Gan Flashcards
Chức năng của gan?
Nhiều chức năng:
+ Tạo mật.
+ Tổng hợp albumin, globulin và các yếu tố đống máu.
+ Dự trữ vitamin và dưỡng chất.
+ Giải độc.
+ Thực bào.
Vị trí của gan trong ổ bụng?
+ Tầng trên mạc treo kết tràng ngang.
+ Ô dưới hoành phải lấn sang thượng vị.
Bình thường có sờ được gan không?
+ Bình thường gan được che bởi xương sườn, chỉ sờ được 1 phần ở thượng vị.
+ Ở trẻ nhỏ: có thể sờ thấy gan ở hạ sườn.
Các mặt của gan?
2 mặt: mặt hoành (lồi) và mặt tạng (phẳng)
Vùng trần của gan: định nghĩa? vị trí? Cấu trúc liên quan?
A- Là vùng gan không có phúc mạc che phủ.
B- Phần sau của gan.
C- Có dây chằng hoành gan: treo gan vào cơ hoành.
Phân chia mặt hoành của gan?
4 phần: trên, trước, phải, sau.
Liên quan phần trên (mặt hoành) của gan?
Lồi, liên quan với cơ hoành.
Liến quan phần trước (mặt hoành) của gan?
+ Có dây chằng liềm.
+ Qua dây chằng liềm tiếp xúc với cơ hoành và thành bụng trước.
Liên quan phần phải (mặt hoành) của gan?
+ Xương sườn.
+ Ngách màng phổi phải.
+ 1 phần đáy phổi phải.
Liên quan phần sau (mặt hoành) của gan?
Tĩnh mạch chủ dưới.
Mặt tạng của gan: vị trí? Liên quan?
A- Hướng xuống dưới, ra trước.
B- Liên quan với các tạng trong ổ bụng.
Các rãnh ở mặt tạng của gan? Các rãnh này phân chia gan như thế nào?
A- 3 rãnh tạo thành hình chữ H:
+ Rãnh dọc phải.
+ Rãnh dọc trái.
+ Rãnh ngang.
B- 3 rãnh phân gan thành 4 thùy:
+ Thùy phải: bên phải rãnh dọc phải.
+ Thủy trái: bên trái rãnh dọc trái.
+ Thùy vuông: giữa 2 rãnh dọc, trước rãnh ngang.
+ Thùy đuôi: giữa 2 rãnh dọc, sau rãnh ngang.
Rãnh dọc phải (ở mặt tạng của gan) tạo thành như thế nào?
Do hố túi mật (trước) và rãnh tĩnh mạch chủ dưới (sau).
Rãnh dọc trái (ở mặt tạng của gan) tạo thành như thế nào?
Do khuyết dây chằng tròn gan (trước) và khe dây chằng tĩnh mạch (sau).
Rãnh ngang (ở mặt tạng của gan) chứa cấu trúc nào?
Chứa cửa gan.
Các phương tiện cố định gan bao gồm?
+ Dây chằng hoành - gan.
+ Dây chằng vành.
+ Dây chằng tam giác phải và trái.
+ Dây chằng liềm.
+ Dây chằng tròn gan.
+ Dây chằng tĩnh mạch.
+ Mạc nối nhỏ (gồm dây chằng gan - vị và dây chằng gan - tá tràng).
+ Tĩnh mạch chủ dưới.
Dây chằng vành: nối các cấu trúc nào?
2 dây chằng tam giác phải và trái: bản chất?
A- Dây chằng vành: nối từ gan lên cơ hoành.
B- Dây chằng tam giác phải và trái: là 2 đầu của dây chằng vành.
Dây chằng liềm: nối các cấu trúc nào? Tên gọi khác?
A- Treo gan vào cơ hoành và thành bụng trước.
B- Dây chằng treo gan.
Dây chằng tròn gan: nối cấu trúc nào? Bản chất?
A- Nối từ rốn tới mặt tạng của gan.
B- Tạo thành do tĩnh mạch rốn tắc lại và xơ hóa.
Sự khác biệt giữa dây chằng tròn gan và dây chằng tĩnh mạch với các dây chằng khác của gan?
A- Dây chằng tròn gan và dây chằng tĩnh mạch: do mạch máu tắc lại và xơ hóa tạo thành.
B- Các dây chằng khác của gan: bản chất là phúc mạc.
Thành phần của bao gan?
Gồm 2 lớp:
+ Lớp thanh mạc (là lá tạng phúc mạc): ở ngoài.
+ Lớp xơ: ở trong.
Lớp xơ của gan: vị trí? liên quan mật thiết với các cấu trúc nào? Tạo nên cấu trúc nào?
A- Nằm giữa lớp thanh mạc và mô gan.
B- Đi cùng mạch máu và ống mật => vào mô gan.
C- Tạo nên bao xơ quanh mạch.
Thành phần của mô gan?
Tế bào gan, mạch máu, đường mật.
Động mạch cấp máu cho gan có nguồn gốc từ đâu? Sự hình thành các động mạch này?
A- Động mạch thân tạng.
B- Động mạch thân tạng => động mạch gan chung => động mạch gan riêng => 2 nhánh:
+ Động mạch gan phải -> cho thêm nhánh động mạch túi mật.
+ Động mạch gan trái.
Thành phần của hệ thống tĩnh mạch ở gan?
2 hệ: tĩnh mạch gan và tĩnh mạch cửa.
Đường đi của các tĩnh mạch trong hệ tĩnh mạch gan?
Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy
-> 3 tĩnh mạch gan (hay 3 tĩnh mạch trên gan)
-> tĩnh mạch chủ dưới.
Vai trò của hệ thống tĩnh mạch cửa?
Đưa dòng máu hồi lưu từ ống tiêu hóa, tụy, lách,… về gan để lọc các chất độc
=> rồi qua 3 tĩnh mạch gan
=> về tĩnh mạch chủ dưới.
Các hệ thống tạo nên hệ tĩnh mạch cửa?
A- Tĩnh mạch lách và tĩnh mạch mạc treo tràng trên hợp thành tĩnh mạch cửa.
B- Tĩnh mạch lách còn nhận máu từ tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, tĩnh mạch túi mật.
C- Tĩnh mạch vị phải và tĩnh mạch vị trái đổ trực tiếp vào tĩnh mạch cửa.
Đường đi của tĩnh mạch cửa?
Vị trí của tĩnh mạch cửa so với các thành phần liên quan ở rốn gan?
A- Tĩnh mạch cửa đi trong mạc nối nhỏ (cùng ĐM gan riêng và ống mật chủ)
-> vào rốn gan
-> chia 2 nhánh phải và trái để vào nửa gan tương ứng.
B- Tĩnh mạch cửa ở sâu nhất.
Hệ tĩnh mạch cửa và hệ tĩnh mạch chủ thông nối nhau qua các vị trị nào ở ngoài gan?
Hệ quả trên lâm sàng?
A- Qua 2 vòng nối:
+ Vòng nối thực quản.
+ Vòng nối trực tràng.
B- Gây triệu chứng chảy máu thực quản và chảy máu trực tràng trong tăng áp cửa.
Thành phần của vòng nối thực quản (thành phần của các vòng nối cửa - chủ)?
+ Tĩnh mạch vị trái (hệ cửa).
+ Tĩnh mạch thực quản (hệ chủ).
Thành phần của vòng nối trực tràng (thành phần của các vòng nối cửa - chủ)?
+ Tĩnh mạch trực tràng trên (hệ cửa).
+ Tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới (hệ chủ).
Mô tả hệ thống ống gan - mật?
+ Tế bào gan tiết mật đổ vào tiểu quản mật
-> vào ống gan phải và ống gan trái
+ 2 ống gan phải và trái hợp thành ống gan chung.
+ Ống gan chung chạy đến bờ trên tá tràng
-> hợp với ống túi mật => thành ống mật chủ.
Đường đi của ống mật chủ?
Từ bờ trên tá tràng
-> phía sau D1 tá tràng
-> mặt sau đầu tụy
-> đổ vào nhú tá lớn.
Kích thước của ống mật chủ?
Vị trí của nơi hẹp nhất ống mật chủ?
A- Dài 5-6cm.
B- Đường kính 5-6mm.
C- Hẹp nhất ở bóng gan - tụy (hay đoạn trong thành tá tràng): #3mm => dễ kẹt sỏi.
Phân chia ống mật chủ?
4 đoạn:
+ Đoạn trên tá tràng.
+ Đoạn sau tá tràng.
+ Đoạn sau tụy.
+ Đoạn trong thành tá tràng (hẹp nhất).
Liên quan của ống mật chủ ở đoạn trên tá tràng?
+ Nằm trong cuống gan.
+ Bên trái: động mạch gan riêng.
+ Phía sau: tĩnh mạch cửa.
Mật phải động trái tĩnh sau
Chức năng của túi mật? Thể tích dịch mật thông thường trong túi mật?
+ Cô đặc và dự trữ mật.
+ Chứa # 40 - 60ml dịch mật.
Vị trí của túi mật? Đặc điểm đặc biệt về giải phẫu của vị trí này?
A- Nằm trong hố túi mật (hay giường túi mật).
B- Hố / giường túi mật không có phúc mạc che phủ.
Phân chia túi mật?
Điểm Murphy là gì? tương ứng phần nào?
A- 3 (HOẶC 4) phần: đáy, thân, cổ, (phễu) túi mật.
B- Điểm Murphy: điểm giao giữa bờ sườn phải và bờ ngoài cơ thẳng bụng.
C- Tương ứng đáy túi mật.
Phân nhánh của động mạch gan chung (từ động mạch thân tạng) và các động mạch thành phần?
A- Động mạch gan chung cho 2 nhánh:
+ Động mạch vị tá tràng.
+ Động mạch gan riêng.
B- Động mạch vị - tá tràng: cho 2 nhánh:
+ Động mạch tá tụy trên.
+ Động mạch vị mạc nối phải.
C- Động mạch gan riêng: cho 1 nhánh bên và 2 nhánh tận:
+ Nhánh bên: động mạch vị phải.
+ 2 nhánh tận (gần rốn gan): động mạch gan phải và động mạch gan trái.
D- Động mạch gan phải: cho nhánh động mạch túi mật.
Có bao nhiêu cách phân thùy gan?
2 cách:
+ Phân chia theo hình thể ngoài: cổ điển.
+ Phân chia theo đường mạch mật: theo phẫu thuật, điển hình là GS. Tôn Thất Tùng (chia theo tĩnh mạch cửa).
Mô tả tổng quan phân chia thùy gan theo GS. Tôn Thất Tùng?
A- Gan có:
+ 2 thuỳ trái và phải .
+ Có 5 phân thuỳ:
- Trước, sau: thuộc gan phải.
- Giữa, bên : thuộc gan trái.
- Phân thùy lưng: độc lập HOẶC 1 số tài liệu xem như thuộc gan trái.
B- Phân thuỳ lưng chính là thuỳ đuôi hay hạ phân thuỳ I.
C- Phân thuỳ giữa, hay còn gọi là thuỳ vuông, chính là hạ phân thuỳ IV.
D- TRỪ phân thùy đuôi và phân thùy giữa của gan trái; các phân thùy còn lại được chia bởi mặt phẳng ngang đi qua 2 nhánh trái và phải của tĩnh mạch cửa
=> tạo thành các hạ phân thùy.
Phân chia gan phải theo GS. Tôn Thất Tùng?
Gồm HPT V, VI, VII, VIII.
A- Phân thùy trước của gan phải được chia bởi nhánh phải của tĩnh mạch cửa => thành hạ phân thùy VIII ở trên và hạ phân thùy V ở dưới.
B- Phân thùy sau của gan phải được chia bởi nhánh phải của tĩnh mạch cửa thành hạ phân thùy VII ở trên và hạ phân thùy VI ở dưới.
Phân chia gan trái theo GS. Tôn Thất Tùng?
Gồm HPT (I), II, III, IV.
A- Phân thùy bên của gan trái được chia bởi nhánh trái của tĩnh mạch cửa => thành hạ phân thùy II ở trên, hạ phân thùy III ở dưới.
B- Thùy vuông (phân thùy giữa) của gan trái được gọi là hạ phân thùy IV (KHÔNG chia thành IVa và IVb).
Phân chia thùy đuôi theo GS. Tôn Thất Tùng?
Thùy đuôi được gọi là hạ phân thùy I.
Phân thùy gan theo mốc giải phẫu ở hình thể ngoài?
A- Mặt trên gan (mặt hoành) được dây chằng liềm phân ra thành 2 thùy:
+ Thùy gan phải (gồm HPT +-IV, V, VI, VII, VIII).
+ Thùy gan trái (gồm HPT +-I, II và III).
B- Mặt dưới gan (mặt tạng) có rãnh chữ H chia gan thành 4 thùy:
+ Thùy gan phải.
+ Thùy gan trái.
+ Thùy vuông (1 số tài liệu xem là 1 phần thùy gan phải).
+ Thùy đuôi (1 số tài liệu xem là 1 phần thùy gan trái).
Sự khác nhau của cách chia thùy gan theo mốc giải phẫu (cổ điển) với phân chia thùy gan theo GS. Tôn Thất Tùng?
Dây chằng liềm nằm giữa phân thùy bên và phân thùy giữa.
=> do đó gan trái theo GS. Tôn Thất Tùng bao gồm gan trái (theo cổ điển) và phân thùy giữa (hay hạ phân thùy IV).
Phân thùy theo GS. Tôn Thất Tùng, khe giữa gan: phân chia? thành phần bên trong?
A- Là ranh giới của gan phải và trái.
B- Trong khe giữa gan có tĩnh mạch gan giữa.
Phân thùy theo GS. Tôn Thất Tùng, khe liên phân thùy phải: phân chia? Thành phần bên trong?
A- Là ranh giới của phân thùy trước, sau ở gan phải.
B- Chứa tĩnh mạch gan phải.
Phân thùy theo GS. Tôn Thất Tùng, khe liên phân thùy trái: phân chia? Thành phần bên trong?
A- Là ranh giới của phân thùy giữa, bên ở gan trái.
B- Chứa tĩnh mạch gan trái.
Phân thùy theo GS. Tôn Thất Tùng: phân chia của khe phụ giữa thùy phải?
Chia phân thùy trước thành HPT V và VIII; chia phân thùy sau thành HPT VI và VII.
Phân thùy theo GS. Tôn Thất Tùng: phân chia của khe phụ giữa thùy trái?
Chia phân thùy bên thành hạ phân thùy II và III.
Khoảng cửa gan là gì? Thành phần cửa khoảng cửa?
A- Là khoảng mô liên kết giữa các tiểu thùy.
B- Nhánh động mạch gan, nhánh tĩnh mạch cửa và ống mật.
Các thành phần cấp máu cho gan? Gan nhận máu chủ yếu từ thành phần nào?
A- Tĩnh mạch cửa và động mạch gan.
B- 75% từ tĩnh mạch cửa.
Cuống gan: vị trí vào gan? Thành phần?
A- Trong cửa gan (hay rốn gan), ở rãnh ngang mặt tạng của gan.
B- Gồm: tùy đoạn
+ Tĩnh mạch cửa hoặc nhánh (P) và (T).
+ Động mạch gan riêng hoặc các nhánh động mạch gan (P) và (T).
+ Ống mật chủ hoặc ống gan (P) và (T).
(+ Các hạch bạch huyết và thần kinh).
Tương quan vị trí giữa các thành phần trong cuống gan?
A- Ở rốn gan: 3 lớp từ trước ra sau
+ Ống gan (P) và (T).
+ ĐM gan (P) và (T).
+ TM cửa (P) và (T).
B- Ở bờ tự do của mạc nối nhỏ: 2 lớp từ trước ra sau
+ Ống mật chủ (bên (P)) và động mạch gan riêng (bên (T)).
+ Tĩnh mạch cửa.
C- Ở sau khối tá tụy: các thành phần này tách xa nhau.
Các ấn ở mặt tạng thùy phải gan?
+ Ấn thận, ấn thượng thận.
+ Ấn đại tràng.
+ Ấn tá tràng.
Phải thận thượng thận, đại tràng tá tràng
Trái thực quản vị, vuông môn đuôi tiền
Các ấn ở mặt tạng thùy trái gan?
+ Ấn thực quản.
+ Ấn dạ dày.
Phải thận thượng thận, đại tràng tá tràng
Trái thực quản vị, vuông môn đuôi tiền
Liên quan của mặt tạng thùy vuông và thùy đuôi?
A- Thùy vuông: úp lên môn vị.
B- Thùy đuôi: liên quan với tiền đình hậu cung mạc nối.
Phải thận thượng thận, đại tràng tá tràng
Trái thực quản vị, vuông môn đuôi tiền
Các cấu trúc treo gan vào cơ hoành?
A- Nhiều dây chằng.
B- Tĩnh mạch chủ dưới.
Các thành của tam giác gan - mật?
+ Bờ dưới gan.
+ Trục ống gan chung.
+ Trục ống túi mật.
Các thành của tam giác túi mật (tam giác Calot)?
+ Bờ dưới động mạch túi mật.
+ Trục ống gan chung.
+ Trục ống túi mật.