?
Ổ bụng là khoang kín, chứa tạng và phúc mạc, giới hạn bởi:
+ Xung quanh là thành bụng.
+ Phía trên là cơ hoành.
+ Phía dưới là đáy chậu.
Ổ phúc mạc: kín hay hở? Giới hạn? Bản chất của ổ phúc mạc?
A- Ổ phúc mạc là khoang kín (nam), không kín (nữ).
B- Giới hạn bởi:
+ Phúc mạc tạng.
+ Phúc mạc thành.
B- Ổ phúc mạc là khoang ảo, các thành của nó áp sát nhau, không chứa gì trong đó.
Phúc mạc: gồm mấy lá? Kể tên?
Mỗi lá gồm mấy lớp? Kể tên?
A- Gồm 2 lá:
+ Phúc mạc thành: lót mặt trong thành bụng.
+ Phúc mạc tạng: bọc mặt ngoài các tạng.
B- Gồm 2 lớp:
+ Lớp thanh mạc.
+ Tấm dưới thanh mạc (hay lớp trong).
Cấu trúc liên tiếp 2 lá phúc mạc thành và tạng? Chức năng? Thành phần bên trong?
A- Mạc treo, mạc nối, dây chằng, mạc dính -> bên cạnh lá phúc mạc thành và tạng, các cấu trúc trên cũng là thành phần của phúc mạc).
B- Chức năng: treo các tạng vào thành bụng hoặc nối 2 tạng với nhau.
C- Thành phần bên trong: mạch và thần kinh đi vào các tạng.
Kể tên vị trí các tạng liên quan với phúc mạc?
Gồm 5 loại:
+ Tạng trong ổ phúc mạc.
+ Tạng trong phúc mạc.
+ Tạng ngoài phúc mạc.
+ Tạng bị thành hóa.
+ Tạng dưới thanh mạc.
Các tạng trong ổ phúc mạc: định nghĩa? kể tên?
Tạng trong ổ phúc mạc:
+ Nằm hoàn toàn trong ổ phúc mạc, không có phúc mạc tạng bao phủ.
+ Chỉ gồm buồng trứng.
Các tạng dưới thanh mạc: mô tả? kể tên?
Tạng dưới thanh mạc:
+ Là những tạng nằm trong phúc mạc, nhưng lớp phúc mạc này rất dễ bóc tách ra khỏi tạng (đặc biệt khi viêm).
+ Gồm: ruột thừa, túi mật.
Các tạng trong phúc mạc: mô tả? kể tên?
A- Là tạng được phúc mạc che phủ gần hết mặt ngoài; có mạc treo hay dây chằng.
B- Các tạng: ống tiêu hóa từ dạ dày -> phần trên trực tràng; gan, tụy, lách,…
Các tạng ngoài phúc mạc: mô tả? Phân loại, kể tên?
A- Là các tang chỉ được phúc mạc che phủ 1 phần mặt ngoài; không có mạc treo hay mạc chằng.
B- Phân loại: 2 loại
+ Các tạng sau phúc mạc: thận, niệu quản,…
+ Các tạng dưới phúc mạc: hệ niệu - sinh dục ở chậu hông (bàng quang, tử cung, túi tinh,…)
Các tạng bị thành hóa: mô tả? Đặc điểm di dộng, vị trí? Kể tên?
A- Là các tạng lúc đầu được phúc mạc che phủ gần hết; sau đó cả mạc treo, phúc mạc tạng che phủ tạng bị dính vào thành bụng sau.
B- Lúc đầu tạng di động, sau đó được cố định vào thành bụng sau; lúc này tạng như bị đẩy ra ngoài phúc mạc.
C- Các tạng bị thành hóa: Tá tràng, kết tràng lên, kết tràng xuống.
Tùi cùng phúc mạc: hình thành? Ý nghĩa y khoa? Kể tên?
A- Hình thành: lá phúc mạc lách giữa các tạng ở chậu hông -> phần thấp nhất của ổ phúc mạc.
B- Ý nghĩa y khoa: túi cùng là nơi tụ dịch ổ bụng tự do (nếu có).
C- Các túi cùng:
+ Ở nam: túi cùng bàng quang - trực tràng (hay túi cùng Douglas).
+ Ở nữ: có tử cung chen giữa -> túi cùng bàng quang - tử cung và túi cùng tử cung - trực tràng (hay túi cùng Douglas).
Ngách phúc mạc: hình thành? Kể tên?
A- Hình thành: lá phúc mạc lách giữa các tạng với thành bụng tạo thành rãnh.
C- Các ngách phúc mạc: ngách tá tràng trên, ngách tá tràng dưới, ngách trên sigma, ngách gan - thận, ngách dưới gan, ngách dưới hoành, ngách sau manh tràng,…
Hố phúc mạc: hình thành? Kể tên?
A- Hình thành: do phúc mạc thành lót vào chỗ lõm của ổ bụng.
B- Các hố phúc mạc: hố trên bàng quang, hố bẹn trong, hố bẹn ngoài.
Nếp phúc mạc: hình thành? Kể tên?
A- Hình thành: là vị trí phúc mạc bị đội lên, đẩy lồi vào trong ổ phúc mạc bởi 1 tổ chức hay mạch máu nổi lên trong ổ bụng.
B- Các nếp phúc mạc:
+ Nếp tá tràng trên, nếp tá tràng dưới.
+ Nếp rốn trong, nếp rốn ngoài.
+ 2 nếp vị tụy.
Nếp tá tràng trên và dưới tạo nên cấu trúc nào?
Sự hình thành 2 nếp vị - tụy?
A. Nếp tá tràng trên và dưới: tạo nên ngách tá tràng trên và dưới.
B- 2 nếp vị - tụy: do phúc mạch bị đội lên bởi động mạch vị trái và động mạch gan chung.
Nếp rốn trong và ngoài: do phúc mạc phủ lên cấu trúc nào?
2 nếp này giúp hình thành nên cấu trúc nào?
A- Sự hình thành:
+ Nếp rốn trong: do phúc mạc phủ lên thừng động mạch rốn.
+ Nếp rốn ngoài: do phúc mạc phủ lên động mạch thượng vị dưới.
B- 2 nếp này tạo nên hố bẹn ngoài và hố bẹn trong.
Lớp thanh mạc của phúc mạc: đặc điểm giải phẫu, chức năng?
A- Đặc điểm: là lớp biểu mô óng ánh, trơn láng.
B- Chức năng: tiết ra 1 lớp dịch mỏng (< 100ml dịch nhầy vô trùng) làm thấm ướt phúc mạc
-> giúp phần phúc mạc tiếp xúc nhau có thể trượt lên nhau dễ dàng, giúp các tạng di động không có ma sát trong ổ bụng.
-> khi bị tổn thương do viêm nhiễm hay chất thương thì các tạng dễ dính vào nhau hay dính vào thành bụng.
Lớp dưới thanh mạc (lớp trong) phúc mạc: bản chất?tính chất? độ dày? chức năng?
A- Đặc điểm: Mô sợi liên kết
B- Tính chất: chắc chắn, có độ đàn hồi cao.
C- Dày ở phúc mạc thành; mỏng ở phúc mạc tạng và mạc treo.
D- Chức năng: che chở các tạng. Ngoài ra giúp khâu nối các tạng trong phúc mạc dễ hơn.
Diện tích phúc mạc?
Tương đương với diện tích da (do tạo thành nhiều nếp, mạc treo, túi cùng,…)
Mạch máu nuôi phúc mạc?
Không có mạch máu riêng biệt mà được nuôi bởi:
+ Các nhánh thành bụng (nuôi phúc mạc thành) lân cận.
+ Mạch máu từ các tạng mà nó bao bọc: gồm mạng mạch máu trong thanh mạc (phúc mạc tạng) và mạng mạch máu dưới thanh mạc (thấy được bằng mắt thường).
Thành phần bạch mạch của phúc mạc?
Tương tự mạch máu, phúc mạc có
+ Hệ thống bạch mạch ở lớp dưới thanh mạc
+ Hệ thống bạch mạch trong thanh mạc.