Ruột non Flashcards
Ruột non: giới hạn? Đặc điểm đặc biệt về kích thước trong ổ bụng? Ở tầng nào của ổ bụng?
A- Từ môn vị tới lỗ hồi manh tràng.
B- Chiếm phần lớn ổ bụng.
C- Tầng dưới mạc treo kết tràng ngang.
Phân chia ruột non?
Gồm 3 phần:
+ Tá tràng.
+ Hỗng tràng (1/4 trên trái).
+ Hồi tràng (1/4 dưới phải).
Hỗng tràng: vị trí trên thành bụng? chiều dài?
A- 1/4 trên trái.
B- 2/5 đầu chiều dài ruột non.
Chiều rộng của ruột non? Đặc điểm của chiều rộng?
A- Đầu 3cm; cuối 2cm.
B- Giảm dần về cuối.
Cách sắp xếp, chiều dài, số lượng các quai ruột non (hay khúc ruột non)?
A- Cuộn lại thành hình chữ U.
B- Chiều dài mỗi quai ruột non: #25cm (20-25cm).
C- 8-12 (14-16) quai ruột non.
Quy luật tổng quát về vị trí của các quai ruột non?
A- 1/3 đầu nằm ở hạ sườn trái, không chạm vào đường giữa bụng.
B- 1/3 giữa nằm ở phần trung tâm bụng.
C- 1/3 cuối ở chậu hông và hố chậu phải.
Liên quan phía trên của ruột non?
+ Kết tràng ngang.
+ Mạc treo kết tràng ngang.
Liên quan phía dưới của ruột non?
Với các tạng trong chậu hông bé (trực tràng, tạng sinh dục, bàng quang).
Liên quan bên phải và trái của ruột non?
A- Phải: Manh tràng và kết tràng lên.
B- Trái: kết tràng xuống (ở giữa kết tràng xuống và thành bụng trước).
Liên quan phía trước của ruột non?
+ Mạc nối lớn.
+ Thành bụng trước.
Vị trí, chiều dài của hồi tràng?
A- 1/4 dưới phải.
B- 3/4 sau chiều dài ruột non.
Đặc điểm khác biệt giữa hỗng tràng và hồi tràng?
A- Hỗng tràng đường kính lớn hơn; thành dày hơn, nhiều mạch máu hơn; nhiều nếp vòng cao hơn hồi tràng.
B- Mô bạch huyết ở hỗng tràng là nang đơn độc; hồi tràng là mảng bạch huyết (mảng Payer’s).
C- Vị trí: quai hỗng tràng nằm ngang ở trên trái; quai hồi tràng nằm dọc ở phải dưới ổ bụng.
D- Hỗng tràng có ít động mạch cung hơn; động mạch thẳng dài hơn.
E- Hỗng tràng có ít mỡ mạc treo hơn hồi tràng.
Thành ống tiêu hóa gồm mấy lớp? Kể tên?
5 lớp:
+ Niêm mạc.
+ Tấm dưới niêm.
+ Cơ.
+ Tấm dưới thanh mạc.
+ Thanh mạc.
Lớp niêm mạc của ruột non: chức năng? Các cấu trúc được hình thành để thực hiện chức năng này?
A- Lớp quan trọng nhất: đảm bảo gần toàn bộ quá trình hấp thu của ống tiêu hóa.
B- Các cấu trúc được hình thành: nếp vòng, nếp dọc, mao tràng, tuyến ruột.
Nếp vòng (van) ở ruột non: so sánh phân bố ở hỗng tràng và hồi tràng?
+ Nhiều ở đoạn đầu hỗng tràng.
+ Nhỏ dần và biến mất khi càng về cuối hồi tràng.
Mao tràng của ruột non: vị trí? Chức năng?
A- Trên bề mặt niêm mạc, kể cả các nếp vòng.
B- Hấp thu dưỡng trấp.
Các nang bạch huyết của ruột non: gồm các loại nào? Nằm ở lớp nào?
Gồm 2 loại:
+ Nang bạch huyết đơn độc: ở tấm dưới niêm.
+ Nang bạch huyết chùm (mảng bạch huyết): nằm ở lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạch.
Nang bạch huyết chùm (mảng bạch huyết) của ruột non: phân bố? Ý nghĩa trong bệnh sốt thương hàn và lao ruột?
A- Phân bố:
+ Trong niêm mạc và tấm dưới niêm của hồi tràng (nhất là các đoạn cuối).
+ Dọc theo bờ tự do của ruột non.
B- Vị trí chủ yếu bị loét trong bệnh sốt thương hàn và lao ruột.
Vị trí các tuyến ruột?
Vị trí các lỗ tiết? Chức năng?
A- Các tuyến: ở lớp niêm mạc trên suốt chiều dài ruột non.
B- Vị trí lỗ tiết: ở giữa các mao tràng.
C- Chức năng: tiết dịch tràng.
Lớp cơ ruột non: là loại cơ gì? Phân chia?
Đặc điểm của lớp cơ này ở đoạn cuối hồi tràng?
A- Cơ trơn.
B- Chia ra 2 tầng:
+ Tầng cơ dọc: mỏng, ở ngoài.
+ Tầng cơ vòng: dày, ở trong.
C- Ở đoạn cuối hồi tràng: 2 tầng cơ rất mỏng.
Lớp thanh mạc ruột non: bản chất? Liên tiếp với cấu trúc nào?
A- Là lớp phúc mạc bọc quanh ruột non.
B- Liên tiếp với 2 lá cuả mạc treo tràng.
Túi thừa hồi tràng (túi thừa Merkel): nguồn gốc? Tỉ lệ?
A- Là di tích của ống noãn hoàn.
B- 1-3%
Túi thừa hồi tràng (hay túi thừa Merkel): vị trí?
Đặc điểm giải phẫu của đầu túi thừa? Hệ quả?
A- Bờ tự do của hồi tràng, cách góc hồi manh tràng 80cm.
B- Đầu túi thừa có thể tự do hay dính vào thành bụng ở rốn bằng 1 dải xơ.
C- Có thể gây tắc do xoắn ruột.
Mạc treo ruột (non): nối 2 cấu trúc nào? Bản chất?
A- Nối ruột non vào thành bụng sau.
B- Là nếp phúc mạc.
Ý nghĩa giải phẫu trong phân khu ổ bụng của mạc treo ruột (non)?
Tạo 1 vách chếch xuống dưới phải
=> chia tầng dưới mạc treo kết tràng ngang thành 2 khu phải và trái.
Chiều rộng của mạc treo ruột (non): là kích thước giữa 2 cấu trúc nào? đặc điểm?
A- từ rễ đến bờ mạc treo.
B- Lớn nhất ở giữa (12-15cm), giảm dần ở 2 đầu
-> rễ và bờ mạc treo gần nhau.
Các thành phần chứa bên trong mạc treo ruột (non)?
- Các nhánh ruột của động mạch - tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
- Các nhánh thần kinh của đám rối mạc treo tràng.
- Các bạch mạch và chuỗi hạch bạch huyết.
- Tổ chức mỡ.
Vị trí tưới máu của động mạch mạc treo tràng trên?
Một phần tụy; tất cả ruột non (trừ phần hành tá tràng) và 1 phần ruột già (từ kết tràng góc lách về trước).
Động mạch mạc treo tràng trên: nguyên ủy?
+ Mặt trước động mạch chủ bụng.
+ #1cm dưới động mạch thân tạng.
+ Ngang đốt L1.
Động mạch mạc treo tràng trên: độ dài? tận cùng?
A- 20 - 25cm.
B- Cách góc hồi manh tràng 80cm, tương ứng gốc của túi thừa Merkel (nếu có).
Động mạch mạc treo tràng trên: đường đi?
Từ sau tụy đi thẳng
-> xuống trước mỏm móc tụy và phần ngang tá tràng
-> vào rễ mạc treo tràng
-> chạy trong mạc treo
-> đến hố chậu phải.
Tương quan vị trí của động mạch mạc treo tràng trên so với tĩnh mạch tương ứng?
Động mạch ở bên trái, hơi phía sau tĩnh mạch trên suốt đường đi.
Phân chia về vị trí của động mạch mạc treo tràng trên?
4 đoạn:
+ Đoạn sau tụy.
+ Đoạn trên và trước tá tràng.
+ Đoạn trong rễ mạc treo tràng.
+ Đoạn trong mạc treo tràng.
Liên quan trước, sau, xung quanh của động mạch mạc treo tràng trên ở đoạn sau tụy?
A- Phía sau: động mạch chủ bụng.
B- Phia trước: tụy.
C- Xung quanh:
+ Tứ giác tĩnh mạch.
+ Đám rối thần kinh và hạch bạch huyết.
Tứ giác tĩnh mạch quanh đoạn sau tụy của động mạch mạc treo tràng trên: mô tả thành phần?
Các cạnh không nằm trong cùng 1 bình diện
A- Ở sau phúc mạc:
+ Bên phải -> tĩnh mạch chủ dưới.
+ Ở dưới -> tĩnh mạch thận trái.
B- Ở trước phục mạc:
+ Bên trái -> tĩnh mạch mạc treo tràng dưới.
+ Ở trên -> thân tĩnh mạch lách.
Tận cùng của động mạch mạc treo tràng trên ở đoạn trong mạc treo tràng? Tính chất đi động của đoạn này?
A- Tận hết bằng 1 nhánh nối với nhánh hồi tràng (từ động mạch hồi kết tràng).
B- Đoạn này rất di động.
Các nhánh bên của động mạch mạc treo tràng trên?
- Các động mạch tá tụy dưới.
- Các động mạch hỗng tràng và hồi tràng (các nhánh ruột).
- Động mạch hồi kết tràng.
- Động mạch kết tràng phải.
- Động mạch kết tràng giữa.
Động mạch hồi kết tràng: nguyên ủy?
Bờ phải của động mạch mạc treo tràng trên.
Động mạch hồi kết tràng: vị trí phân chia? Các nhánh?
A- Vùng manh tràng.
B- 5 nhánh:
+ Động mạch lên.
+ Động mạch manh tràng trước.
+ Động mạch manh tràng sau.
+ Động mạch ruột thừa.
+ Động mạch hồi tràng.
Nhánh động mạch lên từ động mạch hồi kết tràng: đường đi? nối với động mạch nào?
A- Dọc theo bờ phải của kết tràng lên.
B- Nối với 1 nhánh của động mạch kết tràng phải.
Nhánh động mạch manh tràng trước và sau (từ động mạch hồi kết tràng): vị trí tưới máu?
A- Động mạch manh tràng trước: tưới máu mặt trước manh tràng.
B- Động mạch manh tràng sau: tưới máu mặt sau manh tràng.
Nhánh động mạch ruột thừa từ động mạch hồi kết tràng: liên quan vị trí với hồi tràng? Vị trí tận cùng?
A- Đi phía sau hồi tràng.
B- Bờ tự do của mạc treo ruột thừa.
Nhánh động mạch hồi tràng từ động mạch hồi kết tràng: đường đi? nối với động mạch nào?
A- Đi dọc theo hồi tràng.
B- Nối với nhánh tận của động mạch mạc treo tràng trên.
Động mạch kết tràng phải (từ động mạch mạc treo tràng trên): vị trí phân chia? các nhánh?
A- Góc phải của kết tràng.
B- 2 nhánh lên và xuống.
Các nhánh của động mạch kết tràng phải (từ động mạch mạc treo tràng trên) nối với động mạch nào?
A- Nhánh lên: nối với nhánh phải của động mạch kết tràng giữa.
B- Nhánh xuống nối với động mạch lên (từ động mạch hồi kết tràng).
Động mạch kết tràng giữa (từ động mạch mạc treo tràng trên): các nhánh? Nối với động mạch nào?
Cấu trúc giải phẫu hình thành nhờ sự thông nối này?
A- 2 nhánh phải, trái.
B- Nối với động mạch kết tràng phải và trái.
C- Cung mạch Riolan.
Cung mạch Riolan: vị trí? Hình thành từ các động mạch nào?
A- Đi dọc theo kết tràng ngang.
B- Từ 2 nhánh phải, trái của động mạch kết tràng giữa <-> nối với động mạch kết tràng phải và trái tạo thành.
Động mạch mạc treo tràng trên nối với các động mạch nào?
A- Động mạch thân tạng.
B- Động mạch mạc treo tràng dưới.
Động mạch mạc treo tràng trên nối với động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng dưới qua các nhánh nối nào?
A- Các nhánh tá tụy dưới (từ động mạch mạc treo tràng trên) — nối các nhánh của động mạch vị tá tràng (từ động mạch thân tạng).
B- Động mạch kết tràng giữa (từ động mạch mạc treo tràng trên) — nối động mạch kết tràng trái (từ động mạch mạc treo tràng dưới).
Tĩnh mạch mạc treo tràng trên nhận máu từ các tĩnh mạch nào?
A- Các tĩnh mạch là nhánh của động mạch tương ứng:
+ Các tĩnh mạch ruột (hỗng và hồi tràng).
+ Tĩnh mạch hồi kết tràng, ruột thừa.
+ Tĩnh mạch kết tràng phải.
+ Tĩnh mạch kết tràng giữa.
+ Tĩnh mạch tụy, tá tụy.
B- Ngoài ra còn có tĩnh mạch vị mạc nối phải.
Tận hết của tĩnh mạch mạc treo tràng trên?
Ở phía sau thân tụy: hợp với tĩnh mạch lách => tạo thành tĩnh mạch cửa.
Các thành phần thuộc hệ giao cảm chi phối cho các tạng trong ổ bụng?
4-6 hạch thắt lưng và 4-5 hạch cùng, tạo thành:
+ Đám rối tạng.
+ Đám rối mạc treo tràng trên và hạch.
+ Đám rối mạc treo tràng dưới và hạch.
+ Đám rối liên mạc treo tràng.
+ Các đám rối của tạng (gan, lách, vị, tụy,…)
Đường đi của các sợi trước hạch (thành phần của hệ đối giao cảm cho các tạng trong ổ bụng)?
Mượn đường đi của dây X:
A- Dây X đến các hạch trước tạng ở ngực, bụng.
B- Các sợi trước hạch đi theo rễ trước dây gai sống
-> đám rối hạ vị dưới
-> đám rối bàng quang; đám rối sinh dục; đám rối trực tràng.
Các thành phần thuộc hệ đối giao cảm chi phối cho các tạng trong ổ bụng?
A- Các sợi trước hạch của phần trung ương, mượn đường đi của dây X -> tới đám rối tạng.
B- Các sợi sau hạch -> tới cơ trơn của tạng.