Phổi Flashcards
Hình dạng của phổi?
Hình nón, gồm:
+ 1 đáy, 1 đỉnh.
+ 2 mặt: mặt trong (mặt trung thất), mặt trước ngoài (mặt ức sườn).
+ 2 bờ: bờ trước, bờ dưới.
Đáy phổi: vị trí? Liên quan? Ý nghĩa trong bệnh lí áp xe?
Ở dưới, áp sát lên vòm hoành, bao gồm mặt hoành. Qua vòm hoành đáy phổi liên quan với các tạng ổ bụng, đặt biệt là gan
→ áp xe ở mặt trên gan có thể vỡ qua cơ hoành gây áp xe phổi.
Đỉnh phổi: vị trí?
+ Ở trên, nhô lên khỏi xương sườn 1 qua lỗ trên lồng ngực.
+ Phía trước ở trên phần trong xương đòn 3cm.
+ Phía sau ngang đầu sau xương sườn 1.
Mặt (ức) sườn của phổi: vị trí? Các mốc giải phẫu quan trọng?
A- Vị trí: áp sát vào thành trong lồng ngực.
B- Cấu trúc giải phẫu quan trọng:
+ Vết ấn sườn.
+ Khe chếch
+ Khe ngang (phổi phải)
Mặt trong phổi: phân chia?
Gồm 2 phần:
+ Phần trung thất (ở trước, quây lấy các thành phần trong trung thất sau).
+ Phần cột sống (ở sau, liên quan cột sống).
Rốn phổi: Vị trí? Thành phần, vị trí 1 số thành phần tương ứng với phế quản chính?
A- Vị trí: hình chiếc vợt bóng bàn ở mặt trong phổi.
B- Thành phần:
a. Các thành phần của cuốn phổi:
+ Phế quản chính
+ Động mạch phổi: trước dưới (phổi phải) hay trên (phổi trái) phế quản chính.
+ 2 tĩnh mạch phổi trên và dưới: nằm trước và dưới phế quản chính.
b. Một số thành phần nhỏ: động mạch và tĩnh mạch phế quản, các dây thần kinh và hạch bạch huyết.
c. Lớp vỏ mô liên kết bao lấy các thành phần trên.
Bờ dưới phổi: vị trí? Hình thể?
A- Vị trí: quây lấy mặt hoành.
B- Hình thể: chia làm 2 đoạn
+ Đoạn thẳng: ngăn mặt hoành với mặt trong.
+ Đoạn cong: ngăn mặt hoành với mặt sườn, lách vào ngách sườn hoành của màng phổi.
Sự phân chia của các phế quản?
A- Mỗi phế quản chính sau khi chui vào rốn phổi → các phế quản thùy → phế quản phân thùy → phế quản hạ phân thùy → phế quản tiểu thùy.
B- Mỗi phế quản thùy / phân thùy / tiểu thùy dẫn khí cho 1 thùy / phân thùy / tiểu thùy.
Các hình đa giác trên bề mặt phổi là gì? Ý nghĩa, thành phần của cấu trúc này?
A- Tiểu thùy phổi.
B- Tiểu thùy phổi là đơn vị cơ sở của phổi.
C- Tiểu thùy phổi gồm:
+ Tiểu phế quản hô hấp dẫn khí vào ống phế nang rồi vào túi phế nang, cuối cùng vào phế nang.
+ Các mao mạch phổi ở bề mặt phế nang giúp trao đổi khí.
Cấu tạo thành phế quản?
Gồm 3 lớp:
+ Lớp sụn (không có ở các tiểu phế quản hô hấp).
+ Lớp cơ mỏng
+ Lớp niêm mạc
Sự phân chia cây phế quản / hay các phân thùy của phổi?
Thân động mạch phổi: nguyên ủy, tận cùng?
A- Nguyên ủy: từ lỗ động mạch phổi của thất phải.
B- Tận cùng: chia thành động mạch phổi phải và trái ở bờ sau của quai động mạch chủ ngực.
Động mạch phổi phải: đường đi?
Đi ngang từ trái sang phải, chui vào rốn phổi phải dưới phế quản thùy trên, đi trước dưới phế quản rồi vòng ra ngoài rồi sau phế quản (như con rắn quấn quanh cột).
Động mạch phổi phải: phân nhánh?
A- Động mạch phổi cho nhánh có tên tương ứng với thùy / phân thùy mà nó cấp máu:
+ Nhánh đỉnh.
+ Nhánh sau xuống, nhánh sau lên.
+ Nhánh trước xuống, nhánh trước lên.
+ Nhánh thùy giữa: tiếp tục chia làm 2 nhánh (bên và giữa).
+ Nhánh đỉnh của thùy dưới.
B- Sau khi tách nhánh, phần còn lại của động mạch phổi gọi là phần đáy, cho các nhánh vào các phân thùy đáy:
+ Nhánh dưới đỉnh.
+ 4 nhánh đáy (đáy giữa, đáy trước, đáy sau, đáy bên).
So sánh 2 động mạch phổi?
Động mạch phổi trái nhỏ và ngắn hơn bên phải.
Đường đi của động mạch phổi trái?
Từ chỗ phân chia
-> chếch qua trái và lên trên.
-> bắt chéo mặt trước phế quản chính trái
-> chui vào rốn phổi ở trên phế quản thùy trên trái
-> Sau đó vòng ra ngoài rồi ra sau phế quản (như bên phải).
Động mạch phổi trái: phân nhánh?
Tương tự như động mạch phổi phải, trừ:
+ Chỉ có 1 nhánh sau thùy trên.
+ Thay vì nhánh giữa như động mạch phổi phải, động mạch phổi trái có nhánh lưỡi, và được chia thành 2 nhánh nhỏ (lưỡi trên, lưỡi dưới).
Sự khác biệt về phân bố giữa động và tĩnh mạch phổi?
A- Động mạch phổi: chi đi vào trung tâm phế nang -> trao đổi khí.
B- Tĩnh mạch phổi: có ở cả trung tâm lẫn ngoại vi.
Động mạch và tĩnh mạch phế quản: ý nghĩa? Nguyên ủy động mạch? Chỗ hồi lưu tĩnh mạch?
- Là thành phần dinh dưỡng của phổi
-
Nguyên ủy:
+ Động mạch chủ ngực.
+ Có thể từ động mạch gian sườn sau thứ 3 (bên phải). - Tĩnh mạch phế quản: chủ yếu hồi lưu về tĩnh mạch đơn. Một số nhánh nhỏ về tĩnh mạch phổi.
Màng phổi: mô tả giải phẫu chung?
A- Gồm 2 lá: lá thành và lá tạng. Ở giữa là khoang màng phổi.
B- Mỗi phổi được bao bọc bởi màng phổi riêng biệt, không thông nhau.
Màng phổi tạng: mô tả?
- Bọc lấy và dính sát vào nhu mô phổi, lách vào các khe gian thùy.
- Ở rốn phổi: màng phổi tạng quặt ra liên tiếp với màng phổi thành.
- Đường quặt có hình vợt bóng bàn mà cán quay xuống dưới, chỗ này là dây chằng phổi (vị trí 2 lá màng phổi sát vào nhau).
Màng phổi thành: phân chia? vị trí từng phần?
A- Gồm:
+ Màng phổi trung thất: áp sát vào phần trung thất (mặt trong) của màng phổi tạng.
+ Màng phổi sườn: dính sát vào mặt trong lòng ngực (ngăn cách bởi mạc nội ngực).
+ Màng phổi hoành: dính sát vào mặt trên cơ hoành (ngăn cách bởi mạc hoành - màng phổi [bản chất cũng là mạc nội ngực).
B- Đỉnh màng phổi:
+ Phần màng phổi thành tương ứng đỉnh phổi, liên tục với màng phổi sườn lên đỉnh phổi.
+ Phần mạc nội ngực ở đây là màng trên màng phổi.
Liên quan giữa đỉnh màng phổi với các xương lân cận?
Đỉnh màng phổi được giữ bởi các dây chằng treo đỉnh màng phổi từ các xương sống, xương sườn lân cận.
Các ngách màng phổi: hình thành? Gồm các ngách nào?
A- Ngách màng phổi: là góc nhị diện hợp bởi 2 phần màng phổi thành.
B- Gồm:
+ Ngách sườn hoành.
+ Ngách sườn trung thất.
Phần màng phổi sườn của màng phổi thành áp sát cấu trúc nào ở thành ngực?
+ Cột sống ngực.
+ Xương ức; các xương sườn và cơ gian sườn.
Các ngách của màng phổi: hình thành?
A- Ngách sườn - hoành: màng phổi sườn hợp với màng phổi hoành.
B- Ngách sườn - trung thất: màng phổi sườn hợp với màng phổi trung thất.
Khoang màng phổi: vị trí? tính chất? ý nghĩa lâm sàng?
A- Giữa 2 lá màng phổi.
B- Tính chất:
+ Là khoang ảo: không có máu, không có dịch (trừ ít dịch sinh lí), không có khí.
+ Áp suất âm.
C- Nguyên tắc trên lâm sàng: không được để khoang màng phổi tiếp xúc với không khí → mất áp suất âm → ảnh hưởng hô hấp.
Mặt sườn 2 phổi
Mặt trong 2 phổi
Các phân thùy 2 phổi
Khe ngang phổi: Vị trí Ý nghĩa giải phẫu?
A- Vị trí: phổi phải, tách từ khe chếch ngang mức khoang gian sườn IV ở đường nách giữa; đầu trước ngang với sụn sườn IV.
Ngang giữa gian 4, trước sụn sườn 4.
B- Ý nghĩa giải phẫu: ngăn cách thùy trên và thùy giữa phổi phải.
Bờ dưới phổi: Chiếu lên thành ngực?
Đầu trong sụn sườn VI
→ khoang gian sườn VII ở đường nách giữa
→ đầu sau xương sườn XI sát cột sống.
Bờ dưới phổi, trong sụn 6, giữa gian 7 sau 11
Ngách sườn hoành của màng phổi: Chiếu lên thành ngực?
Vị trí chiếu lên thành ngực: thấp hơn phổi
+ Đường nách giữa: ngang mức xương sườn X.
+ Cách đường giữa sau 10cm: ngang mức xương sườn XI.
+ Tận hết: ngang khoang gian đốt sống N12-L1.
Nách giữa sườn X, sau sườn XI, tận gian XII
Ngách sườn trung thất của màng phổi: Chiếu lên thành ngực?
Giống bờ trước phổi TRỪ bờ dưới trái gần đường giữa hõm khuyết tim của bờ trước phổi trái.