Cánh tay Flashcards
Giới hạn của cánh tay?
Từ nền nách tới 2 khoát ngón tay trên nếp gấp khuỷu.
Phân chia vùng của cách tay?
A- Chia làm 2 vùng: cánh tay trước và cánh tay sau.
B- Ranh giới: xương cánh tay và 2 vách gian cơ trong, ngoài.
Vùng cánh tay trước: các lớp? Thành phần?
2 lớp:
A- Lớp nông:
+ Da và tổ chức dưới da.
+ Mạc nông.
+ Các tĩnh mạch và thần kinh nông.
B- Lớp sâu:
+ 3 cơ: xếp thành 2 lớp (nông và sâu).
+ Bó mạch thần kinh vùng cánh tay trước: gồm động - tĩnh mạch cánh tay; thần kinh của vùng cánh tay trước.
Lớp nông vùng cánh tay trước: thành phần? mô tả?
A- Da.
B- Tổ chức dưới da: ngoài mô liên kết còn có
+ Tĩnh mạch đầu và tĩnh mạch nền.
+ Các thần kinh bì.
C- Lớp mạc nông: mỏng, tách ra tạo nên 2 vách gian cơ trong và ngoài; các mạc bọc cơ.
Các cơ thuộc mặt trước cánh tay: phân chia? Kể tên? Vận động?
A- 3 cơ xếp thành 2 lớp:
+ Lớp cơ nông: cơ nhị đầu.
+ Lớp cơ sâu: cơ quạ - cánh tay, cơ cánh tay.
B- Các cơ vùng cánh tay trước giúp khép và gấp cánh tay.
Cơ nhị đầu cánh tay: liên quan với động mạch cánh tay?
Là cơ tùy hành của động mạch cánh tay (bờ trong cơ là mốc quan trọng để tìm).
Thần kinh vận động các cơ vùng cánh tay trước?
Tất cả đều do thần kinh cơ bì vận động.
Các thành của ống cánh tay?
3 thành:
+ Thành trước: 1/2 trên là cơ nhị đầu và cơ quạ - cánh tay; 1/2 dưới là cơ nhị đầu và cơ cánh tay.
+ Thành sau: vách gian cơ trong.
+ Thành trong: mạc nông, da và tổ chức dưới da.
Các cấu trúc đi trong ống cánh tay?
A- Động - tĩnh mạch cánh tay.
B- Thần kinh giữa.
C- Thần kinh trụ.
Bó mạch thần kinh vùng cánh tay trước nằm trong cấu trúc gì? Hình dạng của cấu trúc đó? Vị trí nông nhất của ống cánh tay?
A. Ống cánh tay.
B. Hình lăng trụ tam giác.
C- Thành trong ống cánh tay nằm ngay dưới da -> có thể bắt được mạch cánh tay.
Động mạch cánh tay: nguyên ủy? tận cùng?
A- Nguyên ủy: động mạch nách (đổi tên ở bờ dưới cơ ngực lớn).
B- Tận cùng: dưới đường nếp khuỷu 3cm -> chia thành động mạch quay và động mạch trụ.
Động mạch cánh tay: đường đi? Hướng đi trên da?
A- Đường đi: nằm trong ống cánh tay -> đến rãnh nhị đầu trong ở nếp khuỷu.
B- Hướng đi là đường thẳng vạch từ đỉnh nách qua điểm giữa của nếp khuỷu.
Liên quan của động mạch cánh tay ở cánh tay?
A- 2 tĩnh mạch đi kèm 2 bên động mạch.
B- Các dây thần kinh của đám rối cánh tay:
+ Ở trên: quây quanh động mạch.
+ Các dây đi xuống tách xa động mạch, chỉ có thần kinh giữa ở cạnh động mạch trong suốt ống cánh tay.
.
Tương quan vị trí của động mạch cánh tay và thần kinh giữa trong ống cánh tay?
Thần kinh giữa: ở trên nằm trước ngoài
-> bắt chéo phía trước
-> ở dưới nằm phía trong động mạch.
Động mạch cánh tay: các ngành bên? các nhánh tận?
A- 3 ngành bên:
1. Động mạch bên trụ trên.
2. Động mạch bên trụ dưới.
3. Động mạch cánh tay sâu (ra sau).
B- 2 nhánh tận: động mạch quay và trụ.
Đường đi của động mạch bên trụ trên ở cánh tay?
Động mạch bên trụ trên cùng thần kinh trụ qua vách gian cơ trong để ra sau .
Đường đi của động mạch cánh tay sâu ở cánh tay?
Động mạch cánh tay sâu chui qua lỗ tam giác cánh tay - tam đầu ra sau, cho 4 nhánh bên và nhánh cùng.
Các nhánh của động mạch cánh tay sâu?
Các nhánh bên và nhánh cùng:
1. Các động mạch nuôi xương cánh tay.
2. Động mạch delta.
3. Động mạch bên quay: đi trước vách gian cơ ngoài.
4. Động mạch bên giữa: đi sau vách gian cơ ngoài.
Các loại ngành nối của động mạch cánh tay?
Có 2 loại ngành nối:
A- Với động mạch nách: động mạch cánh tay sâu với động mạch mũ cánh tay sau (từ Động mạch nách)
B- Giữa các nhánh của động mạch cánh tay với mạng mạch khớp khuỷu.
Các tĩnh mạch vùng cánh tay trước?
A- Các tĩnh mạch ở nông: tĩnh mạch đầu (phía ngoài) và tĩnh mạch nền (phía trong).
B- Các tĩnh mạch ở sâu: 2 tĩnh mạch cánh tay.
Các nhánh thần kinh vùng cánh tay trước?
Các ngành cùng của đám rối cánh tay:
1. Thần kinh cơ bì.
2. Thần kinh bì cẳng tay trong.
3. Thần kinh bì cánh tay trong.
4. Thần kinh trụ.
5. Thần kinh giữa.
Chi phối của dây thần kinh cơ bì ở chi trên?
Là dây hỗn hợp
A- Vận động: các cơ vùng cánh tay trước (cơ nhị đầu, cơ quạ - cánh tay, cơ cánh tay).
B- Cảm giác: mặt ngoài cẳng tay.
Đường đi của dây thần kinh cơ bì tại cánh tay?
Xuyên qua cơ quạ cánh tay
-> đi giữa cơ cánh tay và cơ nhị đầu
-> đến rãnh nhị đầu ngoài, chọc qua mạc nông
-> chia 2 ngành cùng cảm giác mặt ngoài cẳng tay.
Cơ bì xuyên quạ, đi giữa 2 cơ, rãnh nhị đầu ngoài, chọc qua mạc nông, chia ra 2 nhánh
Thần kinh bì cánh tay trong tại cánh tay: chi phối?
Là dây cảm giác.
-> Chui qua mạc nông, chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh tay.
Thần kinh bì cẳng tay trong tại cánh tay: thuộc loại thần kinh? đường đi? Chi phối?
A- Là dây cảm giác.
B- Đi trong lòng ống cánh tay, phía trong động mạch cánh tay
-> đến 1/3 giữa cánh tay, chọc qua mạc nông
-> chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh tay và mặt trong cẳng tay.
Thần kinh trụ: phân loại chức năng? Chi phối ở cánh tay?
A. Là dây thần kinh hỗn hợp.
B. Không có nhánh ở cánh tay -> không chi phối ở cánh tay.
Đường đi của thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu?
Đi trong ống cánh tay, phía trong động mạch cánh tay.
-> Đến 1/3 giữa cánh tay (cùng với động mạch bên trụ) chọc qua vách gian cơ trong ra vùng cánh tay sau.
-> qua rãnh thần kinh trụ ở khuỷu xuống cẳng tay.
Thần kinh giữa tại cánh tay: đi trong cấu trúc nào? Chi phối ở cánh tay?
A- Đi trong ống cánh tay.
B- Chi phối: không cho nhánh -> không chi phối ở cánh tay.
Cơ tam đầu cánh tay: chi phối thần kinh?
Nhánh bên của thần kinh quay.
Bó mạch thần kinh trên ở vùng cánh tay sau: thành phần?
+ Thần kinh quay.
+ Động mạch cánh tay sâu.
Bó mạch thần kinh dưới ở vùng cánh tay sau: vị trí? thành phần?
A- Vị trí: mặt trong 1/3 dưới cánh tay, ngay sau vách gian cơ trong.
B- Thành phần:
+ Thần kinh trụ.
+ Động mạch bên trụ trên.
Thần kinh quay tại cánh tay: đường đi (và hệ quả khi gãy xương cánh tay)?
A- Đi sau động mạch cánh tay
-> chui qua lỗ tam giác cánh tay - tam đầu ra vùng sau cánh tay.
-> Nằm sát rãnh thần kinh quay của xương cánh tay.
-> Ra khỏi rãnh
-> xuyên qua vách gian cơ ngoài để ra trước, theo rãnh nhị đầu ngoài của hố khuỷu.
-> Chia làm 2 ngành xuống cẳng tay.
B- Dễ tổn thương khi gãy 1/3 giữa xương cánh tay.
Các nhánh bên của thần kinh quay tại cánh tay: vị trí xuất phát? Chi phối?
A- xuất phát đoạn trong rãnh quay.
B- Các nhánh:
+ Nhánh đến cơ tam đầu: vận động cho cơ.
+ Nhánh đến da vùng cánh tay ngoài và sau: chi phối cảm giác.
Các thành của rãnh nhị đầu trong?
A- Thành trước: da và mạc nông; trẽ cân cơ nhị đầu.
B- Thành sau: khớp khuỷu và cơ cánh tay.
C- Thành ngoài: gân nhị đầu.
D- Thành trong: các cơ trong.
Các thành phần trong rãnh nhị đầu trong? Vị trí tương quan của 2 cấu trúc này.
A- Động mạch cánh tay: ở ngoài.
B- Thần kinh giữa: phía trong động mạch.
Các thành của rãnh nhị đầu ngoài?
A- Thành trước: da và mạc nông.
B- Thành sau: khớp khuỷu và cơ cánh tay.
C- Thành ngoài: các cơ ngoài.
D- Thành trong: gân cơ nhị đầu.
Các cấu trúc trong rãnh nhị đầu ngoài?
A- Động mạch bên quay (từ động mạch cánh tay sâu).
B- Thần kinh quay.
Các thành phần tạo nên mạng mạch khớp khuỷu?
A- Động mạch bên quay (từ động mạch cánh tay sâu): nối động mạch quặt ngược quay (từ động mạch quay).
B- Động mạch bên giữa (từ động mạch cánh tay sâu): nối động mạch gian cốt quặt ngược (từ động mạch gian cốt chung của động mạch trụ).
C- Động mạch bên trụ trên (từ động mạch cánh tay): nối nhánh sau của động mạch quặt ngược trụ (từ động mạch trụ).
D- Động mạch bên trụ dưới (từ động mạch cánh tay): nối nhánh trước của động mạch quặt ngược trụ (từ động mạch trụ).