NGUYÊN TẮC TRONG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ Flashcards
1
Q
1.Nguyên tắc GDSK chỉ đạo việc:
A. Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức phương tiện GDSK
B. Lựa chọn cách thức tổ chức, nội dung, phương pháp, hình thức phương tiện
GDSK
C. Lựa chọn cách thức tổ chức GDSK
D. Lựa chọn một số vấn đề sức khoẻ của cộng đồng để giáo dục
E. Lựa chọn một số vấn đề sức khoẻ và cách thức tổ chức GDSK,
A
b
2
Q
- GDSK mang tính khoa học nên GDSK:
A. Là cơ sở cho các ngành khoa học khác
B. Là sự phối hợp của tất cả các ngành khoa học khác
C. Vận dụng những kiến thức khoa học của khoa học hành vi ứng dụng tâm lý
học giáo dục và y tế công cộng
D. Mang tính nguyên tắc của tất cả các ngành khoa học khác
E. Là cơ sở và sự phối hợp của tất cả các ngành khoa học khác
A
c
3
Q
- I. Khoa học hành vi II. Tâm lý học giáo dục III. tâm lý học xã hội
IV. tâm lý học nhận thức V. Lý thuyết phổ biến sự đổi mới
Sử dụng những thông tin trên để trả lời câu hỏi sau: GDSK mang tính khoa học vì
nó dựa trên cơ sở khoa học sau:
A. I, II, III, IV
B. I, II, III, V
C. I, II, III, IV, V
D. II, III, IV, V
E. I, II, IV, V
A
c
4
Q
- Khoa học hành vi nghiên cứu:
A. Cách ứng xử và lý do ứng xử của con người
B. Phức hợp những hành động của con người
C. Nhận thức của con người về vấn đề sức khoẻ và bệnh tật
D. Thái độ của con người đối với vấn đề sức khoẻ và bệnh tật
E. Cách thực hành và biện pháp tự bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của con người
A
a
5
Q
- Lĩnh vực mà công tác truyền thông GDSK tác động vào để làm thay đổi theo những
mục đích và kế hoạch nhất định là:
A. Niềm tin, phong tục, tập quán, cách sống
B. Kiến thức, niềm tin, cách sống
C. Cách sống, niềm tin, thái độ, thực hành
D. Thái độ, thực hành, niềm tin, văn hoá
E. Kiến thức, niềm tin, thái độ, thực hành
A
e
6
Q
- Đối tượng có tâm lý tốt , thoải mái về tinh thần, thể chất và xã hội sẽ:
A. Tiếp thu tốt kiến thức và thay đổi hành vi tích cực
B. Tránh được các yếu tố bất lợi làm cản trở việc tiếp thu
C. Thay đổi hành vi sức khỏe của bản thân và cộng đồng
D. Giải quyết được các yêu cầu và các vấn đề sức khỏe của bản thân và cộng đồng
E. Luôn luôn thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe
A
b
7
Q
- Nhận thức đầy đủ rõ ràng mục đích học tập sẽ giúp :
A. Định hướng đúng đắn cho mọi học tập của bản thân
B. Tiếp thu tốt kiến thức và kỹ năng
C. Tự giác tiếp thu kiến thức
D. Vận dụng kiến thức đúng theo yêu cầu thay đổi hành vi
E. Tự giác tiếp thu kiến thức và kỹ năng
A
a
8
Q
- Được đối xử cá biệt hóa trong học tập sẽ giúp đối tượng
A. Giải bày tất cả những vấn đề riêng tư
B. Được học tập theo thời điểm của riêng họ
C. Xây dựng phong cách học tập theo nhịp độ, tốc độ và phương pháp riêng phù
hợp với họ
D. Phát huy cao độ trình độ năng lực của mình
E. Được học tập theo thời điểm của riêng và có thể giải bày tất cả những vấn đề
riêng tư
A
c
9
Q
- Trong truyền thông, khai thác vận dụng triệt để kinh nghiệm của mỗi cá nhân sẽ:
A. Hiểu được vấn đề sức khỏe của họ
B. Giúp họ nhận ra vấn đề sức khỏe của mình
C. Giúp những người khác tránh được sai lầm
D. Giúp họ đóng góp lợi ích vào tập thể và xã hội
E. Chọn giải pháp thay đổi hành vi
A
d
10
Q
- Đối tượng được thực hành những điều đã học bằng cách tốt nhất là:
A. Được người làm GDSK hỗ trợ giúp đỡ
B. Giải quyết các vấn đề sức khỏe của chính bản thân họ và cộng đồng
C. Cộng đồng hỗ trợ cho họ nguồn lực
D. Cung cấp kiến thức và kỹ năng cho họ
E. Được người làm GDSK và cộng đồng hỗ trợ
A
b
11
Q
- Thông qua việc đánh giá và tự đánh giá về hiệu quả học tập và thực hành đối tượng
sẽ:
A. Tránh được các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sự thay đổi của mình
B. Chủ động tham gia vào mọi hoạt động thay đổi hành vi của tập thể
C. Không ngừng tự hoàn thiện và duy trì sự thay đổi đã đạt được
D. Vận dụng kết quả vào thực tế cuộc sống
E. Tìm ra được giải pháp cho vấn đề sức khỏe của bản thân và cộng đồng
A
c
12
Q
- Mọi hoạt động của đối tượng trong học tập và thực hành sẽ do:
A. Người làm GDSK chi phối điều khiển
B. Tập thể chịu trách nhiệm kiểm soát
C. Trạm y tế kiểm soát và điều chỉnh
D. Đối tượng tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát và tự điều chỉnh
E. Người làm GDSK điều khiển, tập thể kiểm soát
A
d
13
Q
- Ý thức tự giác và động cơ học tập giữ vai trò quyết định trong vấn đề:
A. Tích cực hoá cao độ để đối tượng chủ động tham gia vào hoạt động tập thể
thay đổi hành vi
B. Đối xử cá biệt hoá trong học tập
C. Khai thác vận dụng kinh nghiệm của mỗi đối tượng
D. Giải quyết các yêu cầu và vấn đề sức khoẻ của đối tượng và cộng đồng
E. Hoàn thiện và duy trì những hành vi mới
A
a
14
Q
- I. Nhu cầu xã hội II. Nhu cầu được tôn trọng III. Nhu cầu về an toàn
IV. Nhu cầu tự khẳng định V. Nhu cầu sinh vật, sinh tồn
Dùng các yếu tố sau để trả lời câu hỏi sau: Maslow xác định năm loại nhu cầu từ
thấp lên cao là
A. V, I, III, II, IV
B. V, III, I, II, IV
C. III, V, II, IV, I
D. I, V, II, III, IV
E. V, II, IV, I, III
A
b
15
Q
- Theo Maslow, khi một loại nhu cầu được đặc biệt quan tâm để thoả mãn thì đối
tượng sẽ:
A. Bắt đầu nghĩ đến nhu cầu khác
B. Hành động theo bản năng để đạt được mục đích
C. Tạm thời quên đi những loại nhu cầu khác
D. Hành động theo lý trí để đạt được mục đích
E. Bắt đầu nghĩ đến nhu cầu khácvà quyết định hành động để dạt được mục đích
A
c
16
Q
- Giáo dục nhu cầu và động cơ hành động dựa trên cơ sở kết hợp lợi ích cá nhân và
lợi ích tập thể sẽ mang lại:
A. Hiệu quả cao mà chi phí vật chất thấp
B. Hiệu quả cao nhưng chi phí vật chất cao
C. Hiệu quả cao mà không cần chi phí
D. Hiệu quả thấp mà chi phí vật chất rất cao
E. Hiệu quả thấp nhưng không cần chi phí
A
a
17
Q
- Bước 1 và 2 trong quá trình thay đổi hành vi của con người thuộc giai đoạn:
A. Tự nhận thức
B. Nhận thức cảm tính
C. Nhận thức lý tính
D. Chuyển tiếp trung gian
E. Phân tích
A
B
18
Q
- Nhận thức cảm tính là giai đoạn:
A. Tự nhận thức
B. Khái quát hoá
C. Phân tích
D. Nhận thức bằng cảm quan
E. Tổng hợp
A
d
19
Q
- Nhận thức lý tính là giai đoạn:
A. Phân tích
B. Nhận thức bằng các thao tác tư duy
C. Trung gian
D. Nhận thức bằng cảm quan
E. Khái quát hoá
A
b
20
Q
- Quá trình nhận thức đòi hỏi phải có:
A. Tính đồng nhất, tính hiện thực
B. Sự chú ý, sự sắp xếp, tính đồng nhất
C. Sự chú ý, sự sắp xếp, tính hiện thực
D. Tính hiện thực và sự chú ý
E. Sự sắp xếp và tính đồng nhất
A
c
21
Q
- Trong quá trình nhận thức, sự sắp xếp thông tin sẽ giúp đối tượng dễ:
A. Nhớ và hiểu đúng thông tin
B. Tập trung chú ý
C. Thay đổi niềm tin
D. Thay đổi kiến thức
E. Thay đổi thái độ
A
a
22
Q
- Các thông tin cung cấp trong quá trình nhận thức cần đảm bảo yêu cầu phải
A. Tạo được sự chú ý, có sắp xếp và đa dạng
B. Có sự sắp xếp, tính hiện thực, tính cập nhật
C. Có tính hiện thực, tính đồng nhất và tạo được sự chú ý
D. Tạo được sự chú ý, có sự sắp xếp và tính hiện thực
E. Có tính hiện thực, tính cập nhật và đa dạng
A
d
23
Q
- Nội dung GDSK phải đảm bảo các yêu cầu sau, NGOẠI TRỪ:
A. Đã được chứng minh bằng khoa học
B. Đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn
C. Là thành quả nghiên cứu khoa học mới nhất
D. Là những vấn đề khoa học đang nghiên cứu
E. Không đối kháng với tín ngưỡng của cộng đồng
A
d
24
Q
- Việc lựa chọn những phương pháp, hình thức, phương tiện GDSK phải phù hợp
với các yếu tố sau, NGOẠI TRỪ:
A. Thói quen
B. Đối tượng
C. Cộng đồng
D. Từng giai đoạn nhất định
E. Hoàn cảnh kinh tế xã hội
A
a
25
Q
- Động viên được mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần xã hội, mọi lứa tuổi cùng
tham gia GDSK là thể hiện của nguyên tắc:
A. Phối hợp
B. Lồng ghép
C. Tính đại chúng
D. Tính vừa sức và vững chắc
E. Đối xử cá biệt và tính tập thể
A
c
26
Q
- Chọn nội dung GDSK phù hợp với từng đối tượng, từng cộng đồng, từng giai
đoạn, trình độ văn hoá giáo dục là thể hiện của nguyên tắc:
A. Tính khoa học
B. Tính thực tiễn
C. Tính lồng ghép
D. Tính vừa sức vững chắc
E. Tính đại chúng
A
d
27
Q
- Những hoạt động của cán bộ y tế và cơ sở y tế có tác dụng giáo dục đối với nhân
dân là thể hiện của nguyên tắc:
A. Tính thực tiễn
B. Tính đại chúng
C. Tính trực quan
D. Đối xử cá biệt và bảo đảm tính tập thể
E. Tính vừa sức và vững chắc
A
c
28
Q
- Thực hiện GDSK mang lại hiệu quả cụ thể thiết thực có sức thuyết phục cao là thể
hiện của nguyên tắc:
A. Tính khoa học
B. Tính thực tiễn
C. Tính đại chúng
D. Tính lồng ghép
E. Tính vừa sức và vững chắc
A
b