Cơ vùng đầu - mặt - cổ Flashcards
Cơ bám da mặt (hay cơ mặt): các nhóm?
Chia làm 5 nhóm:
A- Cơ trên sọ.
B- Cơ tai.
C- Cơ mắt.
D- Cơ mũi.
E- Cơ miệng.
Các cơ trên sọ (thuộc cơ bám da mặt): kể tên?
Cơ trên sọ: cơ chẩm trán, cơ thái dương - đỉnh.
Các cơ tai (thuộc cơ bám da mặt): kể tên?
Cơ tai trước, trên, sau.
Các cơ mắt (thuộc cơ bám da mặt): kể tên?
Cơ mắt: cơ vòng mắt, cơ cau mày, cơ hạ mày.
Các cơ mũi (thuộc cơ bám da mặt): kể tên?
Cơ mũi: cơ mảnh khảnh, cơ mũi, cơ hạ vách mũi.
Các cơ miệng (thuộc cơ bám da mặt): kể tên?
Cơ miệng: nhiều cơ
+ Cơ nâng môi trên, cơ nâng môi trên cánh mũi, cơ nâng góc miệng.
+ Cơ gò má lớn, cơ gò má nhỏ, cơ cười.
+ Cơ hạ môi dưới, cơ hạ góc miệng.
+ Cơ cằm, cơ ngang cằm.
+ Cơ mút, cơ vòng miệng.
Chức năng nói chung của cơ bám da mặt (cơ mặt)?
A- Là phương tiện để diễn đạt cảm xúc, tình cảm.
B- Đóng, mở các lỗ tự nhiên vùng đầu - mặt.
Đặc điểm chung của các cơ bám da mặt (cơ mặt)?
A- Nguyên ủy ở xương, bám tận ở da mặt.
B- Bám quanh các lỗ tự nhiên vùng đầu, mặt.
C- Vận động bởi thần kinh mặt.
Cơ ức - đòn - chủm: động tác? Thần kinh chi phối?
A- Động tác:
+ Xoay đầu và kéo đầu về cùng bên.
+ Khi co 2 bên: gấp hoặc duỗi cột sống cổ; nâng lồng ngực.
B- Thần kinh chi phối:
+ Thần kinh phụ.
+ C2, C3.
Các cơ có 2 thân (2 bụng) ở vùng cổ trước?
Các bó cơ có 2 thân:
+ Cơ nhị thân.
+ Cơ vai - móng.
+ Cơ ức - đòn - chủm.
Các cấu trúc nằm trong bao cảnh? Bao cảnh đi phía sau cơ nào?
A- Tĩnh mạch cảnh trong, động mạch cảnh chung và thần kinh X.
B- Đi phía sau cơ vai - móng.
Tam giác cổ trước: giới hạn?
Giới hạn của tam giác cổ trước:
+ Phía trên: xương hàm dưới.
+ Phía trong: đường giữa cổ.
+ Phía ngoài: bờ trước cơ ức – đòn – chủm.
Tam giác cổ trước: Phân chia?
Tam giác cổ trước được xương móng và bụng sau cơ nhị thân chia làm 2 phần:
+ Ở trên xương móng: tam giác dưới hàm.
+ Ở dưới xương móng: tiếp túc được cơ vai móng chia thành tam giác cảnh và tam giác cơ.
Tam giác dưới hàm: giới hạn?
Tam giác dưới hàm giới hạn bởi:
+ Phía trên: xương hàm dưới (có thể kể hoặc không).
+ Phía sau: bụng sau cơ nhị thân.
+ Phía trước: bụng TRƯỚC cơ nhị thân.
Tam giác dưới hàm: Cấu trúc đi bên trong?
Cấu trúc đi bên trong:
A- Tuyến dưới hàm.
B- Động mạch và tĩnh mạch mặt; nhánh dưới cằm của ĐM mặt.
C- TK mặt: nhánh hàm dưới và nhánh cổ.
D- TK lưỡi.
E- TK hạ thiệt.
Tam giác cảnh: giới hạn?
Tam giác cảnh giới hạn bởi:
+ Phía trên: bụng sau cơ nhị thân.
+ Phía dưới: bụng trên cơ vai móng.
+ Phía sau: bờ trước cơ ức đòn chủm.
Liên quan giữa TK hạ thiệt (XII) và các ĐM cảnh tại tam giác cảnh?
TK hạ thiệt bắt chéo phía ngoài ĐM cảnh ngoài và ĐM cảnh trong.
Tam giác cảnh: cấu trúc đi bên trong?
Cấu trúc đi bên trong:
A- Hệ cảnh:
+ Động mạch cảnh chung.
+ ĐM cảnh trong.
+ ĐM cảnh ngoài và 3 nhánh đầu tiên (ĐM giáp trên, ĐM lưỡi, ĐM mặt).
+ Tĩnh mạch cảnh trong.
B- Thần kinh:
+ TK lang thang (X), TK phụ (XI), TK hạ thiệt (XII).
Cấu trúc nào vừa nằm trong tam giác cảnh vừa nằm trong tan giác dưới hàm?
Thần kinh hạ thiệt (XII).
Tam giác cơ: cấu trúc đi bên trong?
Thành phần bên trong:
+ Các cơ dưới móng.
+ Thần kinh thanh quản dưới.
+ Tuyến giáp và mạch máu giáp dưới.
+ Khí quản.
+ Thực quản.
Tam giác cơ: giới hạn?
Tam giác cơ giới hạn bởi:
+ Phía trên: cơ vai móng.
+ Phía sau: bờ trước cơ ức đòn chủm.
+ Phía trước: đường giữa cổ.
Tam giác cổ sau: giới hạn?
Giới hạn:
+ Phía trước: bờ sau cơ ức - đòn chủm.
+ Phía sau: bờ trước cơ thang.
+ Phía dưới: xương đòn.
Tam giác cổ sau: Phân chia?
Tam giác cổ sau được bờ dưới bụng sau cơ vai – móng chia làm 2 tam giác:
+ Tam giác chẩm.
+ Tam giác vai – đòn (hay hố thượng đòn).
Tam giác chẩm: giới hạn?
Giới hạn bởi
+ Bờ sau cơ ức đòn chủm.
+ Bờ trước cơ thang.
+ Bờ dưới bụng sau cơ vai – móng.
Tam giác chẩm: Cấu trúc đi bên trong?
Cấu trúc bên trong:
+ Các cơ: cơ gối đầu, cơ nâng vai, cơ bậc thang giữa và sau.
+ ĐM chẩm.
+ Thần kinh phụ (XI), ĐR TK cổ.
Tam giác vai đòn (trên đòn): thành phần đi bên trong?
Gồm:
+ ĐM dưới đòn.
+ ĐR TK cánh tay (nằm trên sau ĐM dưới đòn).
Tam giác vai đòn (trên đòn): giới hạn? Tương ứng với cấu trúc nào?
A- Giới hạn bởi:
+ Bờ sau cơ ức đòn chủm.
+ Bờ trên xương đòn.
+ Bờ dưới bụng sau cơ vai – móng.
B- Tương ứng với hố trên đòn.
Các cơ thuộc nhóm cơ nhai?
Gồm 4 cơ:
+ Cơ thái dương.
+ Cơ cắn.
+ Cơ chân bướm trong.
+ Cơ chân bướm ngoài.
Nhóm cơ nhai: chức năng? Thần kinh chi phối? Bám tận?
A- Chức năng: làm động tác nhai
+ Cơ chân bướm ngoài: mở hàm.
+ 3 cơ còn lại: đóng và khép hàm.
B- Thần kinh chi phối: các nhánh của thần kinh hàm dưới (dây V3).
C- tất cả đều bám vào xương hàm dưới.
Vị trí bám vào xương hàm của các cơ nhai (về trong / ngoài)?
Về trong, ngoài:
+ Cơ cắn và cơ thái dương: bám mặt ngoài xương hàm dưới:
+ Cơ chân bướm trong và cơ chân bướm ngoài: bám mặt trong xương hàm dưới.
Tuyến nước bọt mang tai trên đường đi xuyên qua cấu trúc nào?
Cơ mút.
Thành phần các cơ vùng cổ?
Gồm:
A- Các cơ trên móng.
B- Các cơ dưới móng.
C- Các cơ trước cột sống.
D- Các cơ bên cột sống.
E- Các cơ cổ bên.
F- Cơ gối cổ.
Kể tên các cơ trên móng?
Gồm:
+ Cơ nhị thân.
+ Cơ trâm móng.
+ Cơ cằm móng.
+ Cơ hàm móng.
Các cơ trên móng: thần kinh chi phối?
Do các thần kinh:
A- Thần kinh mặt: bụng sau cơ nhị thân; cơ trâm móng.
B- Thần kinh hàm dưới: bụng trước cơ nhị thân; cơ hàm móng.
C- Còn cơ cằm móng: do gai C1 vận động, qua thần kinh hạ thiệt.
Kể tên các cơ dưới móng?
Gồm:
+ Cơ ức móng.
+ Cơ ức giáp.
+ Cơ giáp móng.
+ Cơ vai móng.
Các cơ dưới móng: thần kinh chi phối?
Các cơ dưới móng đều được vận động bởi quai cổ.
Kể tên các cơ cổ bên?
Gồm:
+ Cơ bám da cổ.
+ Cơ ức - đòn - chủm.
Cơ chẩm - trán (nhóm cơ trên sọ): chức năng?
+ Nâng chân mày.
+ Tạo nếp nhăn da.
+ Căng da đầu.
Chức năng của các cơ mắt (thuộc cơ bám da mặt)?
A- Cơ vòng mắt: nhắm mắt.
B- Cơ cau mày: kéo mày xuống dưới, vào trong -> diễn tả sự đau đớn.
C- Cơ hạ mày: kéo mày xuống dưới.
Cấu trúc liên quan phía ngoài cơ cắn (thuộc nhóm cơ nhai)?
Ống tuyến nước bọt mang tai vắt ngang phía ngoài cơ cắn.
Cơ khỏe nhất trong các cơ nhai?
Cơ cắn
Cơ thái dương (thuộc nhóm cơ nhai): nguyên ủy, bám tận?
A- Nguyên ủy: hố thái dương.
B- Bám tận: mỏm vẹt và ngành xương hàm dưới.
Cơ thái dương (thuộc nhóm cơ nhai): động tác? Thần kinh chi phối?
A- Động tác: nâng hàm dưới lên trên, ra sau.
B- Thần kinh chi phối: nhánh thái dương sâu (từ dây V3).
Cơ cắn (thuộc nhóm cơ nhai): nguyên ủy, bám tận?
A- Nguyên ủy: cung gò má.
B- Bám tận: mỏm vẹt; ngành và góc hàm dưới.
Cơ cắn (thuộc nhóm cơ nhai): vận động? thần kinh chi phối?
A- Vận động: nâng hàm dưới lên trên.
B- Thần kinh chi phối: TK cắn.
Cơ chân bướm trong (thuộc nhóm cơ nhai): nguyên ủy, bám tận?
A- Nguyên ủy:
+ Mặt trong mảnh xương bướm ngoài.
+ Mỏm tháp xương khẩu cái.
+ Củ xương hàm trên.
B- Bám tận: mặt trong ngành và góc hàm dưới.
Cơ chân bướm trong (thuộc nhóm cơ nhai): vận động? Thần kinh chi phối?
A- Vận động:
+ Đưa hàm dưới lên trên, ra trước.
+ Xoay hàm.
B- Thần kinh chi phối: thần kinh chân bướm trong.
Cơ chân bướm ngoài (thuộc nhóm cơ nhai): nguyên ủy, bám tận?
A- Nguyên ủy:
+ Mặt ngoài mảnh xương bướm ngoài.
+ Cánh lớn xương bướm.
B- Bám tận:
+ Cổ xương hàm dưới.
+ Bao khớp.
Cơ chân bướm ngoài (thuộc nhóm cơ nhai): vận động? Thần kinh chi phối? Điểm đặc biệt về vận động?
A- Vận động:
+ Đưa hàm dưới xuống dưới và ra trước.
+ Xoay hàm.
B- Thần kinh chi phối: TK chân bướm ngoài.
C- Là cơ duy nhất trong nhóm cơ cắn giúp hạ hàm dưới.
Cấu trúc nào tạo nên sàn ổ miệng?
Cơ hàm móng và cơ cằm móng (thuộc nhóm cơ trên móng) tạo nên sàn ổ miệng.
Thành phần các cơ bên cột sống ở cổ?
Gồm:
+ Cơ bậc thang trước.
+ Cơ bậc thang giữa.
+ Cơ bậc thang sau.
Cấu trúc đi qua khe giữa cơ bậc thang trước và cơ bậc thang giữa?
ĐR TK cánh tay.