Tim Flashcards
Kích thước, trọng lượng của tim?
A- Phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi, giới, trọng lượng, chiều cao.
B- Trọng lượng trung bình:; 260-270g.
Vị trí của tim?
A- Trung thất giữa
B- Trên cơ hoành, sau xương ức, giữa 2 phổi, hơi lệch sang trái.
Hình dạng của tim?
A- Hình tháp 3 mặt:
+ Mặt trước hay mặt ức sườn.
+ Mặt dưới hay mặt hoành.
+ Mặt trái hay mặt phổi.
B- 1 đáy 1 đỉnh (đỉnh hướng trước trái, đáy hướng sau phải).
C- 2 bờ: bờ trái và bờ phải.
D- Trục lớn từ sau ra trước, hơi chếch xuống dưới và ra trái.
Đáy tim: vị trí?
Đáy tim quay ra phía sau, ứng với mặt sau của 2 tâm nhĩ (chủ yếu là tâm nhĩ trái).
Đáy tim: thành phần và liên quan?
Gồm:
A- Rãnh gian nhĩ.
B- Nhĩ phải: liên quan chủ yếu với tĩnh mạch chủ trên và dưới.
B- Nhĩ trái: liên quan chủ yếu với 4 TM phổi.
Mặt trước (mặt ức sườn) của tim: Các rãnh và các cấu trúc liên quan?
A- Rãnh vành (rãnh nhĩ - thất): ngăn cách 2 tâm nhĩ (ở trên) và 2 tâm thất (ở dưới).
B- Rãnh gian thất trước, nhánh gian thấttrước(của động mạch vành trái) vàtĩnh mạch tim lớn.
Mặt ức sườn của tim: liên quan?
A- Mặt sau xương ức.
B- Sụn sườn III - VI.
C- Tuyến ức (ở trẻ em)
Mặt dưới (mặt hoành) của tim: các rãnh và các cấu trúc liên quan?
A- Rãnh vành: nối tiếp với rãnh vành ở mặt ức sườn (nhĩ phía sau, thất phía trước).
B- Rãnh gian thất sau: đi từ sau ra trước, nối với rãnh gian thất trước ở bên phải đỉnh tim.
+ Có nhánh gian thất sau (của động mạch vành phải) và tĩnh mạch tim giữa.
C- Giao điểm giữa rãnh gian thất sau và rãnh vành.
Mặt hoành của tim: liên quan?
A- Cơ hoành
B- Thùy trái gan và đáy dạ dày (liên quan qua cơ hoành)
Mặt phổi (mặt trái) của tim: liên quan?
Phổi và màng phổi trái
Đỉnh tim (mỏm tim): vị trí? Cấu trúc quan trọng?
A- Vị trí: KLS 4-5 giao đường trung đòn trái.
B- Cấu trúc quan trọng: khuyết đỉnh tim ở bên phải đỉnh tim (vị trí rãnh gian thất trước và sau gặp nhau).
Các bờ của tim: kể tên? hình thành?
A- Bờ phải (bờ sắc): giữa mặt trước và mặt dưới.
B- Bờ trái (bờ tù): giữa mặt trước và mặt trái.
Vách nhĩ thất: ngăn cách? Tại sao có?
A- Nhĩ phải và thất trái.
B- Do phần màng của vách gian thất dính lệch sang phải (so với vách gian nhĩ).
Vách gian nhĩ: vị trí? Cấu trúc quan trọng?
A- Vị trí: giữa 2 tâm nhĩ, ứng với rãnh gian nhĩ ở ngoài.
B- Cấu trúc quan trọng:
+ Mặt phải: hố bầu dục (lỗ bầu dục nếu 2 vách đóng không kín khi phôi thai), viền hố bầu dục (trước trên hố).
+ Mặt trái: van lỗ bầu dục (hay gọi là liềm vách).
Vách liên thất: cấu trúc tương ứng ở ngoài? Gồm các phần?
A- Tương ứng rãnh gian thất trước và sau ở ngoài.
B- Chia làm 2 phần:
+ Phần màng: phần nhỏ, mỏng, gần lỗ nhĩ thất.
+ Phần cơ: phần còn lại, dày.
Tâm nhĩ phải: các cấu trúc quan trọng bên trong?
A- Phía trong: mặt phải vách gian nhĩ, hố (hay lỗ) bầu dục, viền hố bầu dục.
B- Phía trước: lỗ nhĩ thất, tiểu nhĩ phải (ở trên lỗ nhĩ thất).
C- Phía sau: lỗ tĩnh mạch chủ dưới và van tĩnh mạch chủ dưới (phía sau dưới); xoang tĩnh mạch vành được đậy 1 phần bởi van xoang tĩnh mạch vành (gần lỗ nhĩ thất).
D- Phía trên**: tĩnh mạch chủ trên (không van**).
E- Các cấu trúc khác:
+ Mào tận cụng: ứng với rãnh tận cùng ở ngoài, nối bờ phải 2 tĩnh mạch chủ.
+ Các cơ lược: bên phải mào tận cùng.
+ Các lỗ tĩnh mạch nhỏ: dẫn máu tĩnh mạch từ thành tim vào.
Sự khác biệt giữa thành thất và nhĩ?
Thành tâm thất rất dày, sần sùi (đặc biệt là thất trái) vì có nhiều lớp cơ đảm nhận nhiệm vụ hút và đẩy máu.
Tâm thất phải: các cấu trúc quan trọng?
A- Lỗ nhĩ thất và van 3 lá: ở nền thất phải.
B- Lỗ thân động mạch phổi và van thân động mạch phổi: trước trên của lỗ nhĩ thất.
C- Nón động mạch (hay phễu): do phần tâm thất gần lỗ thân động mạch phổi hẹp lại.
D- Các cơ nhú, thừng gân tương ứng.
Thành phần của van 3 lá và van động mạch phổi?
A- Van 3 lá: gồm lá trước, lá sau, lá vách (hay lá trong).
B- Van thân động mạch phổi gồm 3 lá van bán nguyệt: trái, phải và trước.
Thất trái: các cấu trúc quan trọng?
A- Lỗ nhĩ thất trái và van 2 lá: ở phần nền.
B- Lỗ động mạch chủ, van động mạch chủ: bên phải lỗ nhĩ thất.
C- Cơ nhú (trước và sau) và các thừng gân tương ứng: nối từ cơ tới van 2 lá.
Thành phần của van 2 lá và van động mạch chủ?
A- Van 2 lá gồm 2 lá: trước và sau.
B- Van động mạch chủ là van bán nguyệt, gồm 3 lá: vành trái, vành phải, không vành (ở sau).
Thành tim có bao nhiêu lớp?
3 lớp: ngoại tâm mạc, lớp cơ tim và nội tâm mạc.
Ngoại tâm mạc: cấu tạo? Đặc điểm giải phẫu của các lớp này?
A- Là 1 túi kín gồm 2 lớp:
+ Lớp ngoài: ngoại tâm mạc sợi.
+ Lớp trong: ngoại tâm mạc thanh mạc.
B- Ngoại tâm mạc sợi: có các thớ sợi dính vào cơ quan lân cận.
C- Ngoại tâm mạc thanh mạc:
+ Gồm 2 lá (lá thành và lá tạng)
+ Giữa 2 lá có 1 khoang ảo là ổ ngoại tâm mạc (hay khoang màng ngoài tim).
+ Lá thành và tạng liên tiếp nhau ở các mạch máu lớn ở đáy tim, tạo thành 2 bao mạch bọc lấy các mạch máu này.
Liên quan giữa ngoại tâm mạc sợi với các cơ quan lân cận?
Ngoại tâm mạc sợi: có các thớ sợi dính vào cơ quan lân cận tạo thành các dây chằng
+ DC ức - ngoại tâm mạc.
+ DC tuyến ức - ngoại tâm mạc.
+ DC cột sống - ngoại tâm mạc.
+ DC hoành - ngoại tâm mạc (hay DC hoành - tim).