11. Trật khớp - DONE Flashcards
Trật khớp là gì
Là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương so với vị trí vốn có của nó làm cho các diện khớp không còn tiếp xúc với nhau
Bán trật khớp là gì
- ” Sự trật khớp 1 phần”
- Di chuyển bất thường giữa các đầu xương so với vị trí vốn có
+ Mối quan hệ giữa diện khớp không còn bình thường
+ Bề mặt khớp vẫn tiếp xúc với nhau
VD cuả trật khớp trong trật khớp vai ( khớp chỏm cầu- ổ chảo)
- di chuyển bất thường của chỏm xương cánh tay so với ổ chảo
- Diện khớp ( bề mặt sụn) của chỏm xương cánh tay trượt hoàn toàn ra ngoài so với ổ chảo xương vai
VD trong bán trật khớp vai ( khớp chỏm cầu- ổ chảo)
- di chuyển bất thường của chỏm xương cánh tay so với ổ chảo
-> mất mối quan hệ bình thường của chỏm xương cánh tay so với ổ chảo xương vai
-> 2 diện khớp vẫn tiếp xúc vs nhau
Phân loại khớp theo cấu tạo
Khớp sợi, khớp sụn, khớp hoạt dịch
Loại khớp có biên độ rộng rãi và thường trật nhất
khớp hoạt dịch
Cấu tạo của khớp hoạt dịch
- Mặt khớp
- Các phương tiện nối khớp
- Bao hoạt dịch lót mặt trong bao xơ của bao khớp
- Mạch nuôi khớp
Mặt khớp gồm có
- Các đầu xương được bao bọc bởi 1 lớp sụn trong (sụn khớp)
- Sụn viền, sụn chêm,..: tăng cương cho diện tiếp xúc của các mặt khớp
Các phương tiện nối khớp
- Bao khớp và các dây chằng là các phương tiện giữ khớp
Bao hoạt dịch lót mặt trong bao xơ của bao khớp có tác dụng gì
tiết ra dịch khớp: nuôi sụn khớp, bôi trơn mặt khớp, ngăn ngừa nhiễm trùng khớp
Mạch nuôi khớp là gì
thường do các dây chằng bao khớp và mạch thân xương lên nuôi
Dịch tễ trật khớp
- Lứa tuổi
- Môn thể thao đối kháng: vận động viên bóng rổ, bóng chuyển thường trật khớp vai
- Thường ở người trẻ tuổi, trong độ tuổi lao động
- Thường gặp ở nam hơn nữ
Trật khớp ở các lứa tuổi thường gặp
- Trẻ em: trật khớp quay trụ trên, quay trụ dưới, khớp khuỷu
- Người lớn: trật khớp vai, khớp háng, khớp gối
Nguyên nhân trật khớp
- Do chấn thương
- Do bệnh lý
Trật khớp do Chấn thương
- Nguyên nhân chủ yếu
- Phân loại trật khớp tùy thuộc vào cơ chế chấn thương, hướng của lực tác động
- Cấp cứu chấn thương chỉnh hình thường gặp nhất
Các nguyên nhân chấn thương thường gặp
- Tai nạn giao thông
- Tai nạn lao động
- Tai nạn thể dục thể thao
- Tai nạn học đường
Bệnh lý dẫn đến tình trạng trật khớp
- Viêm xương khớp háng gây trật khớp háng
- U xương: phá hủy đầu xương và phần mềm xung quanh khớp gây trật khớp
- Liệt cơ delta: khớp vai
- Thiểu sản hoặc phì đại đầu xương cấu tạo nên khớp
- Trật khớp háng bẩm sinh
Cơ chế chấn thương
- Trực tiếp: gây nên trật khớp hở, hiếm gặp
- Gián tiếp: chủ yếu, vd: ngã chống tay gây trật khớp vai, khớp khuỷu
Các cách phân loại trật khớp
- Phân loại theo nguyên nhân
- Phân loại theo thời gian
- Theo tổn thương phần mềm
- Theo tổn thương xương kèm theo
- Theo số lần mắc trật khớp
Phân loại trật khớp theo nguyên nhân
- Do chấn thương: chiếm 80-90% các trường hợp
- Không do chấn thương: ít gặp
+ Bất thường các đầu xương
+ Bệnh lý của tổ chức collagen: dây chẳng và bao khớp không giữ được khớp ở vị trí giải phẫu - Bẩm sinh: bệnh lý bẩm sinh
Phân loại trật khớp theo thời gian
- Mới (trật khớp cấp tính): người bệnh đến viện ngay sau tai nạn
- Cũ: (trật khớp bị bỏ sót):người bệnh đến viện muộn sau 3 tuần
Phân loại trật khớp theo tổn thương phần mềm
- Kín: không có vết thương rách da, ổ khớp không thông với môi trường bên ngoài
- Hở: có vết thương phần mềm, ổ khớp thông với môi trường bên ngoài qua vết thương phần mềm
+ Dịch khớp có thể chảy ra ngoài qua vết thương phần mềm -> nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn khớp
Phân loại trật khớp theo tổn thương xương kèm theo
- Đơn thuần:
- VD: trật khớp háng có 4 kiểu gồm: + Trật lên trên ra trước
+ Trật lên trên ra sau
+ Trật xuống dưới ra trước
+ Trật xuống dưới ra sau - Gãy - trật khớp:
- VD: Trật khớp háng:
+ Trật khớp háng trung tâm do gãy xương ổ cối, chỏm xương đùi di chuyển vào trong tiểu khung và mắc kẹt trong đó
Phân loại trật khớp theo số lần mắc trật khớp
- Lần đầu: thường do chấn thương, có nguyên nhân và cơ chế chấn thương rõ ràng
- Tái diễn: tái đi tái lại nhiều lần
+ Lần đầu: thường có nguyên nhân và cơ chế chấn thương rõ
+ Lần sau: thường do cơ chế chấn thương nhẹ hơn, hoặc có thể không do chấn thương
Tổn thương giải phẫu trong trật khớp
- Cấu trúc xương, mặt khớp
- Phần mềm
Cấu trúc xương, mặt khớp trong trật khớp
- Trật khớp có thể đơn thuần hoặc kèm theo gãy xương (cũng có thể tổn thương về mặt vi thể)
- gãy xương mặt khớp
Gãy xương mặt khớp như nào trong 1 số th trật khớp điển hình
- Khớp háng: vỡ ổ cối/ chỏm xương đùi
- Khớp vai: gãy chỏm xương cánh tay/ ổ chảo xương vai
- Bong sụn khớp
- Bong diện bám của các dây chằng
- Bong sụn tiếp ở trẻ em
Tổn thương Phần mềm trong trật khớp gồm những gì
- Tổn thương bao khớp
- Tổn thương dây chằng giữ khớp ở các mức độ khác nhau
- Mạch máu và thần kinh
- Tổn thương các gân cơ bám quanh khớp
Tổn thương bao khớp
Trật khớp: Thường gây rách bao xơ của khớp và bao hoạt dịch
Bán trật khớp: bao xơ và bao hoạt dịch có thể bị rách hoặc giãn rộng
Tổn thương dây chằng giữ khớp ở các mức độ khác nhau
giãn, đứt bán phần hoặc đứt hoàn toàn
Tổn thương mạch máu và thần kinh như nào
- Khớp vai: tổn thương động mạch nách, tk mũ, đám rối thần kinh cánh tay
- Khớp khuỷu: tổn thương đm cánh tay, tk giữa, hoặc trụ, hoặc quay
- Khớp gối: tổn thương đm khoeo, thần kinh tọa , mác chung
- Khớp háng: tổn thương thần kinh tọa
Tổn thương các gân cơ bám quanh khớp ở vị trí nào
- Tổn thương điểm bám các gân cơ - tổn thương xương
- Tổn thương gân cơ bám xương đó
Triệu chứng cơ năng của trật khớp
- Đau
- Giảm hoặc mất khả năng vận động
- Sưng nề
Đặc điểm đau trong trật khớp
Đau nhiều vùng khớp, nhưng giảm đau nhanh khi bất động tốt
Giảm hoặc mất khả năng vận động ở đâu
- Giảm hoặc mất khả năng thực hiện các động tác của khớp bị trật
- Giảm vận động của các khớp dưới thương tổn do đau
Đặc điểm của sưng nề trong trật khớp
- Trật khớp mới do chấn thương: khớp sưng nề to do tràn máu khớp
- Trật khớp do bệnh lý hoặc tái diễn: triệu chứng sưng nề có thể kín đáo
Biểu hiện của triệu chứng toàn thân
- Khớp nhỏ: thường không ảnh hưởng đến toàn trạng, dhst ổn định
- Khớp lớn (khớp háng, gối): hoặc trật phức tạp (gãy trật khớp): có thể gây sốc chấn thương
Trình tự thăm khám người bệnh trật khớp
nhìn
sờ
đo
Nhìn đánh giá gì trong trật khớp
- Dấu hiệu biến dạng khớp điển hình
- Đánh giá mức độ sưng nề của khớp
- Nhìn màu sắc da quanh khớp
- Đánh giá xem có vết thương quanh khớp, có dịch khớp chảy qua vết thương không
Dấu hiệu biến dạng khớp điển hình
- Trật khớp vai ra trước: dấu hiệu vai vuông, rãnh delta ngực đầy
- Trật khớp háng kiểu chậu: đùi khép, xoay trong, ngắn chi
-> rất có giá trị trong chấn đoán
Đánh giá mức độ sưng nề của khớp có biểu hiện:
mất hõm, hốc, các rảnh tự nhiên quanh khớp
Nhìn màu sắc da quanh khớp đánh giá gì
sây sát, bầm tím, sưng nóng đỏ
Sờ thấy những dấu hiệu gì trong trật khớp
- Dấu hiệu hõm khớp rỗng
- Sờ thấy đầu xương ở vị trí bất thường ( chỗ gồ bất thường)
- Cử động đàn hồi ( dấu hiệu lò xo)
-> Rất có giá trị chẩn đoán
-> phát hiện sự bất thường về vị trí đầu xương so với bình thường, điểm đau, sưng nề ở mức độ khác nhau
Dấu hiệu hõm khớp rỗng là gì
- Dấu hiệu chắn chắn của trật khớp
- Dễ phát hiện ở khớp nông: khớp vai, khớp khuỷu, khớp bàn, khớp liên đốt ngón tay
- Khó phát hiện: khớp lớn và ở sâu: khớp háng
Sờ thấy đầu xương ở vị trí bất thường (chỗ gồ bất thường) trong 1 số th điển hình
- Sờ thấy
+ Trật khớp vai :chỏm xương cánh tay ở rãnh delta - ngực
+ Trật khớp khuỷu: đầu dưới xương cánh tay gồ lên ở phía trước khuỷu
Cử động đàn hồi (dấu hiệu lò xo)
nhẹ nhàng kéo chi thể ra khỏi tư thế trật khớp rồi thả chi thể ra -> chi thể trở về tư thế ban đầu
-> dấu hiệu Berger trong trật khớp vai
Đo chi đánh giá điều gì
- Mất cân xứng giữa các mốc xương ở bên trật và không trật
- Lệch trục chi
- Ngắn chi
- Mất biên độ vận động chủ động và thụ động bình thường của khớp
-> Đo chi để tìm dấu hiệu biến dạng này ->dấu hiệu chắc chắn của trật khớp
Mất cân xứng giữa các mốc xương ở bên trật và không trật
VD: trật khớp háng kiểu chậu, đỉnh mấu chuyển lớn xương đùi bên trật lên cao hơn so với bên không trật
Ngắn chi là ngắn chiều dài gì
ngắn CHIỀU DÀI TƯƠNG ĐỐI của phần chi thể bao gồm khớp bị trật
Khám mạch máu và thần kinh như thế nào
khám và so sánh với bên lành tránh bỏ qua thương tổn
CLS tiêu chuẩn trong trật khớp
Chụp X quang
Mục đích chụp X-quang
- Xác định hoặc loại trừ trật khớp
- Xác định có tổn thương kèm theo: gãy xương hoặc tình trạng xương bệnh lý
Kết quả của X-quang cho biết điều gì
- Kiểu trật khớp
- Di lệch đầu xương xo với mặt khớp
- Gãy xương kèm theo
- Bệnh lý khác của xương khớp
Biến chứng sớm của trật khớp
- Trật khớp hở
- Tổn thương mạch thần kinh
Trật khớp hở do đâu
do chấn thương trực tiếp
lực chấn thương mạnh( cơ chế chấn thương năng lượng cao)
Dấu hiệu của biến chứng trật khớp hở
- Nhìn thấy bề mặt khớp qua vết thương phần mềm
- Thăm dò đáy vết thương phần mềm thấy thông với ổ khớp
- Khám: dịch khớp chảy qua vết thương phần mềm
- Viêm mù khớp, chảy mủ ra ngoài vt ( đến muộn)
Tổn thương mạch thần kinh được phát hiện dựa trên
- Hội chứng thiếu máu chi cấp tính dưới tổn thương
- Rối loạn vận đông và/ hoặc cảm giác ngoại vi chi thể tương ứng với vùng chi phối của dây tk bị chi phối
Nguyên nhân Tổn thương mạch thần kinh
- Chèn ép của các đầu xương
- Co thắt mạch
- Căng giãn thần kinh
- Đụng dập mạch, thần kinh
- Đứt mạch máu, thần kinh
Các di chứng của trật khớp
- Teo cơ
- Cứng khớp trong tư thế xấu: trật khớp khuỷu cũ luôn ở tư thế duỗi
- Viêm thoái hóa khớp sau chấn thương
- Tiêu xương diện khớp: tiêu chỏm xương đùi ( tổn thương mạch nuôi chỏm)
- Vôi hóa quanh khớp: a/hưởng vđ khớp
Viêm thoái hóa khớp sau chấn thương thường thấy ở đâu
thường gặp nhất ở bệnh nhân trật khớp đến muộn
- Trật khớp kèm theo gãy xương diện khớp