Đùi Flashcards
Giới hạn của đùi?
A- Trên: nếp lằn bẹn (trước) và nếp lằn mông (sau)
B- Dưới: đường ngang trên nền xương bánh chè 3 khoát ngón tay.
Phân chia đùi về mặt giải phẫu? Cấu trúc ngăn cách các phần này?
A- Chia thành vùng đùi trước và vùng đùi sau.
B- Cấu trúc ngăn cách: vách gian cơ đùi ngoài và cơ khép lớn.
Phân chia các cơ vùng đùi trước? Chức năng các vùng này?
Cấu trúc ngăn cách các vùng này?
A- Gồm 2 khu cơ:
+ Khu cơ trước: cơ tứ đầu đùi, cơ may, cơ thắt lưng chậu => gấp đùi, duỗi cẳng chân.
+ Khu cơ trong: cơ lược, cơ thon và 3 cơ khép => khép đùi.
Trước đùi may chậu, trong thon lược khép
B- Ngăn cách bởi: vách gian cơ đùi trong.
Các cơ ở vùng đùi sau thuộc nhóm nào? Chức năng các cơ này?
A- Gồm cơ ụ ngồi - cẳng chân.
B- Chức năng: duỗi đùi, gấp gối.
Các thành phần trong tổ chức dưới da vùng đùi trước: thành phần? Bản chất, đặc điểm giải phẫu của các cấu trúc này?
A- 1 tấm dưới da:
+ Chứa nhiều mô mỡ.
+ Bị thủng nhiều lỗ -> gọi là mạc sàng.
B- Mạc đùi:
+ Là lớp mô sợi dày chắc phía dưới tấm dưới da.
+ Thủng 1 lỗ là lỗ tĩnh mạch hiển: cho tĩnh mạch hiển lớn và các động mạch nông đi qua.
Thần kinh cảm giác vùng da và tổ chức dưới da vùng đùi trước?
- Thần kinh chậu bẹn.
- Thần kinh sinh dục đùi.
- Thần kinh bịt.
- Thần kinh bì đùi ngoài.
- Các nhánh bì trước của thần kinh đùi.
Nguồn gốc của các nhánh thần kinh sinh dục đùi và chậu bẹn?
A- Thần kinh chậu bẹn: từ N12 - L1.
B- Thần kinh sinh dục đùi: từ thần kinh L1 - L2.
Nguồn gốc của thần kinh bịt; thần kinh bì đùi ngoài; và thần kinh đùi?
A- Thần kinh bì đùi ngoài: từ L2 - L3.
B- Nhánh bì của thần kinh bịt, các nhánh bì đùi trước của thần kinh đùi: từ L2- L4.
Các nhánh động mạch nông vùng đùi trước: nguồn gốc?
Các động mạch đi qua cấu trúc nào để ra nông?
A- Từ động mạch đùi.
B- Từ sâu xuyên qua mạc đùi hay qua lỗ tĩnh mạch hiển ra nông.
Thành phần của hệ thống động mạch nông trong tổ chức dưới da vùng đùi trước?
- Động mạch thượng vị nông.
- Động mạch mũ chậu nông.
- Các động mạch thẹn ngoài nông và sâu.
Thượng vị mũ chậu, thẹn ngoài nông sâu
Các động mạch thẹn ngoài ở đùi: là thành phần của? thành phần? Đường đi?
A- Hệ thống mạch nông trong tổ chức dưới da vùng đùi trước.
B- Gồm các nhánh sâu và nông.
C- Đường đi: kẹp lấy tĩnh mạch hiển lớn -> vào cơ quan sinh dục ngoài.
Thành phần của tĩnh mạch nông trong hệ thống mạch nông trong tổ chức dưới da vùng đùi trước?
- Tĩnh mạch hiển lớn.
- Các tĩnh mạch đi kèm động mạch nông.
Tĩnh mạch hiển lớn: nhận máu từ? Đường đi ở chân?
A- Từ cung tĩnh mạch mu chân và các nhãnh tĩnh mạch nông vùng cẳng chân.
B- Đi trước mắt cá trong
-> lồi cầu trong xương chày
-> mặt sau đùi
-> qua lỗ tĩnh mạch hiển của mạc đùi
-> đổ vào tĩnh mạch đùi.
Bạch huyết nông vùng bẹn: Phân khu? Cấu trúc phân cách các khu?
A- 4 khu: 2 khu trên và 2 khu dưới.
B- Phân cách bởi 2 đường:
+ Đường ngang qua lỗ tĩnh mạch hiển.
+ Đường dọc theo tĩnh mạch hiển lớn.
Các khu dưới của hệ thống hạch bạch huyết nông vùng bẹn: phân bố hạch? Nhận bạch huyết từ?
A- Các hạch nằm thẳng.
B- Nhận bạch huyết từ chi dưới.
Các khu trên của hệ thống hạch bạch huyết nông vùng bẹn: phân bố hạch? Nhận bạch huyết từ?
A- Các hạch nằm ngang.
B- Nhận bạch huyết từ:
+ Khu trên ngoài: từ vùng mông và bụng.
+ Khu trên trong: từ vùng đáy chậu; hậu môn; các tạng sinh dục.
Thành phần lớp sâu của mặt trước đùi?
A- 8 cơ chia làm 2 khu (trước và trong).
B- Động - tĩnh mạch và thần kinh đùi.
C- Động mạch và thần kinh bịt.
Cơ may: Cấu trúc mạc liên quan? Đặc điểm đặc biệt về giải phẫu?
A- Được bọc trong mạc đùi.
B - Là cơ dài nhất cơ thể.
Cơ tứ đầu đùi: các thân?
Gồm 4 thân cơ:
+ Cơ thẳng đùi.
+ Cơ rộng ngoài.
+ Cơ rộng trong.
+ Cơ rộng giữa.
Cơ khớp gối: nguồn gốc? Vị trí bám?
A- Từ những bó sâu của cơ rộng giữa -> tách thành cơ khớp gối.
B- Bám vào:
+ Bao khớp gối.
+ Bờ trên xương bánh chè.
Bám tận của các thân cơ của cơ tứ đầu đùi?
Bám tận bằng 1 gân chung vào xương bánh chè => là gân bánh chè.
Gân bánh chè: phân lớp?
Gồm có 3 lớp:
A- Lớp nông: là gân cơ thẳng đùi.
B- Lớp giữa: là gân cơ rộng ngoài và rộng trong.
C- Lớp sâu: là gân cơ rộng giữa.
Nguồn gốc của dây chằng bánh chè?
Do các thớ sợi của gân bánh chè đến bám tận ở lồi củ chày.
Động tác của cơ tứ đầu đùi?
A- Duỗi cẳng chân.
B- Riêng cơ thẳng đùi: giúp gấp đùi.
Cơ thắt lưng chậu: phân chia?
Gồm 2 phần: cơ chậu và cơ thắt lưng lớn (cơ Psoas).
Cơ thắt lưng lớn của cơ thắt lưng chậu: Liên quan cấu trúc mạc? đường đi?
A- Được bọc trong 1 mạc dày chắc là mạc chậu.
B- Đường đi: xuống dưới
-> đi trong ngăn cơ, giữa bờ trước xương chậu và dây chằng bẹn.
Áp xe cơ thắt lưng chậu vùng thắt lưng có thể chảy đến vùng nào? Tại sao?
A- Chảy xuống vùng bẹn.
B- Do phần thắt lưng của cơ đi từ N12-L4 tới mấu chuyển nhỏ.
Dấu hiệu cơ thắt lưng chậu là gì?
Khi viêm cơ thắt lưng chậu, bệnh nhân gấp đùi vào thân để tự giảm đau.
Thần kinh chi phối cơ các ở khu cơ trước (vùng đùi trước)?
Tất cả đều do thần kinh đùi vận động.
Khu cơ đùi trong: phân chia?
Gồm 3 lớp:
A- Lớp nông: cơ thon, cơ lược, cơ khép dài.
B- Lớp giữa: cơ khép ngắn.
C- Lớp sâu: cơ khép lớn.
Thành phần tạo nên vòng gân cơ khép?
Bó dưới cơ khép lớn cùng với đầu dưới xương đùi => tạo thành vòng gân cơ khép.
Thần kinh chi phối các cơ khu đùi trong?
A- Cơ lược: thần kinh đùi.
B- Bó dưới cơ khép lớn: thần kinh ngồi.
C- Tất cả các cơ còn lại: thần kinh bịt.
Lược đùi lớn ngồi còn lại bịt
Động mạch đùi: nguyên ủy? Tận cùng?
A- Nguyên ủy: động mạch chậu ngoài ở phía sau điểm giữa dây chằng bẹn -> động mạch đùi.
B- Tận cùng: đổi tên thành động mạch khoeo khi qua vòng gân cơ khép.
Động mạch đùi đoạn sau dây chằng bẹn: nằm trong cấu trúc nào?
Nằm trong ngăn mạch máu của khoảng trống giữa dây chằng bẹn và bờ trước xương chậu.
Động mạch đùi: phân chia về liên quan trên đường đi?
3 đoạn:
+ Đoạn sau dây chằng bẹn.
+ Đoạn trong tam giác đùi.
+ Đoạn trong ống cơ khép.
Phân chia khoảng trống giữa dây chằng bẹn và bờ trước xương chậu?
Phân chia bởi cung chậu lược thành 2 ngăn:
+ Ngăn mạch máu: ở trong cung chậu lược.
+ Ngăn cơ: ở ngoài cung chậu lược.
Ngăn cơ của khoảng trống giữa dây chằng bẹn và bờ trước xương chậu: giới hạn?
+ Phía trước: dây chằng bẹn.
+ Phía sau: bờ trước xương chậu.
+ Phía trong: cung chậu lược.
Ngăn mạch máu của khoảng trống giữa dây chằng bẹn và bờ trước xương chậu: giới hạn?
A- Phía trước: dây chằng bẹn.
B- Phía sau: bờ trước xương chậu.
C- Phía trong: dây chằng khuyết.
D- Phía ngoài: cung chậu lược.
Thành phần chứa trong ngăn cơ và ngăn mạch máu của khoảng trống giữa dây chằng bẹn và bờ trước xương chậu?
A- Ngăn cơ: chứa cơ thắt lưng - chậu và thần kinh đùi.
B- Ngăn mạch máu:
+ Động - tĩnh mạch đùi.
+ Các hạch bạch huyết bẹn sâu.
Cấu trúc bao bọc động - tĩnh mạch đùi và các hạch bạch huyết bẹn sâu ở khoảng sau dây chằng bẹn?
Vị trí của thần kinh đùi so với cấu trúc này?
A- Bao (mạch) đùi.
B- Thần kinh đùi không nằm trong bao đùi (hay nằm phía ngoài bao mạch đùi).
Phân chia, thành phần trong bao mạch đùi?
Có 2 vách, ngăn thành 3 khoang, chứa:
+ Khoang ngoài: động mạch đùi.
+ Khoang giữa: tĩnh mạch đùi.
+ Khoang trong: các hạch bạch huyết bẹn sâu.
Ống đùi là gì? Cấu trúc ở 2 đầu trên dưới?
A- Là khoang trong cùng của bao mạch đùi; chứa các hạch bạch huyết bẹn sâu.
B- 2 đầu:
+ Đầu trên: vòng đùi.
+ Đầu dưới: mạc sàng.
Đặc điểm giải phẫu đặc biệt của ống đùi?
Là điểm yếu của vùng bẹn
=> qua ống đùi các cơ quan trong ổ bụng có thể ra ngoài (thoát vị đùi).
3 thành của tam giác đùi là cấu trúc nào?
A- Thành ngoài: bờ trong cơ may.
B- Thành trong: bờ trong cơ khép dài.
C- Thành trước: dây chằng bẹn.
Ngoài trong may, trong khéo dài, trước chằng bẹn
Trong tam giác đùi, động mạch đùi đi phía trước cơ nào?
- Cơ lược
- Cơ khép dài.
Cấu trúc nào xuyên qua thành trước của bao mạch đùi?
- Nhánh của thần kinh sinh dục đùi.
- Tĩnh mạch hiển lớn.
Ống cơ khép: vị trí? hình dạng?
A- Vị trí: từ đỉnh tam giác đùi đến vòng gân cơ khép.
B- Hình dạng: ống hình lăng trụ tam giác, hơi bị vặn vào trong.
Ống cơ khép: thành phần bên trong? Ống cơ khép đi từ đâu tới đâu?
A- Thành phần bên trong: bó mạch đùi gồm
+ Động - tĩnh mạch đùi.
+ Thần kinh hiển.
+ Nhánh thần kinh đùi đến cơ rộng trong.
B- Đường đi: từ khu đùi trước chạy ra vùng khoeo ở phía sau.
Thành phần tạo nên các mặt của ống cơ khép?
Gồm 3 mặt:
A- Mặt trước trong: cơ may (nông)
B- Mặt trước ngoài: cơ rộng trong.
C- Mặt sau trong: cơ khép dài và cơ khép lớn.
Trong may ngoài rộng, sau khép dài lớn
Liên quan vị trí giữa các cấu trúc bên trong ống cơ khép?
A- Động mạch đùi bắt chéo trước để vào trong tĩnh mạch đùi.
B- Thần kinh hiển: lúc đầu ở ngoài, sau đó bắt chéo phía trước rồi vào trong động mạch đùi.
Động mạch đùi đoạn trong ống cơ khép: các cấu trúc phía trước và phía trước -ngoài?
A- Phía trước: Mạc nông, mạc sâu, cơ may.
B- Phía trước ngoài: Cơ rộng trong và thần kinh cơ rộng trong.
Động mạch đùi đoạn trong ống cơ khép: các cấu trúc phía sau?
Cơ khép dài và cơ khép lớn
Vị trí các cấu trúc trong ống cơ khép chọc ra nông?
1/3 dưới ống cơ khép.
Kể tên các nhánh của động mạch đùi?
- Động mạch thượng vị nông.
- Động mạch mũ chậu nông.
- Động mạch thẹn ngoài nông và sâu.
- Động mạch đùi sâu.
- Động mạch gối xuống.
Động mạch thượng vị nông và mũ chậu nông (từ động mạch đùi): nối với động mạch nào?
A- ĐM thượng vị nông: nối với động mạch thượng vị dưới (từ động mạch chậu ngoài).
B- ĐM mũ chậu nông: nối với động mạch mũ chậu sâu (từ động mạch chậu ngoài).
Các động mạch thẹn ngoài: số lượng? đi qua lỗ nào? Tưới máu cho vùng nào?
A- Thường có 2 nhánh (nông và sâu).
B- Qua lỗ tĩnh mạch hiển.
C- Đi về và tưới máu cho:
+ Vùng bẹn.
+ Bìu (nam) / âm hộ (nữ).
Động mạch đùi sâu: điểm đặc biệt về giải phẩu? tưới máu?
A- Là nhánh lớn nhất của động mạch đùi.
B- Tưới máu:
+ Hầu hết các cơ vùng đùi (cả trước và sau).
+ Cổ xương đùi (nhớ 2 nhánh mũ đùi ngoài và trong).
Các nhánh của động mạch đùi sâu? Tận hết?
A- Các nhánh:
+ Các nhánh cho các cơ ở đùi.
+ Động mạch mũ đùi ngoài.
+ Động mạch mũ đùi trong.
+ Các động mạch xuyên.
B- Tận cùng: nhánh xuyên cuối, xuyên qua cơ khép lớn.
Động mạch mũ đùi ngoài: nguyên ủy? Các nhánh?
A- Nguyên ủy: động mạch đùi sâu.
B- Sau khi vòng quanh đầu trên xương đùi, động mạch cho các nhánh lên, xuống, ngang.
Ngoài may thẳng chậu, nhánh lên xuống ngang
trong cơ lược chậu, lên xuống sâu cối
Động mạch mũ đùi trong: nguyên ủy? Các nhánh?
A- Nguyên ủy: động mạch đùi sâu.
C- Sau khi vòng quanh đầu trên xương đùi, động mạch cho các nhánh lên, xuống, sâu và ổ cối.
Ngoài may thẳng chậu, nhánh lên xuống ngang
trong cơ lược chậu, lên xuống sâu cối
Các động mạch xuyên từ động mạch đùi sâu: xuyên cấu trúc nào? vị trí? Số lượng?
A- Vị trí: từ động mạch đùi xâu xuyên qua cơ khép lớn, gần chỗ cơ bám này vào đường ráp.
B- Thường có 4 nhánh.
Các động mạch xuyên từ động mạch đùi sâu: phân nhánh? Tưới máu cho vùng nào?
A- Phân nhánh:
+ Các nhánh lên, xuống => tạo chuỗi động mạch vùng đùi sau.
+ Nhánh xuyên thứ nhất: cho ngành nối với động mạch mông dưới, động mạch mũ đùi ngoài và trong.
B- Tưới máu cho vùng đùi sau.
Động mạch gối xuống: nguyên ủy? Là nhánh thứ mấy của động mạch nguyên ủy?
A- Từ mặt trước của động mạch đùi, ngay trước khi qua vòng gân cơ khép.
B- Là nhánh cuối cùng.
Tĩnh mạch đùi: nguyên ủy? Tận cùng?
A- Nguyên ủy: từ tĩnh mạch khoeo ở vòng gân cơ khép.
B- Tận cùng: đổ vào tĩnh mạch chậu ngoài ở dây chằng bẹn.
Liên quan về vị trí của tĩnh mạch đùi so với động mạch?
A- Trong tam giác đùi: tĩnh mạch ở trong động mạch.
B- Đoạn trên: tĩnh mạch nằm sau động mạch.
C- Trong ống cơ khép: tĩnh mạch nằm hơi ngoài hơn động mạch.
Tĩnh mạch đùi nhận máu từ các tĩnh mạch nào?
- Các nhánh tĩnh mạch đi cùng các nhánh động mạch của động mạch đùi.
- Tĩnh mạch hiển lớn.
- TM khoeo
Thần kinh đùi: nguồn gốc? đặc điểm đặc biệt về giải phẫu?
A- Từ thần kinh L2-4.
B- Là nhánh lớn nhất của đám rối thần kinh thắt lưng.
Thần kinh đùi phân chia ở đâu? Kể tên các nhánh?
A- Ngay dưới dây chằng bẹn.
B- Gồm các loại nhánh:
+ Các nhánh cơ: 2 loại là nhánh nông và nhánh sâu.
+ Các nhánh bì trước: 2 loại là nhánh bì đùi trước giữa và bì đùi trước trong.
+ Thần kinh hiển.
Các nhánh cơ của thần kinh đùi: chi phối?
Vận động các cơ khu trước và cơ lược.
Thần kinh hiển: nguồn gốc? Đặc điểm chức năng?
A- Từ thần kinh đùi.
B- Là nhánh hoàn toàn cảm giác.
Động mạch bịt: nguyên ủy? Số lượng?
A- Nguyên ủy: động mạch chậu trong.
B- Thành phần: 2 nhánh (trước và sau).
Động mạch bịt: Tưới máu?
A- Ổ cối.
B- 3 cơ khép, cơ thon (phía trên gần chỗ bám vào xương chậu).
*Note: phần cơ phía dưới cấp máu bởi động mạch đùi sâu.
Thần kinh bịt: nguồn gốc? Thành phần? Vị trí phân chia?
A- Nguồn gốc: L2-4.
B- Thành phần: 2 nhánh (trước và sau).
C- Phân chia trong rãnh bịt.
Thần kinh bịt: đường đi?
+ Bờ trong cơ thắt lưng
=> vào rãnh bịt cùng động mạch bịt
=> chia 2 nhánh (trước, sau) kẹp bờ trên cơ khép ngắn.
Chi phối của thần kinh bịt?
A- Vận động: khu cơ đùi trong (trừ cơ lược) và cơ bịt ngoài.
B- Cảm giác: mặt trong đùi.
Nguyên nhân gây đau khi thoát vị lỗ bịt? Vị trí đau?
A- Do thần kinh bịt nằm sát xương trong rãnh bịt => khi thoát vị, thần kinh chèn vào xương gây dau.
B- Đau vùng bẹn và đùi trong.
Thành phần lớp sâu vùng đùi sau?
A- 3 cơ.
B- Mạch máu và thần kinh:
+ Thần kinh ngồi.
+ Động mạch mông dưới.
+ Các động mạch xuyên.
Thành phần, phân chia các cơ vùng đùi sau?
2 lớp:
A- Lớp nông:
+ Đầu dài cơ nhị đầu đùi (ở ngoài).
+ Cơ bán gân (ở trong).
B- Lớp sâu:
+ Đầu ngắn cơ nhị đầu đùi (ở ngoài).
+ Cơ bán màng (ở trong).
Nông gân dài, sâu màng ngắn
Đặc điểm chung của các cơ vùng đùi sau?
Tên gọi khác của các cơ này?
Các cơ này giới hạn nên mốc giải phẫu nào?
A- Trừ đầu ngắn cơ nhị đầu đùi, các cơ này đều nguyên ủy từ ụ ngồi, bám tận ở cẳng chân.
B- Nhóm cơ ụ ngồi - cẳng chân.
C- Tam giác trên của trám khoeo.
Thần kinh vận động các cơ vùng đùi sau?
A- Đầu ngắn cơ nhị đầu đùi: nhánh của thần kinh mác chung.
B- Còn lại: các nhánh bên của thần kinh chày.
Liên quan với cơ của thần kinh ngồi tại đùi?
Thần kinh ngồi đi giữa đầu dài cơ nhị đầu đùi (ở sau) và cơ khép lớn (ở trước).
Chi phối của thần kinh ngồi tại đùi?
Vận động:
+ Nhóm cơ ụ ngồi - cẳng chân.
+ Cơ khép lớn (chỉ ở phần thấp).
Động mạch mông dưới: nối với động mạch nào?
Sau khi phân nhánh cho cơ ở vùng mông và thần kinh ngồi, động mạch mông dưới nối với:
+ Động mạch mũ đùi ngoài và trong.
+ Ngành nối của động mạch xuyên thứ nhất.
Vùng đùi sau được tưới máu bởi các động mạch nào?
- Chuỗi mạch của các nhánh xuyên từ động mạch đùi sâu.
- Động mạch mông dưới.
Các mạch máu và thần kinh chính ở vùng đùi sau?
A- Mạch máu: động mạch mông dưới và các nhánh xuyên của động mạch đùi sâu.
B- Thần kinh: thần kinh ngồi và thần kinh bì đùi sau.
Thần kinh bì đùi sau: vị trí so với cơ nhị đầu đùi? Nối với thần kinh nào?
A- Đi nông hơn đầu dài cơ nhị đầu đùi.
B- Nối với thần kinh bắp chân.
Thần kinh bì đùi sau: cảm giác cho vùng nào ở chi dưới?
Cảm giác da cho:
+ Vùng đáy chậu.
+ Vùng mông.
+ Vùng đùi sau.
+ Vùng cẳng chân sau.