Mông Flashcards
Giới hạn vùng mông?
A- Trên: mào chậu.
B- Dưới: nếp lằn mông.
C- Ngoài: đường nối gai chậu trước trên và mấu chuyển lớn.
D- Trong: mào giữa xương cùng.
Mô tả các thành phần trong lớp nông của mông?
A- Da và tổ chức dưới da.
B- Các thần kinh cảm giác trong da và tổ chức dưới da:
+ Thần kinh bì mông trên: thuộc các thần kinh thắt lưng.
+ Thần kinh bì mông giữa: thuộc các thần kinh cùng và cụt.
+ Thần kinh bì mông dưới: thuộc thần kinh bì đùi sau.
C- Mạc nông: Chia làm 2 lá bọc lấy cơ mông lớn.
Cơ mông gồm mấy loại (chia theo nguyên ủy - bám tận)? Vận động của các loại này?
2 loại:
+ Cơ chậu - mấu chuyển: duỗi, dạng và xoay đùi.
+ Cơ ụ ngồi - xương mu: chủ yếu xoay ngoài đùi.
Chậu chuyển ngồi mu, duỗi dạng xoay ngoài
Các cơ chậu - mấu chuyển của mông gồm?
- Cơ căng mạc đùi
- Cơ mông lớn
- Cơ mông nhỡ
- Cơ mông bé
- Cơ hình lê
Mông lớn nhỡ bé, mạc đùi hình lê
Các cơ ụ ngồi - xương mu của mông gồm?
- Cơ bịt trong
- Các cơ sinh đôi
- Cơ vuông đùi
- Cơ bịt ngoài
Phân lớp của các cơ vùng mông?
3 lớp:
A- Lớp nông:
+ Cơ mông lớn
+ Cơ căng mạc đùi
B- Lớp giữa:
+ Cơ mông nhỡ
+ Cơ hình lê
C- Lớp sâu:
+ Cơ mông bé
+ Cơ bịt trong
+ Cơ sinh đôi
+ Cơ vuông đùi
+ Cơ bịt ngoài
Cơ hình lê: ý nghĩa đặc biệt về giải phẫu?
Là mốc quan trọng để tìm mạch máu và thần kinh vùng mông.
Phân chia và thành phần mạch máu, thần kinh vùng mông?
2 bó:
A- Bó mạch thần kinh trên cơ hình lê:
+ Động - tĩnh mạch mông trên.
+ Thần kinh mông trên.
B- Bó mạch thần kinh dưới cơ hình lê: gồm nhiều thần kinh và bó mạch, chia làm 3 lớp.
Động mạch mông trên: là thành phần của bó mạch - thần kinh nào?
Nguyên ủy?
A- Bó mạch thần kinh trên cơ hình lê.
B- Nguyên ủy: là nhánh của động mạch chậu trong.
Liên quan với cơ và tĩnh mạch của động mạch mông trên ở mông?
A- Trên cơ hình lê.
B- Trước (hay sâu hơn) cơ mông lớn, và tĩnh mạch mông trên.
Động mạch mông trên: các nhánh? đường đi?
2 nhánh:
+ Nhánh nông: đi giữa cơ mông lớn và mông nhỡ.
+ Nhánh sâu: đi giữa cơ mông nhỡ và mông bé.
Động mạch mông trên: ngành nối?
Các ngành nối với động mạch chậu ngoài, chậu trong và đùi sâu.
+ Nhánh mũ chậu sâu -> nối động mạch chậu ngoài.
+ Nhánh mũ đùi ngoài -> nối động mạch đùi sâu.
+ Nhánh động mạch mông dưới, cùng ngoài -> nối động mạch chậu trong.
Chậu sâu chậu ngoài, đùi ngoài đùi sâu, mông dưới cùng ngoài, động mạch chậu trong
Thần kinh mông trên: là thành phần của bó mạch thần kinh nào?
Nguồn gốc? Chi phối thần kinh tại mông?
A- Bó mạch thần kinh trên cơ hình lê.
B- Nguồn gốc: thần kinh L4-5 và S1.
C- Vận động 3 cơ: mông nhỡ, mông bé và cơ căng mạc đùi.
Thần kinh mông trên, 4 5 cùng 1, mông nhỡ mông bé, cơ căng mạc đùi
Thần kinh mông trên: Vị trí phân nhánh? Các nhánh?
Liên quan với động mạch mông trên?
A- Chui qua khuyết ngồi lớn.
B- Chia 2 nhánh đi cùng động và tĩnh mạch mông trên.
C- Nằm sâu hơn động mạch mông trên.
Bò mạch thần kinh dưới cơ hình lê: Phân lớp? Thành phần của 2 lớp phía nông?
3 lớp: nông, giữa, sâu.
A- Lớp nông: thần kinh bì đùi sau.
B- Lớp giữa:
+ Thần kinh ngồi.
+ Bó mạch thần kinh mông dưới.
+ Bó mạch thần kinh thẹn.
Nông bì đùi sau, giữa ngồi mông thẹn
Sâu cùng vận cơ, và hậu môn cụt
Bó mạch thần kinh dưới cơ hình lê: thành phần lớp sâu?
A- Thần kinh vận động cho các lớp cơ sâu: cơ vuông đùi, cơ bịt trong, cơ sinh đôi trên và dưới => đều là nhánh của đám rối cùng.
B- Các nhánh thần kinh hậu môn - cụt: chi phối cảm giác cho vùng quanh xương cụt.
Thần kinh bì đùi sau: nguồn gốc? Liên quan vùng mông?
A- Nguồn gốc: nhánh trước dây S1-2 và nhánh sau dây S2-3.
B- Liên quan vùng mông: đi
+ Dưới cơ hình lê.
+ Trong thần kinh ngồi.
Thần kinh bì đùi sau: các nhánh ở mông?
+ Nhánh bì mông dưới: cảm giác cho vùng bờ dưới cơ mông lớn.
+ Các nhánh đáy chậu: cảm giác cho cơ quan sinh dục ngoài.
Đùi sau mông dưới, đáy chậu dục ngoài
Thần kinh ngồi: đặc điểm giải phẫu? Chi phối?
A- Là thần kinh lớn nhất cơ thể.
B- Chi phối cảm giác và vận động phần lớn chi dưới.
Thần kinh ngồi: thành phần? Nguồn gốc?
gồm 2 thành phần:
A- Thần kinh chày: từ nhánh trước thần kinh L4-5 và S1-3.
B- Thần kinh mác chung: từ nhánh sau thần kinh L4-5 và S1-2.
Đặc điểm liên quan giữa 2 thành phần của thần kinh ngồi?
A- 2 thành phần được bọc trong 1 bao chung, chỉ tách xa nhau ở vùng khoeo.
B- Hiếm: chia sớm => sẽ có 1 thành phần nằm xuyên hay trên cơ hình lê.
Liên quan trên, trước, sau, trong của thần kinh ngồi ở vùng mông?
A- Phía trên: bờ dưới cơ hình lê.
B- Phía trước: nhóm cơ ụ ngồi - xương mu - mấu chuyển.
C- Phía sau:
+ Cơ mông lớn.
+ Thần kinh bì đùi sau.
D- Phía trong:
+ Bó mạch thần kinh mông dưới.
+ Bó mạch thần kinh thẹn.
*Note: ở mông, cấu trúc nào nằm trước thì sâu hơn
Phân nhánh của thần kinh ngồi ở vùng mông?
Không có nhánh vận động hay cảm giác nào ở vùng mông.
Bó mạch thần kinh mông dưới: thành phần?
+ Thần kinh mông dưới.
+ Động mạch mông dưới.
Thần kinh mông dưới: nguồn gốc? Chi phối?
A- Nguồn gốc: thần kinh L5, S1-2.
B- Chi phối: vận động cơ mông lớn.
Thần kinh mông dưới: đường đi?
Vùng chậu
-> qua khuyết ngồi to
-> bờ dưới cơ hình lê
-> vào vùng mông vận động cơ mông lớn.
Động mạch mông dưới: nguồn gốc? Tưới máu?
A- Nhánh của động mạch chậu trong.
B- Tưới máu:
+ Các cơ vùng mông.
+ Các cơ vùng đùi sau (nhóm cơ ụ ngồi - cẳng chân).
+ Nhánh cho thần kinh ngồi.
Động mạch mông dưới: liên quan trên, trong, ngoài ở vùng mông?
A- Phía trên: Bờ dưới cơ hình lê.
B- Phía trong: bó mạch thần kinh thẹn.
C- Phía ngoài: thần kinh ngồi -> ngoài và hơi sâu hơn động mạch mông dưới.
Động mạch mông dưới: các nhánh?
Các nhánh:
+ Các nhánh nuôi cơ.
+ Nhánh cho thần kinh ngồi.
+ Nhánh nối với động mạch mũ đùi ngoài và trong.
+ Nhánh nối với nhánh xuyên 1 của động mạch đùi sâu.
Mông dưới nuôi cơ, nuôi thần kinh ngồi, nối mũ trong ngoài, xuyên 1 đùi sâu
Bó mạch thần kinh thẹn: thành phần?
+ Thần kinh thẹn.
+ Động mạch thẹn trong.
Thần kinh thẹn: nguồn gốc? Vị trí chi phối?
A- Thần kinh thẹn: từ ngành trước thần kinh S2-4.
B- Vùng đáy chậu và sinh dục ngoài.
Động mạch thẹn trong: nguồn gốc? Đường đi?
A- Nhánh của động mạch chậu trong.
B- Đường đi: ra vùng mông ở khuyết ngồi lớn
-> vào hố chậu qua khuyết ngồi bé.
Nguyên ủy của thần kinh bì đùi sau và thần kinh thẹn?
Trên mác chày, dưới đùi thẹn
A- Thần kinh bì đùi sau: S1 - S3.
B- Thần kinh thẹn: ngành trước S2- S4.
Các cấu trúc xuất phát từ vùng chậu muốn ra vùng mông hầu hết phải qua cấu trúc nào? Vị trí của cấu trúc đó?
A- Khuyết ngồi lớn
B- Là chỗ khuyết (lõm) vào ở mặt sau xương chậu.