Dictionary_Economics Flashcards
Macroeconomics
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những vấn đề tổng thể của nền kinh tế như: tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái…
Law of demand
Quy luật cầu
Quy luật cầu thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu của hàng hóa. Nói cách khác, khi giá tăng thì lượng cầu của người tiêu dùng sẽ giảm đi và khi giá giảm thì lượng cầu của người tiêu dùng sẽ tăng lên.
Demand function
Biểu đồ cầu
Đường đồ thị biểu diễn sự thay đổi của lượng cầu tương ứng với từng mức giá.
Own price
Giá riêng
Giá thành của một sản phẩm nhất định (để phân biệt với giá thành của những sản phẩm khác).
Elasticity
Độ co giãn
Phần trăm thay đổi của một biến số này dẫn đến phần trăm thay đổi của một biến số khác. Độ co giãn là một thước đo chung về độ nhạy cảm của một biến số khi giá trị của một biến số khác thay đổi.
Elasticity of demand
Tính co giãn của mức cầu
Mức độ phản ứng của lượng cầu về một sản phẩm nhất định đối với những thay đổi trong giá cả của sản phẩm.
Elasticity of supply
Tính co giãn của mức cung
Mức độ phản ứng của lượng cung về một sản phẩm đối với những thay đổi trong giá cả sản phẩm đó.
Inelastic
Cầu không co giãn
Khi cầu không co giãn, giá tăng 1% sẽ khiến lượng cầu giảm mức nhỏ hơn 1%.
Unit elastic
Đơn vị co giãn
Khi cầu là co giãn đơn vị, lượng cầu sẽ giảm 1% khi giá hàng hoá tăng lên 1%
Perfectly elastic
Độ co giãn hoàn hảo
Độ đàn hồi hoàn hảo chỉ trong trường hợp đặc biệt khi đường cầu nằm ngang. Độ co giãn trong trường hợp này là vô định
Cross- price elasticity of demand
Độ co giãn chéo
Phản ứng về sản lượng của một hàng hoá đối với sự thay đổi giá của một hàng hoá khác.
Substitute
Hàng hóa thay thế
Những loại hàng hóa có thể thay thế các loại hàng hóa khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi.
Complements
Hàng hóa bổ sung
Những hàng hóa có xu hướng được mua cùng với hàng hóa khác vì nó bổ sung cho hàng hóa này
Normal goods
Hàng hóa thông thường
Những hàng hóa có cầu tăng lên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên và cầu giảm khi thu nhập giảm trong khi các yếu tố khác không đổi.
Inferior goods
Hàng hóa thứ cấp
Những loại hàng hóa có cầu giảm khi thu nhập người tiêu dùng tăng, hoặc cầu tăng khi thu nhập giảm trong khi các yếu tố khác không đổi.
Opportunity cost
Chi phí cơ hội
Một khoản lợi nhuận tiềm tàng bị mất đi hay phải hy sinh để lựa chọn, thực hiện hành động này thay thế cho hành động khác
Marginal revenue
Doanh thu cận biên
Phần doanh thu tăng thêm do bán thêm một đơn vị sản phẩm
Marginal cost
Chi phí cận biên
Mức tăng chi phí khi sản lượng tăng thêm một đơn vị.
Variable costs
Chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi chỉ các loại chi phí có xu hướng thay đổi cùng với quy mô sản lượng. Nó là khoản tiền trả
cho các đầu vào nhân tố biến đổi như nguyên liệu, lao động…
Average variable cost
Chi phí biến đổi bình quân
Chi phí biến đổi bình quân được xác định bằng tổng chi phí biến đổi chia cho số lượng sản xuất
Average Revenue
Doanh thu bình quân
Doanh thu trên một đơn vị sản lượng
Total fixed cost
Tổng chi phí cố định
Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho các yếu tố sản xuất như chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê nhà xưởng, tiền lương cho các cán bộ…
Total variable cost
Tổng chi phí biến đổi
Tổng chi phí sẽ thay đổi khi sản xuất với số lượng thay đổi
Average product
Sản phẩm bình quân
Mức độ đo lường năng suất trung bình của sản phẩm đầu vào.
Average total cost
Tổng chi phí bình quân
Chi phí tính trên mỗi đơn vị sản lượng, trong đó bao gồm tất cả các chi phí đầu vào của sản xuất
Average fixed cost
Chi phí cố định bình quân
Chi phí cố định của một đơn vị sản
lượng. Trong ngắn hạn, một số chi phí không thay đổi cho dù sản lượng là bao nhiêu và chúng được gọi là chi phí cố định. Nhưng nếu tính trên một đơn vị sản lượng, thì loại chi phí này lại giảm khi sản lượng tăng
Normal profit
Lợi nhuận thông thường
Mức lợi nhuận tối thiểu để đảm bảo rằng một doanh nghiệp tiếp tục cung ứng hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường
Breakeven point
Điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn mà tại đó doanh thu bán ra vừa đủ để bù đắp tất cả các chi phí, bao gồm chi phí cố định và chi phí khả biến. Điều này có nghĩa là tại điểm hòa vốn người sản xuất không thu được lãi, nhưng cũng không bị lỗ
Shutdown point
Điểm dừng hoạt động
Điểm dừng hoạt động mà tại đó doanh thu kiếm được vừa đủ để trang trải chi phí biến đổi.
Increasing returns to scale
Lợi tức tăng dần theo quy mô
Lợi tức tăng dần theo quy mô là khi sản lượng đầu ra tăng một lượng lớn hơn so với tỷ lệ thay đổi của đầu vào.
Decreasing returns to scale
Mức sinh lợi giảm dần theo quy mô
Mức sinh lợi giảm dần theo quy mô là khi sản lượng đầu ra gia tăng một lượng nhỏ hơn so với tỷ lệ thay đổi của đầu vào
Minimum efficient scale
Quy mô có hiệu quả tối thiểu
Điểm trên đường chi phí bình quân dài hạn của doanh nghiệp mà tại đó kinh tế quy mô được tận dụng hết và quy luật lợi suất không đổi theo quy mô bắt đầu phát huy tác dụng.
Perfect competition
Cạnh tranh hoàn hảo
Loại hình cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi 4 đặc điểm: Nhiều người mua và nhiều người bán, sản phẩm đồng nhất, tự do gia nhập và rời bỏ thị trường hay sự
hiểu biết và tính cơ động hoàn hảo
Monopolistic competition
Cạnh tranh độc quyền
Cạnh tranh độc quyền là đặc trưng của một ngành công nghiệp trong đó nhiều công ty cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự nhau, nhưng không phải là thay thế hoàn hảo.Cạnh tranh độc quyền là một nền tảng trung gian giữa độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo, và kết hợp các yếu tố của chúng. Mọi công ty trong cạnh tranh độc quyền đều có sức mạnh thị trường tương đối thấp như nhau và đều là người quyết định giá.
Oligopoly
Độc quyền nhóm
Độc quyền nhóm là một cơ cấu thị trường trong đó các doanh nghiệp đều phụ thuộc lẫn nhau trong các kế hoạch bán hàng, sản xuất, đầu tư và quảng cáo
Monopoly
Độc quyền
Nhà độc quyền là người bán hàng duy nhất và tiềm năng đối với sản phẩm trong ngành
Price takers
Người chấp nhận giá
Người chấp nhận giá là một cá nhân hoặc công ty phải chấp nhận giá hiện hành trên thị trường, do không đủ thị phần để tự gây ảnh hưởng lên giá thị trường.
Price elasticity of demand
Độ co giãn của cầu theo giá
Một thước đo được sử dụng trong kinh tế học để thể hiện mức độ đáp ứng hoặc độ co giãn của lượng cầu của một hàng hóa hoặc dịch vụ để tăng giá khi không có gì ngoài giá thay đổi
Income elasticity of demand
Hệ số co giãn thu nhập của cung cầu
Đại lượng phản ánh quy mô phản ứng của nhu cầu đối với mức thay đổi nhất định của thu nhập.
Law of diminishing returns
Quy luật lợi tức giảm dần
Mỗi đơn vị yếu tố sản xuất tăng thêm sẽ bổ sung ít hơn vào tổng sản lượng so với các đơn vị trước
Game theory
Lý thuyết trò chơi
Kỹ thuật sử dụng những suy luận logic để tìm ra hậu quả của những chiến lược được các đối thủ tham gia trò chơi chấp thuận
Nash equilibrium
Điểm cân bằng Nash
Trạng thái của một trò chơi phi hợp tác liên quan đến hai hay nhiều người chơi trong đó mỗi người chơi được giả định biết chiến lược cân bằng của những người chơi khác, và không có người chơi nào có thể đạt được bất cứ cái gì bằng cách chỉ thay đổi chiến lược của chính họ.
Cartel
Cartel là thoả thuận hợp tác chính thức về giá cả, sản lượng và những điều kiện khác giữa các doanh nghiệp trong thị trường thiểu quyền. Những thoả thuận như vậy làm giảm cạnh tranh và tạo ra sự hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu như tối đa hoá lợi nhuận hay gây khó khăn cho sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới
Stackelberg model
Mô hình Stackelberg
Mô hình thị trường độc quyền nhóm trong đó một doanh nghiệp công bố trước mức sản lượng của mình trước đối thủ
First- degree price discrimination
Phân biệt giá cấp 1
Một mức giá mà mỗi khách hàng sẵn sàng trả
Second- degree price discrimination
Phân biệt giá cấp 2
Đặt mức giá đơn vị khác nhau được áp dụng cho khối tiêu dùng khác nhau
Third- degree price
discrimination
Phân biệt giá cấp 3
Chia khách hành thành những nhóm có đường cầu khác nhau và đặt cho mỗi nhóm một mức giá riêng
Aggregate output
Tổng sản lượng trong nền kinh tế
Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nền kinh tế của một thời kỳ nhất định.
Aggregate income
Tổng thu nhập trong nền kinh tế
Tổng các khoản thu nhập của tất cả các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế
Gross domestic product
Tổng sản phẩm nội địa
Giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ nhất định
Real GDP
GDP thực tế
Tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu, còn giá cả tính theo năm gốc
Nominal GDP
GDP danh nghĩa
Giá trị hàng hóa và dịch vụ tính theo giá hiện hành.
GDP deflator
Chỉ số giảm phát GDP
Chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước
Capital consumption allowance
Chi phí tiêu hao tư bản
Phần chênh lệch giữa tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
Personal disposable income
Thu nhập cá nhân sau thuế
Thu nhập mà cá nhân có thể sử dụng sau khi thanh toán các khoản thuế theo quy định của pháp luật
Aggregate demand
Tổng cầu
Lượng nhu cầu có khả năng tài chính của toàn bộ nền kinh tế đối với các hàng hóa cuối cùng
Aggregate demand curve
Đường tổng cầu
Đường phản ánh mối quan hệ giữa tổng cầu và các yếu tố quyết định nó trong mô hình xác định sản lượng
Aggregate supply
Tổng cung
Tổng lượng cung cấp hàng hóa cuối cùng của toàn bộ nền kinh tế
Aggregate supply curve
Đường tổng cung
Đường mô tả mối quan hệ giữa tổng
cung và các nhân tố quyết định nó
Marginal propensity to consume
Khuynh hướng tiêu dùng cận biên
Tỷ trọng thu nhập cá nhân sử dụng được các hộ gia đình chi cho việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ