Niệu quản - niệu đạo Flashcards
Chức năng của niệu quản?
Dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
Các lớp của thành niệu quản?
Gồm 3 lớp:
+ Lớp niêm mạc.
+ Lớp cơ.
+ Lớp bao ngoài.
Các vị trí hẹp của niệu quản? Đường kính các vị trí này?
3 chỗ hẹp:
+ Chỗ khúc nối bể thận – niệu quản: hẹp nhất (#2mm).
+ Nơi niệu quản cắm vào bq (3-4mm).
+ Nơi niệu quản bắt chéo ĐM chậu (4mm).
Cấu trúc bắt chéo phía trước niệu quản ở nam và nữ?
A- Ở nam: có ống dẫn tinh bắt chéo trước niệu quản.
B- Ở nữ: có động mạch tử cung bắt chéo niệu quản; nằm cách bờ ngoài cổ tử cung 1.5cm.
Phân chia niệu quản: dựa trên? giới hạn các đoạn?
Về mặt lâm sàng và cấu trúc mạch máu nuôi, niệu quản chia làm 3 đoạn:
A- Đoan trên: từ bể thận -> cực dưới thận.
B- Đoạn giữa: từ cực dưới thận -> cung xương chậu.
C- Đoạn dưới: từ cung xương chậu -> bàng quang.
Bể thận dưới thận, cung chậu bàng quang
Tưới máu cho các đoạn của niệu quản?
A- Đoạn trên: ĐM thận.
B- Đoạn giữa: ĐM sinh dục, ĐM chủ và ĐM chậu chung.
C- Đoạn dưới: trong vùng chậu, niệu quản được cấp máu bởi đm chậu trong, qua các phân nhánh kế cận nó.
+ ĐM bàng quang trên và dưới.
+ Đm âm đạo.
+ ĐM trực tràng giữa.
+ ĐM tử cung.
Trên ĐM thận, giữa dục chủ chung, dưới nhánh chậu trong, quang âm trực tử
Thần kinh của bàng quang - niệu đạo gồm các hệ nào?
Gồm 2 hệ:
A- Hệ thần kinh thực vật: giao cảm và phó giao cảm.
B- Hệ thận kinh bản thể: là thần kinh thẹn.
Nguồn gốc của thần kinh thực vật của bàng quang - niệu đạo? Vai trò của hệ thần kinh này?
A- Hệ thần kinh thực vật gồm:
a) Giao cảm: từ N11 - L2.
b) Hệ phó giao cảm:
+ Đám rối hạ vị (S2-4).
+ TK sinh dục (là các sợi TK bản thể tách ra từ S2-4).
B- Vai trò:
+ Vận động cho cơ bàng quang.
+ Nhận cảm giác từ bàng quang (chủ yếu là cảm giác căng đầy, đau và rát bỏng).
Vai trò của hệ thần kinh bản thể ở bàng quang - niệu đạo?
Là vai trò của TK thẹn: chi phối cho cơ thắt vân quanh niệu đạo -> giúp nín tiểu.
Phân chia niệu đạo ở nam trên lâm sàng?
Chia làm 2 đoạn
a. Niệu đạo trước: di động.
b. Niệu đạo sau: cố định.
Phân chia niệu đạo ở nam theo giải phẫu?
Đoạn nào chỉ có khi bàng quang đầy?
A- Gồm 3 đoạn: tiền liệt, màng, xốp.
B- Ngoài ra còn có đoạn trước tiền liệt: chỉ có khi bàng quang đầy.
Các lớp của niệu đạo từ nông vào sâu?
Gồm 3 lớp:
+ Lớp cơ.
+ Lớp mạch.
+ Lớp niêm mạc.
Mô tả lớp cơ của niệu đạo?
A- Gồm 2 thớ:
+ Thớ dọc: ở trong.
+ Thờ vòng: ở ngoài.
B- Thớ vòng dày lên ở cổ bàng quang -> tạo thành cơ thắt trơn (hay cơ thắt trong) niệu đạo.
Lớp mạch của niệu đạo: Nguồn gốc? đặc điểm giải phẫu?
A- Là do lớp dưới niêm biến đổi thành.
B- Có nhiều thớ và hang tĩnh mạch.
Đặc điểm của lớp niêm mạc niệu đạo?
Gấp nếp, rất chun giãn -> dễ nong rộng.
Vật xốp của dương vật bản chất là cấu trúc nào?
Đặc điểm giải phẫu của lớp này ở dương vật?
A- Ở dương vật, lớp mạch rất phát triển -> tạo thành vật xốp.
B- Là lớp chủ yếu của dương vật.
Các cơ thắt ở bàng quang - niệu đạo: vị trí? nguồn gốc? thần kinh chi phối?
A- Cơ thắt trong:
+ Ở cổ bàng quang.
+ Do lớp cơ trơn dày lên.
+ Chi phối bởi TK cương (hay TK tạng chậu – hông).
B- Cơ thắt ngoài:
+ Ở niệu đạo.
+ Bản chất là cơ vân.
+ Chi phối bởi thần kinh thẹn.
Chi phối của thần kinh thẹn ở niệu đạo?
Thần kinh thẹn chi phối cho phần niệu đạo từ đáy chậu ra trước và cơ thắt ngoài niệu đạo.
Chiều dài, đường đi của các đoạn niệu đạo ở nam?
A- Đoạn trước tiền liệt: 1 - 1.5cm; nằm trong cổ bàng quang; chỉ có khi BQ đầy.
B- Đoạn niệu đạo tiền liệt: 2.5-3cm; xuyên qua TLT từ đáy tới đỉnh.
C- Đoạn niệu đạo màng: 1.2cm; chọc qua cân đáy chậu giữa.
D- Đoạn niệu đạo xốp: 12-15cm; nằm trong vật xốp dương vật.
Cơ thắt vân bọc quanh đoạn nào của niệu đạo?
Đoạn niệu đạo màng.
Đoạn niệu đạo xốp liên quan với cấu trúc nào ở nam?
+ 2 vật hang.
+ Mạch máu, thần kinh của dương vật.
Các chỗ phình của niệu đạo nam?
3 chỗ phình:
+ Xoang tuyến tiền liệt.
+ Túi bịt hành.
+ Hố thuyền.
Các chỗ hẹp của niệu đạo nam?
4 chỗ hẹp:
+ Cổ bàng quang.
+ Niệu đạo màng.
+ Niệu đạo xốp.
+ Miệng sáo (đoạn cuối hố thuyền).
Các đoạn của niệu đạo được tưới máu bởi động mạch nào?
A- Đoạn tiền liệt: ĐM bàng quang dưới và ĐM trực tràng giữa.
B- Đoạn màng: ĐM hành dương vật.
C- Đoạn xốp: Đm mu nông và sâu dương vật.
Ở nam, hệ tĩnh mạch của niệu đạo gồm các thành phần nào?
Hồi lưu về tĩnh mạch nào?
A- Gồm đám rối tiền liệt và TM thẹn trong.
B- Đều hồi lưu về TM chậu trong.
Mô tả hệ thống bạch huyết của niệu đạo?
A- Bạch huyết dẫn lưu về hạch dọc ĐM thẹn trong
-> về chuỗi hạch chậu trong.
B- Ở niệu đạo đoạn xốp: bạch mạch hồi lưu về hạch bẹn sâu.
Nguồn gốc của các thần kinh chi phối niệu đạo?
Tương tự như tĩnh mạch, thần kinh cho niệu đạo nguồn gốc từ:
+ Đám rối tiền liệt.
+ Thần kinh thẹn trong.