19. Chấn thương sọ não - DONE Flashcards
chấn thương sọ não là gì
là tổn thương da đầu, xương sọ và/hoặc nhu mô não do chấn thương gây ra
thương tổn sọ não chia làm mấy loại
2 loại: chấn thương sọ não (CTSN) và vết thương sọ não (VTSN)
điều quan trọng trong CTSN là gì
chẩn đoán và xử trí kịp thời khối máu tụ chèn ép não
máu tụ trong sọ được chia làm mấy loại
3 loại:
- máu tụ ngoài màng cứng
- máu tụ trong màng cứng
- máu tụ trong não
Trong vết thương sọ não thì nguy cơ chủ yếu là gì
nhiễm khuẩn đặc biệt là viêm màng não và áp xe não
các tổn thương trong CTSN
tổn thương tiên phát và tổn thương thứ phát
Các tổn thương thứ phát trong CTSN
_ máu tụ ngoài màng cứng
_ máu tụ dưới màng cứng
_ máu tụ trong não
_ chảy máu não thất, chảy máu khoang dưới nhện
_ phù não: khu trú or lan tỏa
máu tụ ngoài màng cứng nằm ở đâu
ở giữa xương sọ và màng cứng, nguồn chảy máu thường từ xương vỡ, ĐM màng não giữa, xoang TM
máu tụ dưới màng cứng nằm ở đâu
ở giữa màng cứng và vỏ não
máu tụ trong não xuất phát từ đâu
từ các ổ não dập
Các tổn thương tiên phát bao gồm
_ da đầu: thường phát hiện vết bầm tím, tụ máu dưới da or vết loét tại da đầu
_ tại xương
_ tại nhu mô não
các nguy cơ xảy ra ở da đầu
_ nguy cơ chảy máu da đầu vì da đầu giàu mạch máu
_ nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt khi vết thương da đầu có kèm theo tổn thương xương và màng cứng bao giờ
chỉ khâu vết thương da đầu trong trường hợp nào
trong trường hợp khẩn cấp do mất máu quá nhiều gây tình trạng sốc
các tổn thương tại xương trong CTSN
vỡ xương toác khớp, lún, vỡ nền sọ gây rò dịch não tủy
khám BN CTSN tuân theo nguyên tắc nào
ABCDE:
_ A (airway) hô hấp xem có dị vật đường thể không
_ B (breathing) nhịp thở (đếm)
_ C (circulation): tuần hoàn: mạch, HA
_ D (disability) phát hiện các thiếu hụt chức năng: khám ý thức, vận động chủ động
_ E (exposure): các tổn thương khác: như tổn thương da, bụng, ngực
Đầu cố định thì tổn thương tại đâu
tổn thương tại nơi chấn thương
đầu di động thì tổn thương như thế nào
có thể tổn thương nơi tiếp xúc or bên đối diện, or cả 2
khoảng tỉnh là gì
là khoảng thời gian BN tỉnh từ lúc tai nạn đến lúc mê đi
có khoảng tỉnh cần làm gì
có khoảng tỉnh tức là có máu tụ trong sọ cần phải mổ ngay
khoảng tỉnh và tiên lượng ảnh hưởng nhau ntn
khoảng tỉnh càng dài tiên lượng càng tốt và ngược lại
dấu hiệu vỡ nền sọ
- chảy máu hay dịch não tủy qua mũi, tụ máu hố mắt kiểu đeo kính dâm do vỡ nền sọ tầng trước
- chảy máu tai, nước não tủy qua tai, tụ máu xương chũm do vỡ nền sọ tầng giữa
- tổn thương dây tk I,II,V,VII, VIII
Khám tri giác: thang điểm glasgow
Mắt: mở tự nhiên 4đ, gọi mở 3đ, cấu mở 2đ, k mở 1 điểm
- vận động: bảo làm đúng 6đ, cấu gạt đúng 5đ, cấu k gạt trúng quờ quạng 4đ, gấp cứng chi trên 3đ, duỗi cứng chi dưới 2đ, k động đậy 1đ
- trả lời: đúng nhanh 5Đ, chậm lẫn 4đ, k chính xác 3đ, kêu rên ú ớ 2đ, không nói gì 1đ
lưu ý khi khám tri giác glasgow
khi kém 2 điểm là có giá trị chẩn đoán
nếu BN tỉnh (14-15 điểm) chủ yếu là theo dõi tri giác để phát hiện tri giác xấu đi ngoài ra cần khám:
- Rl vận động
- dấu hiệu babinsky
- dấu hiệu màng não
- các dây tk chủ yếu: I,II,III, VII,VIII