Tủy gai Flashcards
Hệ thần kinh trung ương được phân chia làm mấy phần? Nguồn gốc phôi thai của tủy gai?
- 2 phần: não bộ và tủy gai.
- Lớp ngoại bì của phôi.
Hình thể ngoài tủy gai? Vị trí của tủy gai so với ống sống?
- Tủy gai: cột trụ dẹt màu trắng xám, dài 42-45cm.
- Tủy gai chiếm 2/3 trên của ống sống.
Tủy gai: phân chia thành mấy phần theo chiều dài?
Tủy gai chia làm 4 phần:
1. Phần cổ: gồm 8 đôi dây thần kinh cổ (nhưng chỉ có 7 đốt sống cổ).
2. Phần ngực: gồn 12 đôi dây thần kinh ngực
3. Phần thắt lưng: 5 đôi dây thần kinh thắt lưng
4. Nón tủy: phần tận cùng, thu hẹp lại như cái phễu; cho 5 đôi dây cùng và 1 đôi dây cụt.
Phần nào của tủy gai đảm nhận chi phối thần kinh cho chi trên và chi dưới? Sự thay đổi cấu trúc liên quan?
A- Chi trên: tủy cổ
B- Chi dưới: tủy thắt lưng
C- Phình lên thành phình cổ và phình thắt lưng
Tủy gai tương ứng với đoạn nào của cột sống?
Tủy gai Liên tục với cấu trúc nào của não?
- Từ bờ trên C1 => bờ dưới L1 hay bờ trên L2.
- Liên tục với hành não.
Đuôi ngựa của tủy gai là gì? Vị trí chọc dò dịch não tủy?
- Đuôi ngựa của tủy gai là phần tủy cuối phải đi xuống 1 đoạn dài trong ống sống trước khi thoát ra qua lỗ gian đốt.
- Khe gian L4-L5.
Cấu trúc nào chia mặt ngoài tủy gai làm 2 nửa đều nhau? So sánh kích thước 2 cấu trúc đó? Thành phẩn chứa trong cấu trúc phía sau?
- Khe giữa (trước) và rãnh giữa (sau).
- Khe giữa sâu và rộng hơn.
- Rãnh giữa có chứa mạch máu và 1 nếp gấp của màng tủy mềm.
Phân chia mỗi nửa mặt ngoài tủy gai? Ranh giới giữa các phần này?
- Chia làm 3 thừng: thừng trước, thừng bên, thừng sau.
- Ranh giới giữa thừng trước và thừng bên: là rãnh trước bên, nơi các sợi rễ bụng của dây thần kinh gai sống từ tủy đi ra.
- Ranh giới giữa thừng bên và thừng sau : rãnh bên sau; là nơi các sợi rễ lưng của dây thần kinh gai sống đi vào tủy.
Điểm khác phân chia mặt ngoài tủy cổ, ngực trên so với phần còn lại?
Có rãnh trung gian sau chia thừng sau làm 2 bó: bó thon (trong) và bó chêm (ngoài).
Hình thể trong tủy gai gồm mấy phần? Kể tên?
3 phần: ống trung tâm, chất xám và chất trắng.
Ống trung tâm tủy gai: mô tả? vị trí?
A- Là ống nhỏ không chứa dịch não tủy.
B- Nằm ở giữa tủy, chạy dọc suốt chiều dài tủy gai.
Ống trung tâm tủy gai: Liên quan trên, dưới? Tận hết?
A- Liên quan:
+ Ở trên: thông với não thất IV (thuộc trám não).
+ Ở dưới: phình ra thành tủy thất tận cùng trong phần dưới của nón tủy.
B- Thu hẹp lại và tận hết ở đầu trên dây tận cùng.
Chất xám của tủy gai: phân chia? Cách sắp xếp và tên gọi từng phần?
A- 3 cột: cột trước, cột bên, cột sau.
B- Các cột sắp xếp thành hình chữ H với:
+ Nét dọc: 3 sừng trước, bên và sau.
+ Nét ngang: ở giữa là chất trung gian trung tâm (chứa ống trung tâm); 2 đầu là chất trung gian bên.
Sừng trước tủy gai: đặc điểm chức năng? Nguồn gốc? Các cột nhân?
- Là sừng vận động.
- Hình tứ giác, tách ra từ rễ bụng dây thần kinh gai.
- Các nhân xếp thành 2 cột nhân: trước ngoài và trước trong.
Sừng bên tủy gai: có ở vùng tủy nào? Cột nhân của sừng bên?
A- Có từ tủy C8 đến L2-3.
B- Cột nhân trung gian (bên) thuộc thần kinh giao cảm.
Tên gọi, vị trí của cột nhân phần đối giao cảm ở tủy sống?
Cột nhân tự chủ ở tủy cùng S2-4.
Sừng sau tủy gai: đặc điểm chức năng? Hình thể? Đặc điểm giải phẫu?
- Là sừng cảm giác.
- Hẹp và dài.
- Đặc điểm giải phẫu:
+ Có chỗ phình rộng, được chiếm bởi khối bán trong suốt, gọi là chất keo.
+ Cạnh khối chất kèo là đầu sừng (hay đỉnh sừng sau).
Bản chất chất xám của tủy gai?
A- Chất xám ở tủy sống: chủ yếu do các nhân hợp lại.
B- Các nhân của chất xám: là do thân các tế bào thần kinh hợp lại, nằm trong các sừng.
Các nhân của sừng sau tủy gai?
- Cột chất keo
- Nhân ngực
Nhân ngực của tủy gai: vị trí? Ý nghĩa giải phẫu?
A- Bờ trong sừng sau tủy gai C8-L2.
B- Là trạm dừng chân đầu tiên của bó gai tiểu não sau.
Bản chất cấu thành chất trắng tủy gai?
Là các bó hoặc dải sợi dẫn truyền thần kinh có bao myelin.
Chất trắng: phân bố trên tủy gai?
Cấu trúc nối 2 phần? Vị trí của cấu trúc đó?
A- Chất trắng phân bố quanh chất xám, tạo thành 2 nửa.
B- Nối nhau bởi mép trắng ở phía trước chất trung gian trung tâm.
Phân chia chất trắng về mặt giải phẫu ở tủy gai?
3 thừng (bó): trước, bên, sau.
Tủy gai: phân chia chất trắng theo chức năng?
Chia làm 3 nhóm sợi:
1. Các sợi vận động ly tâm: từ não xuống.
2. Các sợi cảm giác hướng tâm: đi lên não.
3. Các sợi liên hợp: nối các tầng tủy với nhau.
Thừng trước chất trắng tủy gai: Các bó? Chức năng?
4 bó:
1. Bó tháp trước (hay bó vỏ - gai trước): vận động có ý thức.
2. Bó tiền đình gai: vận động vô ý thức (thuộc hệ vận động ngoại tháp).
3. Bó gai đồi thị trước: xúc giác nhẹ.
4. Các bó riêng: là những sợi liên hợp gai - gai.
Thừng bên chất trắng tủy gai: các bó? Chức năng?
9 bó:
+ Bó tháp bên (hay bó vỏ - gai bên): vận động có ý thức
+ Bó đỏ gai, mái gai, lưới gai, trám gai; bó gai tiểu não trước: vận động vô ý thức (thuộc hệ vận động ngoại tháp).
+ Bó gai tiểu não sau: cảm giác sâu vô ý thức.
+ Bó gai đồi thị bên: cảm giác đau, nhiệt.
+ Bó lưng bên: gồm các sợi cảm giác nông tạo nên 2 bó gai đồi thị.
Thừng sau chất trắng tủy gai: các bó? Chức năng?
2 bó: bó thon, bó chêm => cảm giác sâu có ý thức.
Tương quan vị trí giữa từng đốt tủy với từng đốt sống nói chung?
Mỗi đốt tủy tương ứng với 1 đốt sống ở cao hơn (số nhỏ hơn)
Tương quan vị trí giữa đốt tủy và thần kinh gai so với đốt sống (mỏm gai) ở vùng cổ?
Vùng cổ: số của đoạn tủy và thần kinh gai = số của mỏm gai + 1.
Ví dụ: Đốt tủy / thần kinh gai C8 tương ứng mỏm gai C7.
Tương quan vị trí giữa đốt tủy và thần kinh gai so với đốt sống (mỏm gai) ở vùng ngực?
- Từ đốt sống N1 - N5: Số của đoạn tủy và thần kinh gai = số của mỏm gai + 2.
- Từ đốt sống N6 - N10: Số của đoạn tủy và thần kinh gai = số của mỏm gai + 3.
VD: tủy N6 -> mỏm gai N4; tủy TL1 -> mỏm gai 10.
Tương quan vị trí giữa đốt tủy và thần kinh gai so với đốt sống (mỏm gai) N11?
Đốt sống N11 và khoang liên gai ngay dưới liên quan với tủy thắt lưng L2-L4.
Tương quan vị trí giữa đốt tủy và thần kinh gai so với đốt sống (mỏm gai) N12?
Đốt sống ngực N12 và khoang liên gai ngay dưới liên quan với các đoạn tủy cùng trên.
Tương quan vị trí giữa đốt tủy và thần kinh gai so với đốt sống (mỏm gai) L1?
Đốt sống L1 liên quan với các đoạn tủy cùng dưới và cụt.
Vai trò của đồi thị trong cảm giác cơ thể?
Là nơi dừng chân của các con đường cảm giác -> tổn thương đồi thị có thể gây tê nửa người.