Cẳng chân Flashcards
Giới hạn vùng cẳng chân?
A- Phía trên: đường vòng qua lồi củ chày.
B- Phía dưới: đường vòng qua 2 mắt cá.
Phân chia vùng cẳng chân? Ranh giới phân chia các vùng này?
A- Phân chia:
+ Vùng cẳng chân trước
+ Vùng cẳng chân sau
B- Ranh giới: xương chày, xương mác và màng gian cốt và vách gian cơ sau
Thành phần trong vùng cẳng chân trước?
+ Cơ chày trước, các cơ duỗi, các cơ mác.
+ Động mạch chày trước.
+ Thần kinh mác nông, thần kinh mác sâu.
Thành phần trong vùng cẳng chân sau?
A- Cơ tam đầu cẳng chân, cơ chày sau, cơ khoeo, các cơ gấp.
B- Động mạch chày sau, động mạch mác.
C- Thần kinh chày.
Vị trí của vách gian cơ trước và sau cẳng chân?
A- Vách gian cơ trước cẳng chân: từ bờ trước xương mác -> đến mạc nông cẳng chân.
B- Vách gian cơ sau cẳng chân: từ bờ sau xương mác -> mạc nông vùng cẳng chân.
Phân chia khoang cẳng chân?
3 khoang: trước, ngoài, sau.
Giới hạn khoang trước của cẳng chân?
+ Xương chày.
+ Màng gian cốt.
+ Vách gian cơ trước.
Giới hạn khoang ngoài của cẳng chân?
+ Xương mác.
+ Vách gian cơ trước.
+ Vách gian cơ sau.
Giới hạn khoang sau của cẳng chân? Phân chia khoang sau cẳng chân?
A- Giới hạn: ở phía sau màng gian cốt và vách gian cơ sau.
B- Khoang sau chia làm 2 phần (nông, sâu) bởi mạc sâu cẳng chân.
Mạch máu, thần kinh trong khoang trước cẳng chân?
Động mạch chày trước đi cùng thần kinh mác sâu.
Vị trí, kể tên mạch máu, thần kinh trong khoang sau cẳng chân?
A- Vị trí: chỉ có ở phần sâu khoang sau cẳng chân.
B- Thành phần:
+ Động mạch chày sau đi cùng thần kinh chày.
+ Động mạch mác (không kèm thần kinh).
Mạch máu, thần kinh trong khoang ngoài cẳng chân?
Thần kinh mác nông (không kèm động mạch).
Thành phần tĩnh mạch, thần kinh lớp nông vùng cẳng chân trước?
A- Thần kinh nông:
+ Thần kinh hiển.
+ Thần kinh mác nông.
B- Tĩnh mạch nông: tĩnh mạch hiển lớn.
Thần kinh mác nông: nguồn gốc? Chi phối?
A- Thần kinh mác chung.
B- Chi phối:
+ Cảm giác cho phần dưới vùng cẳng chân trước và phần lớn mu bàn chân.
+ Vận động cho khu cơ ngoài cẳng chân.
Vận động cơ ngoài, cảm giác dưới trước, hầu hết mu chân
Thần kinh mác nông: các nhánh? Chi phối của các nhánh này?
A- 2 nhánh cảm giác: bì mu chân trong và giữa -> Cảm giác cho mu chân.
B- Các nhánh cơ: vận động cho 2 cơ mác.
Ở vùng cẳng chân, tĩnh mạch hiển lớn nhận máu từ? Cho nhánh gì?
A- Nhận máu từ các nhánh tĩnh mạch nông vùng cẳng chân.
B- Cho nhánh nối với tĩnh mạch hiển bé.
Thành phần lớp sâu mặt trước cẳng chân?
A- Khu cơ trước và ngoài.
B- Động - tĩnh mạch chày trước.
C- Thần kinh mác nông, sâu.
Các cơ thuộc khu cơ trước vùng cẳng chân?
+ Cơ chày trước.
+ Cơ duỗi ngón cái dài.
+ Cơ duỗi các ngón dài.
+ Cơ mác ba.
Thần kinh chi phối khu cơ trước cẳng chân?
Thần kinh mác sâu.
Mạch máu cấp máu cho khu cơ trước và ngoài cẳng chân?
+ Động - tĩnh mạch chày trước (chính).
+ Một số nhánh xuyên của động mạch mác.
Cấu trúc giữ các cơ khu trước cẳng chân ở cổ chân?
Mạc giữa gân duỗi trên và dưới.
Các cơ thuộc khu cơ ngoài cẳng chân?
+ Cơ mác dài.
+ Cơ mác ngắn.
Thần kinh chi phối cho các cơ khu cơ ngoài cẳng chân?
Thần kinh mác nông.
Cơ mác ngắn: so sánh về kích thước, vị trí với cơ mác dài?
Ngắn, nhỏ hơn và nằm dưới cơ mác dài.
Động mạch chày trước: nguyên ủy? Tận hết?
A- Nguyên ủy: động mạch khoeo ở bờ dưới cơ khoeo / ngang mức cung gân cơ dép.
B- Tận cùng: đến khớp cổ chân thì đổi tên -> động mạch mu chân.
Đường đi của động mạch chày trước ở vùng cẳng chân sau?
Bờ dưới cơ khoeo
-> đi giữa 2 đầu cơ chày sau
-> đến bờ trên màng gian cốt
-> ra khu trước.
Liên quan trước ngoài, sau, trong của động mạch chày trước ở 2/3 trên vùng cẳng chân trước?
A- Trước ngoài: cơ duỗi các gón dài và cơ duỗi ngón cái dài.
B- Sau: màng gian cốt.
C- Trong: cơ chày trước.
Tương quan vị trí của cơ duỗi ngón cái dài, thần kinh mác sâu với động mạch chày trước ở 1/3 dưới vùng cẳng chân trước?
Cơ duỗi ngón cái dài và thần kinh mác sâu lúc đầu ở ngoài động mạch, sau đó bắt chéo phía trước để vào trong động mạch.
Đường đi của động mạch chày trước đối chiếu lên da?
Điểm giữa lồi cũ chày -> giữa 2 mắt cá.
Các nhánh của động mạch chày trước?
+ Các nhánh cơ.
+ Động mạch quặt ngược chày trước và sau.
+ Động mạch mắt cá trước trong và ngoài.
Nhánh động mạch quặt ngược chày sau (từ động mạch chày trước): Nối với động mạch nào?
Nối động mạch gối dưới trong.
Nhánh động mạch quặt ngược chày trước (từ động mạch chày trước): vị trí xuất phát? Nối với nhánh nào?
A- Xuất phát ngay khi động mạch chày trước đi qua màng gian cốt.
B- Nối với nhánh gối trên ngoài, dưới ngoài của động mạch khoeo.
Mạng mạch mắt cá ngoài do các nhánh nào tạo thành?
+ Động mạch chày trước: nhánh mắt cá trước ngoài.
+ Động mạch mác: nhánh mắt cá ngoài, nhánh xuyên.
+ Động mạch mu chân: nhánh cổ chân ngoài.
Mạng mạch mắt cá trong do các nhánh nào tạo thành?
+ Động mạch chày trước: nhánh mắt cá trước trong.
+ Động mạch chày sau: nhánh mắt cá trong.
+ Động mạch mu chân: các nhánh cổ chân trong.
Tĩnh mạch chày trước: nhận máu từ đâu? đổ vào đâu?
A- Từ mạng mạch mu chân.
B- Vào tĩnh mạch khoeo.
Các nhánh tận của thần kinh mác chung ở vùng khoeo? Các nhánh này chi phối cho khu nào?
+ Thần kinh mác sâu: đi ở khu trước cẳng chân.
+ Thần kinh mác nông: đi ở khu ngoài cẳng chân.
Đường đi của thần kinh mác sâu ở cẳng chân?
xuyên qua đầu trên cơ duỗi các ngón dài
-> khe giữa cơ duỗi các ngón dài và cơ chày trước
-> đi cùng động mạch chày trước
-> đến mạc giữ gân duỗi
-> xuống bàn chân.
Xuyên duỗi ngón dài, đi giữa 2 cơ, cùng mạch chày trước, dưới mạc giữ gân
Các nhánh của thần kinh mác sâu? Chi phối của các nhánh này?
A- Các nhánh cơ: vận động tất cả các cơ khu trước cẳng chân.
B- Thần kinh mu ngón cái ngoài và thần kinh mu ngón nhì trong: chi phối cảm giác cho kẽ giữa ngón I, II.
Điểm đặc biệt về vị trí của thần kinh mác chung ở cẳng chân? Lưu ý khi bó bột vùng này?
A- Tại chỏm mác, thần kinh mác chung nằm ngay trên xương trong một ống hợp bởi xương và cơ mác dài.
B- Bó quá chặt vùng chỏm mác có thể gây chèn ép thần kinh mác chung.
Đường đi của thần kinh mác nông ở cẳng chân?
2 cách:
+ đi giữa cơ duỗi các ngón chân dài và cơ mác.
HOẶC + đi giữa 2 đầu của cơ mác dài
=> dần ra nông.
Thành phần thần kinh và tĩnh mạch ở lớp nông vùng cẳng chân sau?
A- Thần kinh nông:
+ Thần kinh bì đùi sau.
+ Thần kinh bắp chân.
B- Tĩnh mạch nông: tĩnh mạch hiển bé.
Thần kinh bì bắp chân: nguồn gốc?
Thay đổi, thường do sự hợp thành của thần kinh bì bắp chân ngoài và trong.
Nguyên ủy và nhánh của thần kinh bì bắp chân ngoài?
A- Nguyên ủy: tách ra từ thần kinh mác chung ở hố khoeo.
B- Cho nhánh nối mác để nối với thần kinh bì bắp chân trong.
Nguyên ủy và đường đi của thần kinh bì bắp chân trong?
A- Nguyên ủy: thần kinh chày.
B- Đường đi: giữa 2 đầu cơ bụng chân
=> xuyên ra nông
=> nối với thần kinh bì bắp chân ngoài.
Các nhánh của thần kinh (bì) bắp chân? Vị trí chi phối?
+ Các nhánh gót ngoài: đến gót.
+ Thần kinh bì mu chân ngoài: đến cạnh ngoài bàn chân.
Đường đi, tận cùng của tĩnh mạch hiển bé? Thần kinh liên quan?
A- Đường đi: cạnh ngoài bàn chân
=> sau mắt cá ngoài
=> dọc bờ ngoài gân gót
=> lên cẳng chân.
B- Đổ vào tĩnh mạch khoeo.
C- Đi chung thần kinh bắp chân.
Khi lưu thông của tĩnh mạch hiển bé không tốt sẽ gây tình trạng nào?
Giãn tĩnh mạch vùng bụng chân.
Thành phần của lớp sâu vùng cẳng chân sau?
A- 2 lớp cơ.
B- Mạch máu:
+ Động - tĩnh mạch chày sau.
+ Động - tĩnh mạch mác.
C- Thần kinh: thần kinh chày.
Phân chia các cơ vùng cẳng chân sau?
6 cơ chia làm 2 lớp:
A- Lớp nông:
+ Cơ tam đầu cẳng chân.
+ Cơ gan chân.
B- Lớp sâu:
+ Cơ khoeo.
+ Cơ gấp ngón cái dài.
+ Cơ gấp các ngón chân dài.
+ Cơ chày sau.
Các cấu trúc ở giữa 2 lớp cơ vùng cẳng chân sau?
+ Động - tĩnh mạch chày sau.
+ Động - tĩnh mạch mác.
+ Thần kinh chày.
Cơ tam đầu cẳng chân: thành phần?
Do cơ bụng chân và cơ dép hợp lại tạo thành.
Bám tận của cơ bụng chân?
Điểm đặc biệt về giải phẫu cần lưu ý ở đầu ngoài cơ bụng chân?
So sánh kích thước 2 đầu?
A- Bám tận: 2 đầu chụm lại thành tam giác dưới của hố khoeo
-> dính với gân cơ dép tạo thành gân gót.
B- Nguyên ủy đầu ngoài thường có xương vừng.
C- Đầu trong lớn hơn đầu ngoài.
Cung gân cơ dép: căng từ đâu đến đâu? Cấu trúc mạch máu, thần kinh đi phía dưới?
A- Là cung gân căng từ xương mác đến xương chày.
B- Động mạch khoeo và thần kinh chày đi phía dưới để xuống vùng cẳng chân sau.
Bám tận của gân gót?
Mặt sau xương gót.
Động tác của cơ tam đầu cẳng chân?
Gấp cẳng chân và bàn chân.
Cơ tăng cường cho cơ gấp các ngón chân dài là cơ nào? Vị trí bám trên gân? Ý nghĩa chức năng?
A- Cơ vuông gan chân.
B- Cạnh ngoài của gân gấp các ngón chân dài.
C- Lặp lại trục động tác cho cơ: dọc theo bàn chân.
Cơ chày sau: tương quan vị trí với các gân - cơ ở sau mắt cá trong?
Cơ chày sau đi trước:
+ Gân gấp các ngón chân dài.
+ Gân gấp ngón cái dài.
Thần kinh nào vận động các cơ vùng cẳng chân sau?
Thần kinh chày.
Nguyên ủy, tận cùng và vị trí của động mạch chày sau?
A- Nguyên ủy: động mạch khoeo, ở ngang mức cung cơ dép / bờ dưới cơ khoeo.
B- Tận cùng: phía sau mắt cá trong, chia làm 2 nhánh tận
+ Động mạch gan chân ngoài.
+ Động mạch gan chân trong.
C- Giữa 2 lớp cơ, sau mạc sâu cẳng chân.
Các nhánh bên của động mạch chày sau?
+ Các nhánh cơ.
+ Nhánh mũ mác.
+ Động mạch mác.
+ Các nhánh mắt cá trong.
+ Các nhánh gót.
Đường đi của nhánh mũ mác (từ động mạch chày sau)? Nối với động mạch nào?
A- Ra ngoài -> Vòng lấy chỏm mác.
B- Nối nhánh gối dưới ngoài (từ động mạch khoeo)
Nguyên ủy của động mạch mác? Thần kinh nào đi chung động mạch ở cẳng chân?
A- Động mạch chày sau, #2.5cm dưới bờ dưới cơ khoeo.
B- Không đi chung thần kinh nào.
Hướng đi, đường đi của động mạch mác?
A- Chếch ngoài, ra trước về xương mác.
B- Lúc đầu đi giữa cơ chày sau và cơ gấp ngón cái dài
-> sau đó đi ra trước về phía màng gian cốt, phía sau che phủ bởi cơ gấp ngón cái dài.
Các nhánh của động mạch mác?
+ Các nhánh nuôi cơ và xương.
+ Nhánh xuyên: qua vách gian cơ đến khu trước.
+ Nhánh nối: nối động mạch chày sau.
+ Các nhánh mắt cá ngoài.
+ Các nhánh gót: là các nhánh tận, tạo mạng mạch gót.
Các tĩnh mạch sâu của vùng cẳng chân sau? Các tĩnh mạch này hồi lưu về đâu?
A- Các tĩnh mạch sâu gồm:
+ 2 tĩnh mạch chày sau.
+ 2 tĩnh mạch mác.
B- Về tĩnh mạch khoeo.
Đường đi của thần kinh chày?
Từ hố khoeo
-> đi trên cơ khoeo
-> dưới cung gân cơ dép
-> giữa 2 lớp cơ cẳng chân sau
-> đi xuống dọc trục giữa vùng cẳng chân sau.
Tương quan vị trí của thần kinh chày và động mạch chày sau ở mặt sau cẳng chân?
+ Lúc đầu: thần kinh ở trong động mạch.
+ Sau đó: thần kinh đi chéo sau -> ra ngoài động mạch.
Các nhánh tận của thần kinh chày? Vị trí tận hết?
A- 2 nhánh tận:
+ Thần kinh gan chân trong.
+ Thần kinh gan chân ngoài.
B- Tận hết ở dưới mạc giữ gân gấp.
Các nhánh bên của thần kinh chày? Vị trí (hay chi phối) của chúng?
A- Các nhánh cơ: vận động cơ vùng cẳng chân sau.
B- Thần kinh gian cốt cẳng chân: trên màng gian cốt.
C- Thần kinh bì bắp chân trong: cảm giác vùng cẳng chân sau.
D- Các nhánh gót trong: cảm giác mặt trong và dưới gót chân.
Nhánh cơ gian cốt, bì trong gót trong