RL chuyển hóa nước điện giải Flashcards
Nước chiếm bao nhiêu % trọng lượng cơ thể và phân bố trong mấy khu vực?
+60%
+2 khu vực: ngoại bào và nội bào, tỉ lệ 1:2 lượng nước toàn cơ thể
Thể tích máu trong toàn bộ cơ thể gồm? Tương đương bao nhiêu thể tích dịch ngoại bào?
+huyết tương và tế bào máu
+1/3
Ngoại bào chia làm mấy khu vực, 95% Na+ nằm ở khu vực nào?
+gian bào và trong lòng mạch
+gian bào
có bao nhiêu cách điều hòa RL chuyển hóa nước điện giải?
+điều hòa tức khắc: áp suất thẩm thấu và tính chất sinh học của thành mạch
+thần kinh: thông qua trung tâm điều hòa cảm giác khát (nhân bụng giữa - nằm dưới đồi)
+hormon: aldosteron (vỏ thượng thận), ADH (thùy sau tuyến yên)
mất nước là
tình trạng giảm thể tích nước trong toàn bộ dịch ngoại bào lẫn nội bào
có mấy cách phân loại mất nước
+theo mức độ mất nước (3 mức)
+theo lượng điện giải thoát ra cùng
+khu vực phân bố dịch thể
biểu hiện lâm sàng của mất nước
cảm giác khát
da nhăn nheo
thiểu niệu
mạch nhanh
huyết áp hạ
thần kinh kém nhạy cảm
nặng dẫn đến trụy tim mạch, hôn mê
nguyên nhân mất nước
do thận
ngoài thận
mất nước do thận (khi thận bình thường)
+sử dụng thuốc lợi tiểu quá mức
+thiếu hormon: thiếu aldosteron trong Addison, thiếu ADH trong bệnh đái tháo nhạt thể trung tâm
+bệnh làm tổn thương mô kẽ của thận
các bệnh làm tổn thương mô kẽ của thận
tăng HA, ĐTĐ, gout, lạm dụng thuốc giảm đau…
mất nước do thận bị bệnh
+đái tháo nhạt do thận
+nhiễm toan do ống thận
+hội chứng Bartter
+lợi niệu sau khi hết tắc nghẽn đường tiểu
+suy thận cấp và mạn
đái tháo nhạt do thận
do thận thiếu các thụ thể với ADH
nhiễm toan do ống thận
khiếm khuyết chức năng tái hấp thu Na+ hoặc bicarbonat của ống lượn gần và ống lượn xa
hội chứng Bartter
giảm tái hấp thu NaCl phần dày nhánh lên quai Henle
lợi tiểu sau khi hết tắc nghẽn đường tiểu
chức năng tái hấp thu Na+ và nước của thận bị tổn thương
suy thận cấp và mạn
+suy thận cấp: tổn thương ống thận
+suy thận mạn:giảm khả năng cô đặc nước tiểu
mất nước ngoài thận
+da: đổ mồ hôi, bỏng
+đường tiêu hóa: nôn, ói
+đường máu: xuất huyết
tích nước là gì
tăng thể tích nước trong cơ thể, thường kéo theo tăng Na+, thuật ngữ “phù”
Có mấy nguyên nhân gây phù
5
ứ trệ tuần hoàn hoặc do xung huyết lòng mạch (suy tim phải)
phù do tăng áp suất thủy tĩnh
lượng protein HT giảm (giảm albumin trong HC thận hư)
phù do giảm áp suất keo
phù do tắc mạch BH
viêm mạn tính mạch BH do giun chỉ-phù chân voi
khe hở giữa các tế bào nội mô dãn dưới tác dụng của cái gì gây ra cái gì
do hóa chất trung gian được sinh ra trong quá trình viêm hoặc dị ứng dưới tác động của môi trường toan, phù do tăng tính thấm thành mạch
phù do tăng áp suất thẩm thấu (do lượng Na+ HT tăng)
+ứ đọng Na+ nguyên phát do thận: viêm vi cầu thận cấp
+tăng hormon nguyên phát: HC Conn (aldosteron), HC Cushing (tăng ACTH->tăng tiết deoxycortico steroid), tăng ADH (hormon kháng lợi niệu) nguyên phát quá mức
+cường aldosteron thứ phát: sau một số bệnh lý làm giảm lượng máu đến thận: suy tim, xơ gan cổ chướng, HC thận hư, suy dinh dưỡng .. thông qua cơ chế kích hoạt RAA
thế nào là giảm/tăng Na+ huyết
+giảm <135mmol/L
+tăng>145mmol/L
giảm Na+ giả tạo
+độ thẩm thấu HT bình thường+tăng lipid, protid máu
+độ thẩm thấu HT tăng do tăng glucose máu, truyền manitol, tăng N2 máu
giảm Na+ thật sự
+tăng tuyệt đối lượng nước uống vào vượt qua khả năng đào thải (chứng khát nhiều ở bn tâm thần)
+thận giảm khả năng thải trừ nước đơn thuần
cơ chế chính trong phần lớn trường hợp giảm Na+ huyết là
thận giảm khả năng thải trừ nước đơn thuần
giảm khả năng thải trừ nước đơn thuần của thận
+giảm cung cấp Na+ cho phần pha loãng của ống thận: đói, suy dd, uống quá nhiều bia
+tăng tiết ADH quá mức: bệnh tâm thần, bệnh phổi, u ác tính, sau đại phẫu, dùng thuốc… đặc điểm quan trọng là tăng thể tích nhưng không phù
+phối hợp cả hai: giảm thể tích qua đường hô hấp, qua da, do thuốc lợi tiểu nhóm thiazid,.. hoặc phù do suy tim ứ huyết, suy gan: giảm thể tích máu dẫn đến giảm Na+ cung cấp cho ống lượn xa->giảm thải trừ nước tiểu
nguyên nhân gây tăng Na+ huyết
+lượng nước uống vào không đủ: bệnh nhân k tự uống được, rối loạn cơ chế khát
+mất nước qua da, hô hấp, tiêu hóa: sốt, bỏng, vận động nặng, tiêu chảy, thở máy
+mất nước qua thận:lợi tiểu thẩm thấu do ĐTĐ, truyền manitol, tăng sản xuất ure nội sinh hoặc ĐT nhạt thể trung tâm do thận
+Rl phối hợp: bệnh nhân hôn mê được nuôi bằng dung dịch đường ưu trương hay ống sonde
bao nhiêu % lượng K+ máu hiện diện trong dịch ngoại bào
2%
nồng độ kali máu phụ thuộc vào
sự cân bằng giữa tốc độ kali được đưa vào và sự chuyển dịch kali giữa nội bào và ngoại bào
sơ đồ dịch chuyển K+ nội và ngoại bào
.
Các yếu tố nào tăng sẽ làm tăng thải trừ kali chủ yếu do tăng khuếch tán thụ động kali từ tế bào ống thận vào lòng ống thận.
tốc độ cung cấp natri cho ống thận xa, pH, các aldosteron, các anion không tái hấp thu được và lưu lượng dịch đến ống thận.
định nghĩa giảm kali huyết và tăng kali huyết
+ giảm khi nồng độ<3.5mmol/L, giảm kali huyết mạn tính thường phản ánh tình trạng thiếu hụt kali toàn cơ thể
+tăng khi>5mmol/L, tăng kali huyết cấp tính có thể xảy ra cả khi nồng độ kali cơ thể bình thường hoặc giảm
nguyên nhân gây tăng/ giảm kali huyết
+do lượng cung cấp cao/thấp hơn so với lượng thận thải trừ
+do chuyển dịch kali ra/ vào nội bào
4 cơ chế gây giảm kali huyết
+do lượng kali vào cơ thể không đủ
+do thận thải trừ quá mức
+do mất dịch tiêu hóa
+chuyển dịch kali từ ngoại-nội
tại sao cơ thể ít bị tăng kali huyết
do khả năng đáp ứng tăng thải kali của thận xảy ra nhanh trong 24h
nguyên nhân lớn gây tăng kali huyết
+thận giảm thải trừ kali
+chuyển dịch kali từ nội ra ngoại