Dictionary_Equity Flashcards
Arbitrageur
Người đầu cơ
Người làm dịch vụ mua và bán cùng lúc cùng một loại cổ phần, tiền tệ… nhằm vào sự chênh lệch giá cả giữa hai thị trường để kiếm lời.
Ask price/ offer price
Giá bán
Mức giá mà chứng khoán được chào bán.
Bid price
Giá hỏi mua/ giá dự thầu
Mức giá mà người mua sẵn sàng trả.
Call money rate
Lãi suất tiền vay tức thời
Lãi suất mà người mua phải trả cho khoản vay ký quỹ
Capital market
Thị trường vốn
Một thị trường tài chính, trong đó các khoản nợ dài hạn hoặc chứng khoán được hỗ trợ bằng vốn được mua và bán.
Clearing house
Trung tâm thanh toán bù trừ
Một tổ chức riêng biệt làm trung gian giữa người mua và người bán trên thị trường tài chính. Trung tâm thanh toán bù trừ có trách nhiệm thanh toán các tài khoản giao dịch của thành viên lưu ký, duy trì các tài khoản ký quỹ và thu tiền.
Collaterals
Tài sản thế chấp
Tài sản được cầm cố bảo đảm thanh toán hay thực hiện nghĩa vụ nợ. Nếu người đi vay không chi trả, tài sản cầm cố có thể được thanh lý và được bán bởi người cho vay để hoàn tất hợp đồng gốc.
Counterparty risk
Rủi ro đối tác
Rủi ro khi một bên tham gia hợp đồng không thể thực hiện các điều khoản của hợp đồng khiến bên còn lại chịu thiệt hại.
Credit default swaps
Hợp đồng bảo hiểm nợ xấu
Hợp đồng bảo hiểm nợ xấu là một hợp đồng phái sinh tín dụng mà theo đó bên mua sẽ thanh toán một khoản tiền định kỳ cho bên bán, đổi lại họ sẽ nhận được khoản bồi thường nếu công cụ tài chính cơ sở bị mất khả năng thanh toán. Nói cách khác, hợp đồng bảo hiểm nợ xấu là một dạng bảo hiểm phòng ngừa chuyện người vay tiền không trả được nợ.
Custodian
Người giám hộ
Đại diện công ty, thường là một ngân hàng thương mại nắm giữ các chứng khoán theo bản thỏa thuận đối với khách hàng công ty, và mua hay bán các chứng khoán này khi nhận chỉ thị. Dịch vụ giám hộ bao gồm việc giữ an toàn chứng khoán, thu cổ tức và tiền lãi.
Day order
Lệnh trong ngày
Lệnh để mua chứng khoán hoặc hợp đồng tài chính kỳ hạn chỉ hiệu lực cho một ngày. Nếu lệnh không thể hoàn thành trong ngày đó thì nó sẽ tự động hủy bỏ.
Financial
intermediary
Trung gian tài chính
Định chế tài chính như ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay và tiết kiệm, nhận tiền gửi từ công chúng và thực hiện cho vay đối với những người đang cần tín dụng.
Financial leverage ratio
Các chỉ số đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính đề cập tới việc doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn góp. Các phép đo đòn bẩy tài chính là công cụ để xác định xác suất doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các hợp đồng nợ. Doanh nghiệp càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nói cách khác, nợ quá nhiều sẽ dẫn tới xác suất phá sản và kiệt quệ tài chính cao. Chỉ số đòn bẩy tài chính thường được dùng là chỉ số nợ (tổng nợ/ tổng tài sản) và chỉ số bao phủ lãi vay (lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ lãi vay phải trả).
Information- motivated traders
Các nhà đầu tư bị thúc đẩy bởi thông tin
Các nhà đầu tư giao dịch để kiếm lợi nhuận dựa vào các thông tin cho phép họ dự đoán giá trong tương lai.
Initial public
offering (IPO)
Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu
Doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng trong các kỳ họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên hay bất thường. Một phần của IPO có thể là chuyển nhượng cổ phần của cổ đông hiện hữu.
Limit order
Lệnh giới hạn
Việc bạn chỉ thị cho người môi giới của mình mua một chứng khoán ở mức giá thấp hơn một mức giá cụ thể, còn gọi là mức giá giới hạn (limit price), hoặc là bán một chứng khoán ở mức giá cao hơn hoặc bằng với mức giá giới hạn. Để tránh phải mua hoặc bán một loại cổ phiếu ở mức giá cao hơn hoặc thấp hơn mức giá mà bạn mong muốn, bạn nên đưa ra “lệnh giới hạn” hơn là “lệnh thị trường” (market order) vì khi bạn đặt lệnh thị trường thì bạn không thể kiểm soát được mức giá mà tại đó lệnh của bạn được thực hiện.
Long position
Thế giá lên
Tình trạng nhà đầu tư đã bỏ tiền mua một loại chứng khoán và hy vọng sẽ kiếm lời khi giá tăng.
Margin call
Yêu cầu bảo chứng
Nhà môi giới - thương nhân chứng khoán, hoặc trung tâm thanh toán hợp đồng kỳ hạn yêu cầu đối với một thành viên thanh toán, về tiền hoặc thế chấp bổ sung để bù đắp khoản lỗ trong một tài khoản bảo chứng. Nếu một khoản vay của ngân hàng được bảo đảm bởi những chứng khoán có bảo chứng, thì bên cho vay có thể thu hồi khoản vay, nếu khách hàng không đăng ký thế chấp bổ sung hoặc trả hết khoản vay. Nếu yêu cầu bảo chứng bằng chứng khoán, thì khách hàng được yêu cầu gửi thêm tiền mặt hoặc chứng khoán đủ điều kiện vào một thời gian nhất định ngày hôm sau, hoặc tài sản thế chấp được bán để thỏa mãn khoản vay hiện hữu.
Margin loan
Vay ký quỹ
Khoản vay mà một người môi giới vay người đầu tư để mua chứng khoán. Vay kí quỹ thường được sử dụng với nhiều mục đích, thông thường là cho việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Một khoản vay kí quỹ luôn đi kèm giá ký quỹ, phí ký quỹ này phụ thuộc vào sự hiện diện của đồ ký quỹ.
Margin requirement
Yêu cầu ký quỹ
Khoản tiền tối thiểu khách hàng phải đặt dưới dạng tiền mặt hoặc các chứng khoán đủ tư cách trong một tài khoản ký quỹ. Yêu cầu ký quỹ có thể được coi như một khoản tiền đặt cọc để duy trì các vị trí mở. Đây không phải là khoản phí hoặc chi phí giao dịch, nó chỉ đơn giản là một phần của tài khoản của nhà đầu tư được để riêng và được phân bổ như một khoản ký quỹ.
Market order
Lệnh thị trường
Lệnh mua hay bán một loại cổ phiếu ở mức giá thị trường, nếu bạn không chỉ thị một cách rõ ràng thì người môi giới của bạn sẽ tự động thực hiện lệnh của bạn như một lệnh thị trường. Ưu điểm của lệnh thị trường là chừng nào có người sẵn lòng mua hoặc bán thì bạn gần như có thể chắc chắn là chỉ thị của bạn sẽ được thực hiện.
Mortgage-backed
securities
Chứng khoán dựa vào những khoản thế chấp
Chứng khoán được phát hành dựa trên cơ sở một hoặc một nhóm các khoản thế chấp. Về bản chất, chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp là một loại trái phiếu. Thay vì trả cho nhà đầu tư một khoản trái tức cố định và tiền gốc, người phát hành chứng khoán thanh toán bằng dòng tiền phát sinh từ những khoản thế chấp được dùng để đảm bảo cho số chứng khoán đó.
Primary markets
Thị trường sơ cấp
Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trong thị trường sơ cấp, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
Rates of return
Tỷ suất hoàn vốn
Tỷ lệ tiền đã đạt được hoặc bị mất (cho dù thực hiện hoặc chưa thực hiện) trên một đầu tư so với số tiền đã đầu tư.
Seasoned offering/ secondary offering
Phát hành cổ phần sau IPO
Phát hành cổ phần sau IPO là thuật ngữ mô tả việc một doanh nghiệp đại chúng phát hành cổ phần rộng rãi cho công chúng sau khi đã tiến hành IPO. Nói cách khác, nếu như IPO là thuật ngữ ám chỉ lần đầu tiên doanh nghiệp phát hành cổ phần mới và bán ra rộng rãi cho công chúng, thì SPO áp dụng cho tất cả các lần phát hành sau đó.
Short position
Thế giá giảm
Tình trạng nhà đầu tư đã tham gia vào một thương vụ và sẽ kiếm lời khi giá giảm.
Special purpose vehicle (SPV)/ Special purpose entity (SPE)
Tổ chức được thành lập cho mục đích đặc thù
Tổ chức có mục đích hạn chế, phục vụ như một đơn vị trung gian phát hành trong việc tạo các chứng khoán được đảm bảo bằng cầm cố, thẻ tín dụng và tiền vay mua ô tô, hợp đồng thuê mua và các tài sản chính khác. Một SPV có thể là một công ty, một định chế ủy thác, liên doanh, hay công ty trách nhiệm hữu hạn.
Stop order
Lệnh dừng
Lệnh dừng là lệnh để mua hoặc bán một lọai cổ phiếu ngay khi giá thị trường đạt được một mức cụ thể nào đấy, gọi là mức giá dừng. Khi giá thị trường đạt tới điểm này thì lệnh dừng của bạn trở thành một lệnh thị trường (market order).
Có hai loại lệnh dừng là lệnh mua và lệnh bán. Các nhà đầu tư thường sử dụng lệnh mua để hạn chế bị lỗ và bảo toàn các khoản lãi khi thực hiện bán non (short sale). Mức giá dừng của lệnh bán thường cao hơn mức giá hiện tại của thị trường. Ngược lại lệnh mua sẽ giúp các nhà đầu tư giảm thiểu tổn thất và bảo toàn các khoản lãi mà họ sẽ phải gánh chịu hoặc có được nểu như giá cổ phiếu tiếp tục hạ. Mức giá dừng của lệnh bán thường thấp hơn mức giá hiện tại của thị trường.
Active return
Suất sinh lợi chủ động
Tỷ lệ phần trăm lãi hoặc lỗ của một khoản đầu tư so với tiêu chuẩn (benchmark).
Benchmarks
Chuẩn so sánh
Một tiêu chuẩn mà dựa trên đó một quỹ tương hỗ hay người quản lý đầu tư có thể dùng để so sánh.
Commodity Indexes
Chỉ số giá hàng hóa
Giá tiền mặt tại chỗ của hàng hoá hay giá trong tương lai. Chỉ số giá hàng hoá do các cơ quan Nhà nước soạn thảo hay do các thị trường riêng - để theo dõi biến chuyển giá thị trường. Chỉ số giá cả dùng năm cơ bản để đo lường biến chuyển giá cả trong một khoảng thời gian cố định, thường là hằng ngày, hàng tháng và hàng năm.
Constituent securities
Mã cổ phiếu cấu phần
Các mã cổ phiếu có trong các bảng chỉ số chứng khoán ví dụ như VN Index.
Dividend
Cổ tức
Phần lãi chia cho cổ đông của doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt sau một chu kỳ kinh doanh, thường là một năm.
Embedded options
Quyền chọn kèm theo
Một phần trong cơ cấu khoản vay ngân hàng, trái phiếu hoặc công cụ tài chính. Ví dụ thông thường là những quyền cho trả trước trong thế chấp, quyền chọn rút vốn sớm trong các chứng chỉ tiền gửi, lãi suất trần hàng năm trong thế chấp, với lãi suất có thể điều chỉnh và điều khoản về lệnh thu hồi (thu hồi sớm) trong trái phiếu doanh nghiệp. Quyền chọn rất nhạy với lãi suất làm tăng sự không chắc chắn trong tính toán doanh thu và rủi to tiền lãi dự kiến, bởi vì luôn có xác suất chúng sẽ được thực hiện. Còn gọi là Quyền Chọn Ẩn.
Equal weighting
Tỷ trọng tất cả đều bằng nhau
Phương pháp này gắn mỗi cổ phiểu trong một danh mục đầu tư một trọng số bằng nhau.
Hedge Fund Indexes
Chỉ số quỹ đầu tư thanh khoản linh hoạt
Loại quỹ đầu tư có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt. Thường các quỹ loại này chỉ giao dịch với một số lượng hạn chế các nhà đầu tư vào quỹ, vì thế thường mỗi nhà đầu tư phải bỏ ra những khoản tiền đầu tư rất lớn đóng theo phương thức “gọi vốn không đại chúng”.
Index weighting
Trọng số Index
Quyết định trọng số cho mỗi mã cổ phiếu ở trong index mà có ảnh hưởng đáng kể giá trị của index.
Market capitalization
Giá trị vốn hóa thị trường
Thước đo quy mô của một doanh nghiệp, thường tính bằng cách lấy giá hiện tại của cổ phiếu nhân với lượng cổ phiếu đang lưu thông.
Market segment
Phân đoạn thị trường
Một nhóm người hoặc tổ chức có những đặc điểm chung nhất định, từ đó có nhu cầu tiêu dùng giống nhau. Việc phân đoạn thị trường chính là việc phân chia thị trường thành những phân khúc riêng biệt và đối xử như nhau đối với phân khúc đó.
Market sentiment index
Chỉ số cảm tính nhà đầu tư
Một thông số hiệu quả giúp bạn có thể nhận ra liệu bạn có đang chống lại thị trường hay không qua tỷ lệ phần trăm các nhà giao dịch đang ở vị thế trái ngược.
Market-
capitalization weighting index
Chỉ số trọng số vốn hóa
Chỉ số trọng số vốn hóa, còn được gọi là chỉ số trọng số giá trị thị trường là chỉ số thị trường chứng khoán có các thành phần được tính theo tổng giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành. Mỗi ngày giá cổ phiếu riêng lẻ thay đổi và do đó thay đổi giá trị của chỉ số chứng khoán.
Portfolio
Danh mục đầu tư
Nhóm các khoản vay hay tài sản được phân loại theo loại người vay hay tài sản đang quản lý. Ví dụ danh mục khoản vay, danh mục chứng khoán đầu tư, hay tài sản được quản lý bởi bộ phận ủy thác của ngân hàng.
Price
return index (Price index)
Chỉ số giá
Một loại chỉ số vốn chủ sở hữu theo dõi mức tăng vốn của một nhóm cổ phiếu theo thời gian với giả định bất kỳ phân phối tiền mặt nào, chẳng hạn như cổ tức, được tái đầu tư trở lại vào chỉ số.
Price weighting
Tỷ trọng theo giá
Mỗi mã cổ phiếu trong một danh mục đầu tư được xác định trọng số bằng cách chia giá cổ phiếu đó cho tổng tất cả giá cổ phiếu.
Risk-adjusted performance
Hiệu suất điều chỉnh rủi ro
Thước đo lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro của một số danh mục đầu tư. Hiệu suất điều chỉnh rủi ro được sử dụng để đo lường lợi nhuận của danh mục đầu tư, được điều chỉnh theo rủi ro của danh mục đầu tư so với một số điểm chuẩn.
Sector index
Chỉ số ngành
Chỉ số ngành đại diện và theo dõi những bộ phận kinh tế khác nhau như: hàng tiêu dùng, năng lượng, tài chính, sức khỏe, công nghệ… trên phạm vi một vùng, một quốc gia hay toàn cầu.
Security market index
Chỉ số thị trường chứng khoán
Một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định. Thông thường, danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường. Các chỉ số chứng khoán này có thể do sở giao dịch chứng khoán định, cũng có thể do hãng thông hay một thể chế tài chính nào đó định ra.
Style Index
Index theo loại đầu tư
Gồm rất nhiều các nhóm index bao gồm index toàn cầu, theo khu vực, quốc gia, giá trị vốn hóa thị trường, v.v
Systematic risk
Rủi ro hệ thống
Trong đầu tư, những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán được gọi là rủi ro hệ thống hay là rủi ro không phân tán được. Rủi ro hệ thống là những rủi ro từ bên ngoài của một ngành công nghiệp hay của một doanh nghiệp, chẳng hạn như chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế và chính trị… Rủi ro hệ thống được chia làm 3 loại rủi ro chính: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua.
Total return index
Tổng tỷ suất lợi nhuận
Một chỉ số đo lường hiệu suất của một nhóm các thành phần bằng cách giả định rằng tất cả các phân phối tiền đều được tái đầu tư, ngoài việc theo dõi biến động giá của các thành phần.
Zero-coupon
bonds
Trái phiếu không được nhận trái tức
Trái phiếu zero coupon là loại trái phiếu mà người nắm giữ nó không được trả lãi (coupon) định kì, thay vào đó trái phiếu lãi suất 0 được bán ở mức giá chiết khấu.
Abnormal return
Thu nhập bất thường
Là phần thu nhập không phải do ảnh hưởng của các nhân tố mang tính hệ thống (nhân tố bao trùm lên toàn bộ thị trường). Nói cách khác thu nhập bất thường là phần chênh lệch giữa thu nhập thực tế và thu nhập dự kiến ban đầu.
Active investment
Đầu tư chủ động
Đầu tư chủ động là chiến lược quản lý danh mục đầu tư trong đó nhà đầu tư tiến hành việc đầu tư với mục tiêu đạt kết quả tốt hơn các chỉ số chuẩn mực trên thị trường.
Arbitrage
Kinh doanh chênh lệch; Mua bán song hành
Việc bán các chứng khoán tài chính hoặc ngoại tệ giữa hai hoặc nhiều thị trường để kiếm lời, bằng cách mua ở thị trường giá thấp và bán ở thị trường giá cao.
Behavioral finance
Tài chính hành vi
Đây là một lĩnh vực tài chính đưa ra các lý thuyết đựa trên các phân tích tâm lý để giải thích những diễn biến bất thường trên thị trường chứng khoán. Tài chính hành vi thường dựa trên giả định rằng cấu trúc thông tin và đặc tính của những người tham gia vào thị trường chứng khoán đều bị ảnh hưởng một cách hệ thống bởi các quyết định đầu tư cá nhân cũng như các tác động của thị trường.