Dictionary_FixedIncome Flashcards
Asset-backed securities
Chứng khoán có tài sản đảm bảo
Trái phiếu hay các chứng khoán nợ được thế chấp bằng dòng tiền từ tổ hợp các khoản vay mua xe, các khoản phải thu thẻ tín dụng, các khoản thuê tài chính thiết bị và xe cộ, vay tiêu dùng, chính sách bảo hiểm và các khoản nợ khác. Trái phiếu cấp cho
người sở hữu một khoản tiền lãi không chia trong tài sản chứng khoán hóa, và được tài trợ bằng các dòng tiền nhận được bởi công ty phát hành từ các khoản thanh toán gốc và lãi định kỳ từ người vay.
Balloon payment
Trả một lần
Một khoản nợ được trả đúng một lần vào lúc đáo hạn. Trong khoảng thời gian khoản nợ được vay, tiền lãi được trả theo từng đợt như thỏa thuận. Ngoài cách trả một lần, các khoản nợ còn được trả dần
Basis point
Điểm cơ bản
Một đơn vị tương đương với 1/100 của 1%, và được sử dụng để biểu thị sự thay đổi trong các công cụ tài chính. Các điểm cơ bản thường được sử dụng để tính toán thay đổi lãi suất, chỉ số vốn chủ sở hữu và lợi tức của một chứng khoán có thu nhập cố định
Bearer bonds
Trái phiếu vô danh
Trái phiếu trả cho người đang nắm giữ, không phải người sở hữu ghi trên sổ sách của ngân hàng hay đại lý phát hành. Những trái phiếu này là các công cụ có thể chuyển nhượng không có ghi tên người sở hữu. Quyền sở hữu được nắm bởi bất cứ ai có trái phiếu và giữ nó. Lãi suất trái phiếu được trả mỗi nửa năm, với trái phiếu lãi có thể tách rời và đưa đến một ngân hàng để nhận tiền giống như chi phiếu. Ngược lại với trái phiếu có ghi danh (registered bond)
Bond
Trái phiếu
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể, trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định
Collateral
Vật thế chấp, vật đảm bảo
Tài sản được cầm cố làm bảo đảm thanh toán hay thực hiện nghĩa vụ nợ. Trong việc cho vay của ngân hàng, thông thường đó là vật có giá trị do người vay sở hữu. Nếu người đi vay không chi trả, tài sản cầm cố có thể được thanh lý và bán bởi người cho vay
để hoàn tất hợp đồng gốc.
Bốn loại thế chấp, được luật Thương Mại thống nhất công nhận, thường được sử dụng trong cho vay có bảo đảm: (1) Hàng hóa thương mại, (2) giấy tờ có giá (công cụ chuyển nhượng và chứng từ quyền sở hữu), (3) Tài sản vô hình, và (4) Tiền thu được từ kinh doanh (tiền mặt).
Vật thế chấp được giao cho người cho vay có thể là tài sản được tài trợ, như trong cho vay căn cứ tài sản, trong đó tiền vay có thể được bảo đảm bởi hàng tồn kho kinh doanh hay các khoản phải thu. Trong cho vay thế chấp mua nhà, người vay giao cho người cho vay thế chấp trên nhà cửa đang được mua. Khi các tài sản ngân hàng được chứng khoán hóa hay được chuyển thành chứng khoán khả mại trong thị trường thứ cấp, khoản thanh toán tiền gốc và tiền lãi được coi là vật thế chấp cho các chứng khoán được chào bán cho nhà đầu tư
Convertible bond
Trái phiếu chuyển đổi
Là một loại trái phiếu doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành cổ phiếu của doanh nghiệp đó theo tỷ lệ chuyển đổi và khuôn khổ thời gian được xác định ngay tại thời điểm phát hành. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường của công ty và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu có tính chuyển đổi
Current yield
Lợi tức hiện tại
Lợi tức hiện tại có thể dùng để so sánh thu nhập lãi của trái phiếu với thu nhập cổ tức của cổ phiếu. Nó được tính bằng cách chia lượng trái tức hàng năm theo giá hiện hành của trái phiếu. Hãy nhớ rằng lợi tức này chỉ là một phần lợi nhuận thu nhập, không tính khoản lãi hoặc lỗ từ vốn có thể phát sinh. Như vậy, với các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến thu nhập hiện tại, lợi nhuận này là hữu
ích nhất.
Curve duration
Đường cong thời gian đáo hạn bình quân
Độ nhạy của giá trái phiếu (hoặc giá trị thị trường của một tài sản tài chính hoặc nợ phải trả).
Debenture
Giấy nợ
Giấy hứa trả nợ không có bảo đảm, chỉ được bảo lãnh bằng tín dụng của bên phát hành. Giấy nợ, giống như trái phiếu công ty, được phát hành dựa trên uy tín hoặc bản khế ước. Một vài loại giấy nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần thường với mức giá cụ thể, và được gọi là giấy nợ có thể chuyển đổi.
Derivative mortgage- backed securities
Chứng khoán được bảo lãnh bằng cầm cố phái sinh
Chứng khoán được bảo lãnh bằng cầm cố các khoản tài sản phái sinh từ chính chứng khoán này
Eurobond
Trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ
Eurobond là loại trái phiếu được phát hành bằng một đồng tiền khác với đồng nội tệ hay khác với đồng tiền của nước mà tại đó nó được phát hành
Indenture
Khế ước
Hợp đồng thế chấp hoặc văn bản tín thác, bảo đảm quyền thế chấp đối với bất động sản, quy định các điều khoản và điều kiện được bên bán (bên cấp) và bên mua đồng ý.
Perpetual bonds
Trái phiếu vĩnh viễn
Trái phiếu vĩnh viễn (perpetual bond hay Perpetual hay gọi ngắn gọn chỉ là Perp) là trái phiếu không có ngày đáo hạn
Principal
Vốn gốc, chủ sở hữu
Số tiền mệnh giá của khoản vay thể hiện số tiền phải trả, chưa kể tiền lãi, theo các điều khoản của giấy nợ bảo đảm cho nghĩa vụ
Reserve funds
Quỹ dự phòng
Quỹ dự phòng là một tài khoản được trích lập để đáp ứng bất kỳ một khoản chi phí nào có thể bất ngờ xảy ra trong tương lai cũng như các chi phí để duy trì hoạt động trong tương lai
Surety bond
Cam kết bảo lãnh
Bản thỏa thuận bởi công ty bảo hiểm đảm nhận vị trí của nhà thầu đã phá sản trong một dự án phát triển, và việc thực hiện hành động sửa chữa nếu cần, để hoàn thành dự án. Công ty bảo hiểm cũng có thể bị ép buộc chi trả thiệt hại do việc không chi
trả. Các trái phiếu bảo đảm thường được yêu cầu trên các dự án phát triển đô thị, được tài trợ bởi các trái phiếu nợ tổng quát hay trái phiếu thu nhập. Cam kết bảo lãnh cũng được yêu cầu để đạt được lệnh ngừng thanh toán trên chi phiếu ngân hàng chính thức như chi phiếu của giao dịch viên, cũng được gọi là INDEMNITY BOND
Trust deed
Chứng thư ủy thác
Hồ sơ pháp lý được sử dụng thay cho tài sản thế chấp. Quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp chuyển từ bên bán cho bên nhận ủy thác, người đi vay sẽ nhận tài sản thế chấp cho đến khi thanh toán đầy đủ khoản vay thế chấp. Bên nhận ủy thác được quyền bán tài sản nếu bên vay mất khả năng chi trả, thanh toán cho bên cho vay thế chấp, và số dư còn lại cho chủ cũ
Warrant
Giấy đảm bảo
Báo cáo, bằng văn bản hoặc hàm ý, xác nhận các khẳng định được thực hiện khi hoàn thành một hợp đồng là chính xác
Zero-coupon bonds
Trái phiếu không trái tức
Trái phiếu zero coupon là loại trái phiếu mà người nắm giữ nó không được trả lãi (coupon) định kì, thay vào đó trái phiếu lãi suất 0 được bán ở mức giá chiết khấu.
Auction
Đấu giá
Một hệ thống mà khách hàng tiềm năng đưa ra giá đặt cạnh tranh về tài sản và dịch vụ. Tài sản hoặc dịch vụ đó sẽ được bán cho bên đưa ra giá đặt cao nhất. Trong hầu hết các trường hợp, người bán sẽ phải trả một khoản lệ phí niêm yết cho người bán đấu giá, bất kể mặt hàng đó có được bán với giá mong muốn hay không
Benchmark issue
Trái phiếu tiêu chuẩn
Trái phiếu cung cấp một tiêu chuẩn so sánh mà theo đó hiệu suất của các trái phiếu có thể được đo lường. Trái phiếu chính phủ hầu như luôn được sử dụng làm trái phiếu tiêu chuẩn
Bid–ask spread
Mức chênh lệch giá chào mua
Mức chênh lệch giá chào mua là sự khác biệt giữa giá được đưa ra cho một bán ngay (ưu đãi) và mua ngay (trả giá) cho cổ phiếu, hợp đồng tương lai, quyền chọn hoặc ngoại hối.
Bilateral loan
Khoản vay song phương
Các khoản vay song phương là các khoản tiền được cung cấp cho một người vay bởi một người cho vay.
Bridge financing
Tài chính bắc cầu
Một phương thức tài trợ, được sử dụng bởi các công ty trước khi IPO, để có được tiền mặt cần thiết cho việc duy trì các hoạt động
Certificate of Deposit
Chứng chỉ tiền gửi
Biên nhận tiền gửi có kỳ hạn được phát hành cho một thời kỳ xác định và thường trả theo lãi suất cố định. Chứng chỉ tiền gởi ngân hàng, được ban hành theo hình thức có thể chuyển nhượng hay không thể chuyển nhượng, có kỳ đáo hạn ngắn chỉ bảy ngày cho tới bảy năm hoặc lâu hơn, và trả theo lãi suất thị trường
Commercial paper
Thương phiếu
Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định
Fixed-rate bond
Trái phiếu có lãi suất cố định
Trong tài chính, trái phiếu lãi suất cố định là một loại trái phiếu công cụ nợ với lãi suất cố định (lãi suất), trái ngược với lãi suất thả nổi. Trái phiếu có lãi suất cố định là một giấy nợ dài hạn có lãi suất được xác định trước
Grey market
Thị trường phi chính thức
Thị trường phi chính thức là thị trường tài chính mà ở đó mọi hoạt động như huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính đều không được thực hiện theo những nguyên tắc và thể chế do nhà nước qui định
Haircut
Lỗ dự kiến
Lỗ dự kiến là ước lượng khoản lỗ tiềm năng có xét đến rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, thời gian đáo hạn và nhiều nhân tố khác. Nó thay đổi tùy theo loại chứng khoán: bắt đầu từ 0% cho chứng khoán của Kho bạc Mỹ, 30% cho vốn sở hữu cho đến 100% đối với chứng khoán phát hành có thể thua lỗ toàn bộ.
Interbank market
Thị trường liên ngân hàng
Thị trường liên ngân hàng là thị trường tiền tệ bán buôn, giao dịch nguồn vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng với nhau. Thị trường liên ngân hàng là mạng lưới toàn cầu được sử dụng bởi các tổ chức tài chính để giao dịch tiền tệ với nhau. Các ngân hàng sử dụng thị trường liên ngân hàng để quản lí rủi ro tỉ giá và lãi suất
Inverse floater
Công cụ nợ với lãi suất thả nổi đảo ngược
Trái phiếu được bảo đảm bằng cầm cố, thường là một phần của nợ bảo lãnh bằng cầm cố (CMO) chịu lãi suất giảm khi một chỉ số lãi suất như lãi suất LIBOR, tăng lên. Trái phiếu lãi suất thả nổi đảo ngược có thể có mức sàn và giới hạn tối đa. Còn được gọi là công cụ nợ lãi suất thả nổi ngược lại
Municipal bond
Trái phiếu đô thị
Trái phiếu đô thị là những loại trái phiếu do Chính phủ hay chính quyền địa phương (cấp tỉnh, thành phố) phát hành nhằm huy động vốn tài trợ cho các dự án đầu tư hạ tầng như xây dựng trường học, tu bổ phát triển đường sá, xử lý nước, cầu cảng, sân bay… Kỳ hạn trái phiếu này là từ 10 đến 30 năm
Non-sovereign bond
Trái phiếu không có chủ quyền
Các tỉnh, vùng, tiểu bang và thành phố phát hành trái phiếu gọi là trái phiếu không có chủ quyền hoặc trái phiếu chính phủ không có chủ quyền. Những trái phiếu này thường được phát hành cho các trường tài chính, bệnh viện, đường cao tốc, cầu, v.v.
Open market operation
Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là các biện pháp thực thi chính sách tiền tệ mà theo đó ngân hàng Trung ương của một nước kiểm soát cung tiền của nước đó bằng cách mua bán các chứng khoán do chính phủ phát hành hoặc các công cụ tài chính khác. Nghiệp vụ
này được thực hiện căn cứ theo các mục tiêu của chính sách tiền tệ, như lãi suất hay tỉ giá
Organized exchange
Sở giao dịch
Một thị trường chứng khoán nơi người mua và người bán thường xuyên tụ tập để giao dịch chứng khoán theo các quy tắc chính thức được thông qua bởi sàn giao dịch
Over-the- counter market
Thị trường OTC
Là một thị trường cổ phiếu, phần lớn của các công ty loại nhỏ, được phân biệt bằng thực tế là thị trường này không có trụ sở giao dịch; việc mua bán được thu xếp bằng viễn thông, mặc dù khách hàng có thể mua bán cổ phiếu ngay trên bàn làm việc của mình
Primary bond market
Thị trường trái phiếu sơ cấp
Thị trường trái phiếu sơ cấp là thị trường mà các tổ chức bán trái phiếu mới phát hành của mình cho các nhà đầu tư để huy động vốn
Primary dealer
Nhà giao dịch sơ cấp
Nhà giao dịch chứng khoán chính phủ báo cáo số lượng giao dịch hàng ngày và vị thế danh mục đầu tư cho Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York.
Private placement
Phát hành chứng khoán trực tiếp
Việc bán chứng khoán của một công ty trực tiếp cho một nhà đầu tư. Trái phiếu được phát hành và bán cho một số ít các nhà đầu tư thể chế, như các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu…
Public offering
Chào bán công chúng
Chào và bán chứng khoán bởi một công ty phát hành, sau khi đáp ứng các yêu cầu về đăng ký của Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán. Việc chào bán thường được tiến hành bởi nghiệp đoàn bảo lãnh, phù hợp với các điều khoản và điều kiện trong Bản thảo luận bảo lãnh phát hành. Cũng là việc phân phối thứ cấp các cổ phần chứng khoán được phát hành trước đó
Repurchase agreement
Hợp đồng mua lại
Hợp đồng mua lại thực tế là những món vay ngắn hạn (thường với kỳ hạn thanh toán ít hơn 2 tuần lễ) trong đó các tín phiếu kho bạc được dùng làm vật bảo đảm một tài sản có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay không thanh toán được nợ. Hợp đồng mua lại hoàn toàn là một khám phá mới đây (1969) trong thị trường tài chính. Hợp đồng mua lại này là một nguồn vốn quan trọng đối với các ngân hàng (trên 140 tỉ đôla), và người cho vay quan trọng nhất ở thị trường này là các công ty lớn
Repurchase price
Giá mua lại
Giá mà người bán (đại lý) đồng ý mua bảo đảm từ người mua (khách hàng) vào một ngày được chỉ định trong tương lai. Giá mua lại thể hiện sự hoàn trả của một khoản vay ngắn hạn được thế chấp
Secondary bond market
Thị trường trái phiếu thứ cấp
Thị trường trái phiếu thứ cấp là trái phiếu được giao dịch giữa các nhà đầu tư sau khi được phát hành trên thị trường sơ cấp. Trái phiếu có thể được giao dịch trực tiếp giữa các nhà đầu tư, hoặc thông qua một nhà môi giới hoặc đại lí. Những người tham gia chính trong thị trường trái phiếu thứ cấp trên toàn cầu là các nhà đầu tư tổ chức lớn và ngân hàng trung ương
Settlement
Thanh toán
Shelf registration
Đăng ký trước
Tên thông dụng của quy tắc của Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái, cho phép các công ty phát hành chứng khoán lập báo cáo đăng ký và bán các chứng khoán bằng việc chào bán cho công chúng vào thời điểm sau này. Quy tắc 415 của SEC được chấp thuận đầu tiên năm 1982, cho phép các công ty phát hành đăng ký các chứng khoán mà họ kỳ vọng bán trong vòng hai năm từ ngày ngày có hiệu lực ban đầu, mà không cần lập báo cáo đăng ký bổ sung mỗi lần chào bán.
Single-price auction
Đấu giá đơn
Đấu giá đơn là một phương thức định giá trong đấu giá chứng khoán cung cấp cho tất cả những người tham gia phát hành cùng một giá mua
Sovereign bond
Trái phiếu có chủ quyền
Trái phiếu có chủ quyền là một công cụ nợ cụ thể do chính phủ phát hành. Chúng có thể được mệnh giá bằng cả ngoại tệ và nội tệ. Cũng giống như các trái phiếu khác, những điều này cũng hứa sẽ trả cho người mua một số tiền lãi nhất định trong một số năm quy định và hoàn trả mệnh giá khi đáo hạn
Syndicated loan
Khoản cho vay tập đoàn
Khoản cho vay được mở rộng bởi một nhóm các ngân hàng cho công ty vay. Các khoản vay thông thường đựoc vay theo lãi suất khác nhau như lãi suất liên ngân hàng London (LIBOR), hay lãi suất trên chứng chỉ tiền gửi ngân hàng- thường được bán cho
các nhà đầu tư trong thị trường khoản vay thứ cấp. Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư định chế như các quỹ hỗ tương trở thành những người mua chính của các khoản vay tập đoàn. Các khoản vay tập đoàn dành cho những người vay là các công ty lớn được xếp hạng tín dụng như Standard and Poor’s, sử dụng hệ thống xếp hạng giống như hệ thống dùng cho các trái phiếu công ty. Bằng sự tạo ra thị trường thứ cấp liên kết các ngân hàng cho vay ban đầu với nhà đầu tư, các khoản vay thương mại đa ngân hàng ngày nào đó có thể được giao dich sôi động như các chứng khoán nợ của công ty trong thị trường Giao dịch qua quầy (OTC). Ngược với các giao dịch có đòn bẩy cao, khoản cho vay có lãi suất cao được mở rộng cho những người vay có nhiều rủi ro hơn
Underwriter
Người bảo lãnh
Người bảo lãnh (underwriter) là người, tổ chức đồng ý chấp nhận rủi ro để nhận hoa hồng bảo lãnh. Các phòng phát hành cũng bảo lãnh những cổ phiếu mới phát hành dưới hình thức này nếu không bán hết cổ phiếu, người bảo lãnh sẽ mua phần còn lại.
Accrued interest
Lãi tích lũy
Lãi tích lũy là số tiền lãi được tích lũy từ lần thanh toán gần đây nhất cho đến khi bán trái phiếu hoặc các loại chứng khoán có thu nhập cố định khác. Khái niệm này thường được sử dụng chủ yếu với các loại chứng khoán chuyển đổi.
Khi bán chứng khoán đó, người mua phải trả cho người bán số tiền bằng giá của chứng khoán đó cộng thêm phần lãi tích lũy.
Add-on rates
Lãi gộp
Phí tài chính được tính bằng cộng lãi phải trả vào tổng số vốn gốc. Khoản lãi được cộng vào vốn gốc và trở thành một phần giá trị danh nghĩa của cổ phiếu.
Asset swap
Hoán đổi tài sản
Sự trao đổi tài sản này lấy tài sản khác, thường được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng danh mục tiền chi vay của một ngân hàng bằng cách, như chuyển tài sản lãi suất cố định thành tài sản lãi suất thả nổi. Thí dụ: chuyển trái phiếu bằng đồng euro thành phiếu nợ lãi suất thả nổi tổng hợp qua việc trao đổi các tài khoản chi trả lãi; hợp đồng hoán đổi hàng hóa (commodity swap) hay hợp đồng hoán đổi nợ thành vốn cổ phần.
Benchmark rate/Straightforward rate/Outright rate/Spot exchange rate
Tỷ giá hối đoái trao ngay
Tỷ giá mà tại đó một ngoại tệ được mua hoặc bán và được giao ngay lập tức.
Benchmark spread
Chênh lệch chuẩn
Chênh lệch theo ước lượng.
Bond equivalent yield
Lợi suất trái phiếu tương đương
Lợi suất đầu tư trái phiếu mua theo giá chiết khấu so mệnh giá, như tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ hay trái phiếu đô thị, được diễn tả theo phần trăm. Các chứng khoán này không trả lãi hàng tháng, hàng quý hay nửa năm như các chứng khoán trả lãi.
Call protection
Bảo vệ lệnh thu hồi
1. Các điều khoản trong bản giao kèo trái phiếu nợ, giới hạn việc thu lại trái phiếu có thể thu hồi trong một giai đoạn nhất định, thường là mười năm đối với trái phiếu đô thị và trái phiếu công ty.
2. Đặc điểm chứng khoán được bảo đảm bằng cầm cố, được tạo ra nhằm giảm đến mức tối thiểu rủi ro trong thanh toán trả trước suốt thời kỳ cố định lãi suất. Nếu tiền vay được trả trước trong giai đoạn này, vốn sẽ không được chuyển ngay cho nhà đầu tư. Những người mua chứng khoán được đảm bảo bằng cầm cố thích đặc điểm này vì nó cung cấp dòng tiền bền vững hơn.
Callable bond
Trái phiếu có thể thu hồi trước thời hạn
Đây là loại trái phiếu mà người phát hành có quyền thu hồi trước ngày đáo hạn, với một số điều kiện nhất định. Khi phát hành, người mua sẽ được giải thích rằng khi nào trái phiếu có thể bị thu hồi và mức giá vào lúc đó. Trong hầu hết các trường hợp, giá sẽ cao hơn mệnh giá của trái phiếu và giá sẽ tăng lên trước khi trái phiếu bị thu hồi.
Cash market securities
Chứng khoán của thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ bao gồm các công cụ tài chính có thời gian luân chuyển vốn là ngắn hạn.
Coupon rate
Trái tức
1. Lãi suất danh nghĩa hàng năm mà công ty phát hành giấy nợ hay trái phiếu cam kết trả chủ sở hữu trong thời kỳ chứng khoán đang lưu hành. Trong nghiệp vụ cầm cố ngân hàng thế chấp, nó chỉ lãi suất
Coupon rate
/ˈkuˌpɔn reɪt/
hợp đồng trên chứng khoán đảm bảo cầm cố.
2. Lãi suất hàng năm danh nghĩa của hợp đồng vay tiền hay cầm cố.
Discount margin
Mức chiết khấu
Mức chiết khấu trong giao dịch kí quĩ chứng khoán là mức lợi nhuận kì vọng trung bình của chứng khoán có lãi suất thả nổi (thường là trái phiếu) vượt trội hơn các điểm chuẩn của chứng khoán.
Discount rates
Lãi suất chiết khấu
Lãi suất mà ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay.
Discount rates
/dɪˈskaʊnt reɪts/
Lãi suất chiết khấu là một trong các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Effective annual rate
Lãi suất thực tế năm/ Lãi suất hiệu dụng năm
Lãi suất thực tế (lãi suất hiệu quả) là lãi suất mà bạn thực sự thu được từ một khoản đầu tư hoặc phải trả cho một khoản vay sau khi tính đến tác động của lãi suất ghép.
Embedded option
Quyền chọn kèm theo
Quyền chọn là một phần trong cơ cấu khoản vay ngân hàng, trái phiếu hoặc công cụ tài chính. Ví dụ thông thường là những quyền chọ trả trước trong thế chấp, quyền chọn rút vốn sớm trong các chứng chỉ tiền gửi, lãi suất trần hàng năm trong thế chấp, với lãi suất có thể điều chỉnh và điều khoản về lệnh thu hồi (thu hồi sớm) trong trái phiếu doanh nghiệp.
Flat price
Giá đồng loạt
Giá cố định.
Floating-rate notes
Trái phiếu lãi suất thả nổi
Loại trái phiếu có lãi suất được thay đổi theo từng chu kỳ. Việc thay đổi lãi suất này tất nhiên do công ty phát hành qui định và được ghi rõ trên trái phiếu. Chu kỳ điều chỉnh lãi suất có thể là 6 tháng, 1 năm, 1 năm rưỡi, nhưng sẽ được thỏa thuận rõ trên trái phiếu, trong khi đó lãi suất thay đổi như thế nào còn tùy thuộc vào những chỉ số trung bình trên thị trường vào thời điểm đó.
Forward curve
Đường cong kỳ hạn
Forward curve gần tương tự như spot curve: nó chiết khấu chỉ 1 dòng tiền. Điểm khác nhau là forward curve không chiết khấu về thời điểm hiện tại, mà chiết khấu về 1 kỳ trước đó (thường là 6 tháng). Nói cách khác, forward rate 1-năm được dùng để chiết khấu 1 dòng tiền tại thời điểm 1 năm tới về 6-tháng sau thời điểm hiện tại; forward rate 8-năm thì chiết khấu 1 dòng tiền tại thời điểm 8 năm sau về 7-năm-rưỡi sau thời điểm hiện tại.
Forward market
Thị trường kỳ hạn
Thị trường mà hãng giao dịch đồng ý giao tiền, hàng hóa hoặc công cụ tài chính với mức giá cố định vào một ngày cụ thể trong tương lai. Hầu hết những hợp đồng tương lai đều thực hiện một giao dịch vào một ngày cụ thể trong tương lai, ví dụ, một tuần từ ngày giao dịch.
Forward rate
Lãi suất kỳ hạn
Tỷ giá hối đoái theo đó một đồng tiền có thể được mua hay bán để được giao trong tương lai trên thị trường kỳ hạn. Lãi suất kỳ hạn là lãi suất giao ngay trong tương lai ngụ ý (được tính ra từ) bởi cấu trúc kỳ hạn của lãi suất ngày hôm nay (term structure of interest rates).
G-spread
Chênh lệch danh nghĩa (G-spread)
Thể hiện sự khác biệt giữa lợi suất trái phiếu kho bạc và lợi suất trái phiếu doanh nghiệp có cùng kỳ hạn. Trái phiếu kho bạc được mặc địch với mức rủi ro bằng không, do đó rủi ro mặc định thể hiện giữa trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu kho bạc sẽ khác nhau. Chúng ta có thể tính mức G-spread qua công thức sau:
G-Spread = lãi suất trái phiếu doanh nghiệp – lãi suất trái phiếu
chính phủ
Implied forward rates
Lãi suất kỳ hạn mặc định
Lãi suất kỳ hạn được mặc định.
Interpolated spread
Chênh lệch nội suy (I-spread)
Là sự khác biệt giữa lợi suất của trái phiếu và lãi suất hoán đổi. Chúng ta có thể sử dụng LIBOR làm ví dụ. Số liệu cho thấy sự khác biệt giữa lãi suất trái phiếu và đường cong chuẩn (benchmark curve). Nếu I- spread tăng, rủi ro tín dụng cũng tăng. I-spread thường thấp hơn so với G-spread.
Market discount rate
Lãi suất trái phiếu
Là mức hoàn trả thấp nhất mà các nhà đầu tư có thể chấp nhận như là một sự đền bù cho những rủi ro khi họ đầu tư vào trái phiếu. Lãi suất trái phiếu được thiết lập bởi thị trường và nó là cơ sở cho việc định giá khi trái phiếu được phát hành.
Maturity structure
Cơ cấu kỳ hạn nợ / Cấu trúc đáo hạn
Tỷ lệ của nợ đáo hạn trên một năm trên tổng nợ.
No-arbitrage value
Giá trị không chênh lệch
Định giá một tài sản mà không xem xét giá phái sinh hoặc giá thị trường thay thế.
Off-the-run
Những chứng khoán không còn được đấu giá.
On-the-run
Những chứng khoán đang được đấu giá.
Option-adjusted price
Chênh lệch giá theo quyền chọn
Mỗi quyền chọn sẽ tương ứng với một giá. Khi thay đổi quyền chọn sẽ xảy ra chênh lệch giá.
Option-adjusted spread (OAS)
Khoản chênh lệch điều chỉnh theo quyền chọn
Các mô hình OAS xem xét tác động của việc thanh toán trước dưới nhiều kịch bản lãi suất khác nhau, nhằm ước tính giá trị tương lai của một chứng khoán. Phương pháp luận này làm thuận lợi việc thực hiện so sánh đối chiếu hai trái phiếu khác nhau, một trong hai trái phiếu có quyền chọn mua (hay quyền chọn chi trả trước) và trái phiếu kia thì không.
Option-adjusted yield
Chênh lệch lợi suất theo quyền chọn
Mỗi quyền chọn sẽ tương ứng với một mức lãi suất. Khi thay đổi quyền chọn sẽ xảy ra chênh lệch lãi suất.
Par value
Mệnh giá trái phiếu
Là giá trị danh nghĩa của một trái phiếu. Mệnh giá rất quan trọng đối với 1 trái phiếu hay một phương tiện đem lại thu nhập ổn định bởi nó xác định giá trị đáo hạn của nó cũng như trị giá đồng đô la của các phiếu thanh toán.
Quoted margin
Hệ số niêm yết
Mức ký quỹ niêm yết
Required margin
Hệ số bắt buộc
Mức ký quỹ bắt buộc
Semiannual bond equivalent yield
Lợi suất trái phiếu bán niên tương đương
Lợi suất đầu tư trái phiếu mua theo giá chiết khấu so mệnh giá, như tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ hay trái phiếu đô thị, được diễn tả theo phần trăm. Các chứng khoán này không trả lãi hàng tháng, hàng quý hay nửa năm như các chứng khoán trả lãi.
Settlement date
Ngày thanh toán
1. Ngân hàng: Ngày tiền chuyển qua Cục dự trữ Liên bang, hay mạng lưới tư nhân, được ký gửi vào tài khoản của khách hàng và sẵn sàng để sử dụng. 2. Chứng khoán: ngày mà các chứng khoán đã bán thực sự sang tay.
Simple yield
Lợi suất đơn giản
Số tiền lãi nhận được từ một công ty phát hành trái phiếu, chia cho giá thị trường hiện tại của trái phiếu liên kết.
Spot rates
Tỷ giá giao ngay
Tỷ giá giao ngay là giá báo để thực hiện thanh toán một giao dịch hàng hóa, chứng khoán hoặc tiền tệ ngay lập tức.
Spread
Mức chênh lệch
1. Ngân hàng. Số chênh lệch phần trăm giữa lãi suất được tính với khoản cho vay của ngân hàng và chi phí nguồn vốn người cho vay. Ngược với NET INTEREST MARGIN.
2. Tài chính. Quyền chọn bán và quyền chọn mua trên cùng một chứng khoán.
3. Ngoại hối. Sự chênh lệch giữa giá chào mua và chào bán. Trong thị trường giao ngay được biết đến như mức chênh lệch giao ngay. (spot spread)
Street convention
Cách tính lãi suất bỏ qua ảnh hưởng của ngày lễ hay kỳ nghỉ; tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dòng tiền giả định được thanh toán vào các ngày xác định, ngay cả khi ngày dự kiến rơi vào cuối tuần hoặc ngày lễ.
Term structure (of interest rate)
Cấu trúc thời hạn (của lãi suất)
Mối quan hệ lãi suất hay nói cụ thể hơn là lợi tức chuộc lại, tức là lợi tức phải trả cho các chứng khoán tài chính có thời hạn khác nhau vào ngày đáo hạn của chúng. Mối quan hệ này được gọi là lợi tức đáo hạn, tức lợi tức tính cho đến ngày đáo hạn, và chỉ có thể tính cho các chứng khoán có lãi suất và thời hạn cố định, chẳng hạn tín phiếu kho bạc và trái khoán công ty.
True yield
Lợi suất thực
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dòng tiền tính theo lịch thực tế, bao gồm cả cuối tuần và ngày lễ.
Yield-to-maturity
Lợi tức đến ngày đáo hạn
Là lợi nhuận hàng năm mà một nhà đầu tư kiếm được từ trái phiếu nếu mua trái phiếu hôm nay và giữ cho tới ngày đáo hạn.
Yield-to-worst (YTW)
Lợi suất trái phiếu xấu nhất
Lợi suất trái phiếu xấu nhất (YTW) là thước đo lợi suất thấp nhất mà trái chủ có thể nhận được từ một trái phiếu có các điều khoản của hợp đồng hoạt động đầy đủ, và chủ thể phát hành không mất khả năng thanh toán.
Zero rates
Lãi suất không
Lãi suất của khoản đầu tư mà vốn gốc và lãi sẽ được nhận một lần khi đến hạn mà không có các khoản thanh toán nào giữa thời hạn đó.
Zero volatility spread (Z-spread) (statis
spread)
Chênh lệch tĩnh (Chênh lệch biến động bằng 0)
Z-spread là một hằng số mà bằng việc cộng thêm nó vào mỗi điểm trên đường cong tỷ giá giao ngày của Kho bạc thì giá thị trường của chứng khoán bằng với giá trị hiện tại của các dòng tiền được nhận trong tương lai. Nói cách khác, mỗi dòng tiền được chiết khấu theo tỷ giá giao ngày hợp lý của Kho bạc cộng với Z-spread.
Z-spread cũng được biết đến dưới một tên gọi là chênh lệch tĩnh (static spread).
Agency RMBS
Chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp nhà ở được phát hành hoặc bảo đảm bởi chính phủ Mỹ hoặc các các công ty được chính phủ Mỹ tài trợ.
Tại Hoa Kỳ, chỉ những chứng khoán thế chấp nhà ở được bảo đảm bởi một liên bang hoặc được đảm bảo bởi một trong hai GSE (Fannie Mae và Freddie Mac).
Amortizing loans
Khoản vay trả dần
Khoản vay với các khoản chi trả định kỳ được lập thời biểu bao gồm cả gốc và lãi. Trái ngược với khoản vay này là những khoản vay chỉ chi trả lãi, khoản vay thanh toán tổng toàn bộ vào cuối kỳ hoặc thậm chí là các khoản vay khấu trừ âm.
Asset-backed securities (ABS)
Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản
Chứng khoán bảo đảm bằng tài sản là một loại trái phiếu được phát hành trên cơ sở có sự đảm bảo bằng một tài sản hoặc một dòng tiền nào đó từ một nhóm tài sản gốc của người phát hành.
Collateral manager
Quản lý tài sản đảm bảo
Quản lý các tài sản thế chấp tương ứng với các khoản nợ.
Collateralized mortgage obligations (CMOs)
Nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp
Một dạng chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp. Nó bao gồm một rổ các khoản vay thế chấp được gom lại và bán như một khoản đầu tư.
Contract rate
Cước hợp đồng / Lãi suất hợp đồng
Lãi suất cước định (theo hợp đồng, theo thỏa thuận).
Contraction risk
Rủi ro thanh toán trước hạn
Rủi ro mà khi lãi suất giảm, chứng khoán sẽ có thời gian đáo hạn ngắn hơn đã dự kiến (tại thời điểm mua) bởi vì người vay tái đầu tư tại lãi suất mới thấp hơn.
Credit tranching
Phân tách theo mức rủi ro tín dụng.
Các tổn thất tín dụng được phân theo từng lớp với mức ưu tiên từ thấp đến cao và theo các mức độ.
Extension risk
Rủi ro trả chậm
Rủi ro mà khi lãi suất tăng, việc trả trước sẽ hạn chế hơn vì chủ sở hữu không muốn từ bỏ cơ hội khi lãi suất hợp đồng thấp. Kết quả là, thời gian chứng khoán đáo hạn dài hơn dự kiến.
Foreclosure
Phát mãi tài sản
Hành động pháp lý khởi xướng của bên cho vay để giành quyền sở hữu tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay không chi trả.
Interest-only mortgage
Khoản vay thế chấp chỉ trả lãi
Khoản vay không có khoản hoàn trả gốc trong một thời gian nhất định.
Loan-to-value ratio (LTV)
Tỷ số khoản vay trên giá trị
Quan hệ, được thể hiện bằng
phần trăm, giữa số tiền gốc của khoản cho vay và giá trị thẩm định của tài sản bảo đảm cho khoản tài trợ. Trong khoản cho vay thế chấp nhà ở, thì đây là giá trị phần trăm của tài sản mà bên cho vay sẵn sàng tài trợ với thể chấp. Ví dụ, thế chấp 160.000 USD trên ngôi nhà 200.000 USD có tỷ lệ khoản vay so giá trị là 80%.
Mortgage loan (mortgage)
Khoản vay thế chấp
Các khoản cho vay được bảo đảm bởi các tài sản thế chấp.
Mortgage rate
Lãi suất thế chấp
Lãi suất của một khoản cho vay dựa vào tài sản cầm cố thế chấp.
Mortgage-backed securities (MBS)
Chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp
Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp là loại chứng khoán được phát hành dựa trên cơ sở một hoặc một nhóm các khoản thế chấp. Về bản chất, chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp là một loại trái phiếu. Thay vì, trả cho nhà đầu tư một khoản trái tức cố định và tiền gốc, thì người phát hành chứng khoán thanh toán bằng dòng tiền phát sinh từ những khoản thế chấp được dùng để đảm bảo cho số chứng khoán đó.
Mortgage pass-through security
Chứng khoán chuyển giao vay thế chấp
Một công cụ đầu tư đại diện cho quyền sở hữu trọn vẹn một nhóm tài sản thế chấp. Nợ gốc và lãi suất từ những khoản thế chấp cá nhân sẽ được sử dụng để thanh toán nợ gốc và lãi suất của các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp.
Non-agency RMBS
Chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp nhà ở được phát hành bởi các định chế tư nhân
Ở Hoa Kỳ, chỉ những chứng khoán phát hành bởi các thực thể tư nhân không được bảo đảm bởi liên bang hoặc một GSE.
Non-recourse loan
Khoản cho vay không truy đòi
Khoản cho vay mà nguồn hoàn trả cho bên cho vay là dòng tiền mặt tạo ra bởi một dự án được tài trợ bằng khoản cho vay đó, hoặc tài sản thế chấp bảo đảm cho khoản vay.
Note rate
Lãi suất trái phiếu
Như mortgage rate.
Planned amortization class (PAC) tranches
Các lớp/đợt chứng khoán trả dần theo kế hoạch
Trái phiếu được bảo đảm bằng cầm cố bảo vệ các nhà đầu tư không phải thanh toán trước quá lớn cho khoản vay cầm cố. Trái phiếu PAC trong nợ cầm cố được bảo đảm, được kèm theo trái phiếu chi trả nhanh, là trái phiếu “đồng hành” hay “hỗ trợ”, bảo vệ người nắm giữ trái phiếu PAC không phải trả trước các khoản thanh toán lớn dần, và tránh bị thu hồi sớm.
Prepayment option/early repayment option
Quyền chọn trả trước/trả sớm
Điều khoản hợp đồng cho phép người đi vay trả trước tất cả hoặc một phần của khoản thế chấp trước ngày đáo hạn.
Prepayment penalty mortgages
Tiền phạt vì thanh toán trước
Phí phải trả người cho vay để có đặc quyền chi trả hết khoản vay trước ngày đáo hạn. Tiền phạt thanh toán trước có thể giảm dần trong những năm sau thời điểm đăng ký ban đầu của khoản cầm cố nhằm đền bù người cho vay tổn thất thu nhập trong các năm tương lai.
Prepayment risk
Rủi ro trả trước
Rủi ro trả trước xảy ra khi người vay trả nhiều hơn số tiền yêu cầu hàng tháng, do đó làm giảm lãi suất của khoản vay. Rủi ro này có thể được xác định bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như sự khác biệt giữa lãi suất hiện tại và lãi suất cho vay.
Recourse loan
Khoản cho vay truy đòi/ Nợ thu hồi
Một khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản thế chấp từ người vay, cho phép người cho vay truy nợ từ con nợ và tài sản của con nợ trong trường hợp vỡ nợ.
Securitization
Chứng khoán hóa
Chứng khoán hóa (chuyển thành chứng khoán) là quá trình tập hợp và tái cấu trúc các tài sản thiếu tính thanh khoản nhưng lại có thu nhập cao bằng tiền trong tương lai như các khoản phải thu, các khoản nợ chuyển đổi thành trái phiếu, hay gọi chung là chứng khoán và đưa ra giao dịch trên thị trường. Nói một cách dễ hiểu, chứng khoán hóa là việc chuyển các thể thức tín dụng thành thể thức chứng khoán, phát hành trong công chúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán của các nhà đầu tư.
Securitized assets
Tài sản chứng khoán hóa
Tài sản được chứng khoán hóa.
Special purpose entity (SPE)
Thực thể có mục đích đặc thù
Thực thể có mục đích đặc thù, phục vụ như một đơn vị trung gian phát hành trong việc tạo các chứng khoán được đảm bảo bằng cầm cố, thẻ tín dụng và tiền vay mua ô tô, hợp đồng thuê mua và các tài sản chính khác.
Subordination
Chủ thể phụ thuộc
Mức độ ưu tiên thanh toán nợ của các chủ thể này là phụ thuộc.
Time tranching
Phân tách theo mức rủi ro trả trước.
Các đợt chứng khoán sẽ được phân tách theo mức rủi ro trả trước.
Tranche
Đợt
Tranche là một phần của chứng khoán gộp, thường là các công cụ nợ, được phân tách bởi rủi ro sau đó bán cho các nhà đầu tư khác nhau.
Carrying value/book value
Giá trị sổ sách
Số tiền ròng được hiển thị cho một tài sản hoặc nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán.
Cash flow yield
Lợi suất dòng tiền
Lợi suất của một dòng tiền.
Convexity adjustment
Độ lồi
Một số đo tính tỷ lệ thay đổi của trái phiếu và chứng khoán có thu nhập cố định trong thời hạn. Được gọi là độ lồi theo hình dáng của đường cong lợi suất tiêu biểu, đo lường giá trị theo thời gian đáo hạn một chứng khoán, ví dụ, tín phiếu kho bạc mười năm được cho là độ lồi dương.
Curve duration
Đường cong thời gian đáo hạn bình quân
Độ nhạy của giá trái phiếu (hoặc giá trị thị trường của một tài sản tài chính hoặc nợ phải trả).
Duration gap
Chênh lệch thời gian đáo hạn
Duration GAP = DURAs – DURLs
Trong đó DURAs là thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của tài sản có DURLs là thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của tài sản nợ.
Effective convexity
Độ lồi thực tế
Đo lường tác động thứ cấp của việc thay đổi lợi suất chuẩn lên giá trái phiếu.
Effective duration
Thời gian đáo hạn bình quân thực tế
Sự nhạy cảm của giá trái phiếu đối với sự thay đổi của lãi suất thực tế.
Key rate duration (partial duration)
Thời gian đáo hạn bình quân từng phần
Độ nhạy cảm của lãi suất công cụ tài chính hoặc danh mục đầu tư có thu nhập cố định tạo ra các điểm chính trên đường cong lãi suất.
Modified duration
Thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh
Sự thay đổi của giá chứng khoán tương ứng với sự thay đổi của lãi suất.
Money convexity
Độ lồi tiền tệ
Tính bằng tích của Annual convexity (Độ lồi năm) và Full price (Giá đủ).
Money duration
Thời gian đáo hạn tiền tệ
Ước tính về sự thay đổi của giá trên đơn vị tiền tệ mà trái phiếu được sử dụng.
Parallel shift
Dịch chuyển song song
Việc đường cong (curve) dịch chuyển song song khi có tác động.
Perpetuity
Dòng tiền đều vô hạn
Một dòng tiền liên tục có gia trị bằng nhau và không có kết thúc.
Price value of a basis point
Giá trị giá của một điểm cơ bản (PVBP)
Giá trị giá của một điểm cơ bản (PVBP) là một thước đo mô tả mức độ thay đổi điểm cơ bản của lãi suất ảnh hưởng đến giá của trái phiếu.
Term structure of yield volatility
Cấu trúc kỳ hạn của biến động lãi suất
Mối quan hệ giữa sự biến động của lợi suất trái phiếu đến ngày đáo hạn và thời gian đáo hạn.
Yield duration
Thời hạn trả lợi tức
Cho biết độ nhạy của giá trái phiếu đối với lợi tức tới ngày đáo hạn của trái phiếu.
Bond indenture/trust deed
Khế ước trái phiếu
Khế ước trái phiếu là hợp đồng pháp lí mô tả quyền của các trái chủ và nghĩa vụ của tổ chức phát hành trái phiếu.
Capital structure
Cơ cấu vốn
Dùng để chỉ tỷ trọng các loại vốn hay nguồn vốn của một công ty. Công ty cổ phần có vốn cổ phần thông thường, vốn cổ phần ưu đãi, vốn trái khoán hay vốn vay dài hạn. Cơ cấu vốn cho chúng ta biết tỷ trọng của các loại vốn khác nhau trong tổng số vốn sử dụng. Các công ty cần hiểu rõ cơ cấu vốn để quyết định tỷ lệ vốn vay và vốn sở hữu.
Change of control put
Chuyển đổi quyền chọn bán
Một giao ước rằng các trái chủ có quyền yêu cầu nhà phát hành mua lại khoản nợ của họ, thường là với giá ngang bằng hoặc thêm một số phí bảo hiểm nhỏ, trong trường hợp được yêu cầu.
Credit migration risk
Rủi ro chuyển hạng tín dụng
Chuyển hạng tín dụng (credit migration) là việc cho credit rating cho các công ty và thay đổi credit rating của công ty theo thời gian tùy theo sự tốt lên hay tồi đi của tình hình tài chính của công ty.
Cross-default provisions
Những điều khoản vi phạm chéo
Những điều khoản đưa người vay vào tình trạng vỡ nợ nếu không đáp ứng được nghĩa vụ khác.
Default probability (PD)
Xác suất vỡ nợ
Khả năng người đi vay sẽ không thể thực hiện trả nợ theo lịch trả nợ trong một khoảng thời gian, thường là một năm. Xác suất vỡ nợ không chỉ phụ thuộc vào tính chất của người đi vay mà còn phụ thuộc vào môi trường kinh tế.
Default risk/credit risk
Rủi ro tín dụng/ Rủi ro vỡ nợ
Rủi ro tín dụng hay rủi ro vỡ nợ được hiểu là những trường hợp mà cả lãi lẫn gốc đều có thể không có khả năng được trả vào ngày đáo hạn.
Downgrade risk
Rủi ro xuống cấp hạng mức tín nhiệm
Rủi ro xuống cấp hạng mức tín nhiệm đề cập đến rủi ro mà chứng khoán nợ hay trái phiếu một công ty phát hành sẽ bị hạ bậc do tình trạng tài chính của tổ chức phát hành xấu đi.
Expected loss
Tổn thất có thể ước tính
Mô hình ước tính tổn thất dự kiến là một mô hình để đo lường rủi ro tín dụng.
First lien debt
Nợ hạng nhất
Chủ nợ đầu tiên được trả nợ trước tất cả các chủ nợ khác, kể cả các chủ nợ cao cấp khác.
First mortgage debt
Nợ cao cấp
Trong tài chính, nợ cao cấp, thường xuyên được phát hành dưới hình thức giấy xác nhận nợ cao cấp hay còn gọi là các khoản vay cao cấp, là khoản nợ có độ ưu tiên thanh toán (độ cao cấp) cao hơn các khoản nợ không có bảo đảm hay nói cách khác là các khoản nợ “thấp cấp” của tổ chức phát hành.
Limitations on liens
Giới hạn nợ thế chấp
Giới hạn về mức độ thế chấp nợ mà một công ty có thể có.
Loss severity/loss given default
Thiệt hại LGD / Tỉ trọng tổn thất ước tính
Đây là số thiệt hại về vốn mà một ngân hàng hay các tổ chức tài chính phải gánh chịu khi những người vay từ họ mất khả năng thanh toán nợ.
Maintenance covenants
Mức kí quỹ giao ước
Giao ước trong hợp đồng vay ngân hàng đòi hỏi người vay phải thỏa mãn tỷ lệ tài chính nhất định khi vay một khoản tiền lớn.
Market liquidity risk
Rủi ro thanh khoản thị trường
Rủi ro này xảy ra khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay.
Notching
Định mức tín nhiệm
Đánh giá về uy tín của một doanh nghiệp đi vay trong việc họ có khả năng hoàn trả nghĩa vụ tài chính đó không. Hiện nay, trên thế giới có ba tổ chức định mức tín nhiệm lớn là Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch Ratings.
Pari passu (on an equal footing)
Thanh toán bình đẳng
Trong tài chính, thuật ngữ này đề cập tới hai hay nhiều hơn khoản vay, trái phiếu, hoặc các nhóm cổ phần ưu đãi có quyền được ưu tiên thanh toán ngang nhau, nói cách khác, có cùng cấp độ ưu tiên giải quyết quyền lợi tài chính. Với công ty quản lý tài sản, thuật ngữ này có nghĩa là một lô giao dịch cân bằng giữa các quỹ đã được xác định hoặc các tài khoản được quản lý.
Priority of claims
Quyền ưu tiên thanh toán
Chủ nợ cao cấp nhất hoặc nợ xếp hạng cao nhất được ưu tiên thanh toán trước.
Prospectus
Bản cáo bạch
Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi của người mua chứng khoán… để trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin.
Restricted payments
Cổ tức hạn chế
Một giao ước trái phiếu giúp bảo vệ chủ nợ bằng cách giới hạn số tiền có thể trả cho cổ đông theo thời gian.
Second lien
Nợ hạng hai
Xếp sau nợ hạng nhất, ứng với mức độ ưu tiên thanh toán hạng hai.
Secured debt
Vay thế chấp
Khoản vay được bảo đảm bằng một số tài sản như tài sản thế chấp cho vay.
Seniority ranking
Xếp hạng nghĩa vụ nợ
Người ta thường xếp hạng nghĩa vụ nợ có:
Nợ thế chấp hạng nhất (First Lien Loan – Senior Secured)
Nợ thế chấp hạng hai (Second Lien Loan
Nợ tín chấp cao cấp (Senior Unsecured)
Nợ thứ cấp cao cấp (Senior Subordinated)
Nợ thứ cấp trung cấp (Subordinated)
Nợ thứ cấp thấp cấp
(Junior Subordinated)
Spread risk
Rủi ro chênh lệch
Rủi ro trong việc chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Structural subordination
Cấp dưới về mặt cấu trúc
Nếu một Chủ nợ A cho Công ty Mẹ vay, Chủ nợ B là người cho Công ty Con vay, thì Chủ nợ A là cấp dưới về mặt cấu trúc với Chủ nợ B. Nếu trả nợ từ Tài sản của Công ty con, chủ nợ B sẽ được ưu tiên trả nợ trước, Chủ nợ A chỉ có thể được trả nợ từ Tài sản của Công ty Con khi mà mọi Chủ nợ B của công ty Con đã được thanh toán hết nợ.
Subordinated debt
Nợ thứ cấp
Khoản nợ xếp sau các khoản nợ khác nếu một công ty rơi vào tình trạng thanh lý hoặc phá sản được gọi là ‘nợ thứ cấp’.
Unsecured debt
Vay tín chấp
Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân.