Động mạch cảnh và động mạch dưới đòn Flashcards
Nguồn gốc của các mạch máu vùng đầu - mặt - cổ? Các nhánh lớn của động mạch gốc ở vùng này?
A- Từ cung ĐM chủ.
B- Các nhánh của cung ĐM chủ:
+ ĐM thân cánh tay đầu: tiếp túc phân chia thành ĐM dưới đòn (P) và ĐM cảnh chung (P).
+ ĐM cảnh chung (T).
+ ĐM dưới đòn (T).
Vị trí cấp máu của các ĐM cảnh chung và ĐM dưới đòn?
A- Động mạch cảnh chung: cho 2 nhánh tận
+ Động mạch cảnh ngoài: cấp máu cho các cơ, tuyến vùng đầu - mặt - cổ.
Tuy nhiên ĐM cảnh ngoài cho nhánh ĐM hàm -> ĐM màng não giữa hỗ trợ cấp máu cho não.
+ Động mạch cảnh trong: cấp máu cho não.
Tuy nhiên có 1 số nhánh cấp máu cho vùng trán.
B- Động mạch dưới đòn: cho
+ Động mạch đốt sống: cấp máu cho não.
+ Đổi tên thành động mạch nách: cấp máu cho chi trên.
Các nhánh của động mạch dưới đòn?
5 nhánh chính:
+ ĐM đốt sống.
+ ĐM thân giáp cổ.
+ ĐM ngực trong.
+ ĐM thân sườn cổ.
+ ĐM vai xuống.
Các nhánh của ĐM thân giáp cổ (từ ĐM dưới đòn)? Nhánh đầu tiên đi cùng cấu trúc nào?
A- Các nhánh của ĐM thân giáp cổ:
+ ĐM giáp dưới.
+ ĐM ngang cổ.
+ ĐM trên vai.
B- Nhánh ĐM giáp dới đi cùng TK thanh quản quặt ngược.
Các ĐM cảnh và TM cảnh đi trong cấu trúc rãnh gì? Giới hạn của nó?
A- Rãnh cảnh.
B- Giới hạn rãnh cảnh:
+ Phía sau: mỏm ngang đốt sống, các cơ.
+ Phía trong: tuyến giáp; thực quản, khí quản, thanh quản; các cơ khít hầu.
+ Phía trước ngoài: cơ ức đòn chủm; 3 cơ dưới móng (ức móng; ức giáp; giáp móng); 2 cơ trên móng (nhị thân, trâm móng)
Các cấu trúc nằm trong bao cảnh?
+ ĐM cảnh chung (dưới C4) / ĐM cảnh trong (phía trên C4).
+ TM cảnh trong.
+ TK lang thang (X): ở góc nhị diện sau hợp bởi ĐM và TM.
So sánh phân nhánh của động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài tại vùng cổ?
Ở vùng cổ:
+ ĐM cảnh ngoài cho nhiều nhánh bên.
+ ĐM cảnh trong không cho nhánh bên nào mà đi thẳng vào trong nền sọ.
ĐM cảnh trong: đường đi?
ĐM cảnh trong đi qua lỗ ĐM của phần đá xương thái dương -> vào ống cảnh trong xương đá -> vào trong hộp sọ.
ĐM cảnh trong: nhánh bên?
A- Ở cổ: không cho nhánh bên.
B- Trong xương đá: nhánh cảnh nhĩ.
C- Trong sọ: nhánh ĐM mắt.
Các nhánh của ĐM mắt (từ ĐM cảnh trong)? Vị trí tưới máu?
ĐM mắt cho 2 nhánh:
+ ĐM trên ổ mắt: chui ra ngoài qua lỗ trên ổ mắt.
+ ĐM trên ròng rọc: chui ra ngoài qua lỗ trên ròng rọc.
-> cấp máu cho da ở vùng chân mày và trán.
ĐM cảnh trong: nhánh tận? Nhánh nào tham gia đa giác Willis?
A- Các nhánh tận của ĐM cảnh trong:
+ ĐM não trước.
+ ĐM não giữa.
+ ĐM thông sau.
+ ĐM mạch mạc trước.
B- Các nhánh não trước, thông sau tham gia vào đa giác Willis.
Sự khác biệt giữa điểm xuất phát của ĐM cảnh chung hay dưới đòn bên (P) và (T)?
A- Bên phải: xuất phát từ thân ĐM cánh tay đầu => vị trí xuất phát ở cạnh khớp ức đòn phải.
B- Bên trái: xuất phát trực tiếp từ quai ĐM chủ.
Từ chỗ xuất phát đến khớp ức đòn: gọi là đoạn ngực.
Điểm bắt đầu và kết thúc của ĐM cảnh chung phải và trái?
A- ĐM cảnh chung phải: từ phía sau khớp ức đòn -> bờ trên sụn giáp (ngang C4).
B- ĐM cảnh chung trái: từ cung ĐM chủ ngực -> bờ trên sụn giáp (ngang C4).
Liên quan về vị trí của các cấu trúc trong bao cảnh?
+ ĐM cảnh chung / cảnh trong nằm trong.
+ TM cảnh trong: nằm ngoài.
+ TK lang thang (X): phía sau ĐM và TM.
Liên quan phía trong ĐM cảnh chung?
Từ dưới lên trên:
+ Khí quản.
+ ĐM giáp dưới.
+ Tuyến giáp.
+ Thanh quản.
+ Hầu.
Liên quan phía ngoài ĐM cảnh chung?
+ Gân trung gian cơ vai móng, ngang mức sụn nhẫn.
+ TM cảnh trong.
+ Quai cổ.
Liên quan về vị trí giữa ĐM cảnh trong và cơ vai móng?
ĐM cảnh trong nằm ở phía trong gân trung gian của cơ vai móng.
Liên quan phía sau ĐM cảnh chung?
+ Mỏm ngang C4-C6.
+ Đm dưới đòn.
+ ĐM và TM đốt sống.
+ ĐM giáp dưới.
+ Riêng bên phải: có TK quặt ngược thanh quản (P).
Mô tả đường đi của ĐM cảnh ngoài tại chỗ xuất phát?
Bắt đầu ở phía trước trong ĐM cảnh trong
-> ngã ra sau ngoài
-> lên giữa mỏm chủm và góc hàm
-> vào tuyến mang tai
-> đến sau cổ (xương) hàm (dưới) cho 2 nhánh tận: ĐM hàm và ĐM thái dương nông.
Đặc điểm giúp phân biệt ĐM cảnh trong và ĐM cảnh ngoài tại chỗ xuất phát?
Không dựa vào vị trí mà dựa vào tính chất phân nhánh:
+ ĐM cảnh trong không có nhánh ở vùng cổ.
+ ĐM cảnh ngoài có nhánh ở vùng cổ.
Liên quan giữa TK mặt và ĐM cảnh ngoài trong tuyến mang tai?
Trong tuyến mang tai, TK mặt nằm nông hơn ĐM cảnh ngoài
-> hay TK mặt nằm phía ngoài ĐM cảnh ngoài.
Liên quan phía ngoài của ĐM cảnh ngoài trong tam giác cảnh?
+ Lá nông và lá sâu mạc cổ.
+ Bờ trước cơ ức - đòn - chủm.
+ TK hạ thiệt.
+ TM mặt, TM lưỡi.
Liên quan phía ngoài ĐM cảnh ngoài sau khi ra khỏi tam giác cảnh?
2 cơ:
+ Bụng sau cơ nhị thân.
+ Cơ trâm móng.
Liên quan của ĐM cảnh ngoài trong tuyến mang tai?
ĐM cảnh ngoài đi vào phần sâu của tuyến mang tai, liên quan với:
A- Phía ngoài ĐM cảnh ngoài:
+ Nơi hợp lưu của TM hàm và TM thái dương nông.
+ Thần kinh mặt.
B- Phía trong ĐM cảnh ngoài (giữa ĐM cảnh ngoài và ĐM cảnh trong):
+ Cơ trâm lưỡi, cơ trâm hầu.
+ TK thiệt hầu; nhánh hầu của TK lang thang.