Dictionary_CorporateFinance Flashcards
Corporate Governance (CG)
Quản trị doanh nghiệp
Là một hệ thống quản trị và kiểm soát nội bộ bao gồm các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát doanh nghiệp.
ESG (Environmental, Social and Governance)
Môi trường, Xã hội và Quản trị
Môi trường, Xã hội và Quản trị đề cập tới 3 yếu tố trung tâm trong việc đo lường tính bền vững và tác động xã hội của một khoản đầu tư vào doanh nghiệp. Những tiêu chí này giúp xác định tốt hơn hiệu quả tài chính (rủi ro và lợi nhuận) trong tương lai của các doanh nghiệp.
Stakeholders
Các bên có quyền lợi liên quan
Là bất cứ ai có quyền lợi liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới một thực thể kinh doanh. (Cổ đông, Chủ nợ, Hội đồng quản trị, Khách hàng, Nhà cung cấp, Chính phủ, Người lao động, Đối thủ cạnh tranh, Cơ quan lãnh đạo,…)
Stakeholder management
Quản lý các bên liên quan
Duy trì, quản lý, phát triển mối quan hệ với các bên liên quan.
Outstanding shares
Cổ phiếu lưu hành trên thị trường
Là cổ phần hiện đang được các nhà đầu tư nắm giữ, gồm cả cổ phiếu giới hạn được sở hữu bởi nhân viên công ty hay cá nhân khác trong nội bộ công ty và các cổ phiếu được nắm giữ bởi công chúng. Các loại cổ phần được công ty mua lại sẽ không được gọi là Outstanding shares.
Shareholders
Cổ đông
Cổ đông có thể là một cá nhân hoặc một công ty sở hữu hợp pháp một lượng cổ phiếu nhất định của một công ty cổ phần. Các cổ đông thường được hưởng một số đặc quyền nhất định tùy thuộc vào loại cổ phiếu mà họ nắm giữ (quyền biểu quyết các vấn đề liên quan đến bầu cử Hội đồng quản trị, quyền được hưởng thu nhập từ hoạt động công ty, quyền được mua trước cổ phiếu mới phát hành của công ty, quyền đối với tài sản của công ty nếu công ty giải thể).
Shareholder engagement
Gắn kết cổ đông
Sự gắn kết giữa cổ đông và công ty.
Shareholder activism
Cổ đông hoạt động
Là việc một cổ đông sử dụng cổ phần của mình để gây ảnh hưởng lên việc quản lý của công ty.
Controlling shareholders
Cổ đông kiểm soát
Một hoặc một nhóm cổ đông giữ lượng phần trăm cổ phiếu nhất định, đủ giúp họ có lợi thế đáng kể trong quyền biểu quyết và do đó là quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Non-controlling shareholders (Minority shareholders)
Cổ đông không kiểm soát
Một hoặc một nhóm cổ đông giữ lượng phần trăm cổ phiếu nhỏ hơn và vì thế cũng bị giới hạn trong quyền biểu quyết cũng như quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Agency relationship
Mối quan hệ đại diện
Xuất hiện khi một người nào đó (người chủ) kí hợp đồng với một người khác (người đại diện) để thực hiện các công việc thay cho người chủ và đại diện cho lợi ích của người chủ.
Principal-agent relationship
Mối quan hệ người ủy thác và người nhậm thác (Mối quan hệ ông chủ và người đại diện)
Là một mối quan hệ đại diện. (VD như A thuê B làm đại diện về Marketing cho A thì mối quan hệ giữa A và B là
agent relationship, B sẽ giúp A làm Marketing và đại diện cho lợi ích của A về Marketing).
Statutory voting (straight voting)
Phương thức bỏ phiếu theo khuôn định
Là phương thức bỏ phiếu quy định rằng mỗi một cổ phần sẽ đại diện cho một quyền bầu chọn. Tổng số phiếu bầu sẽ được chia đều cho số ghế thành viên dự kiến và giới hạn đối với từng ghế thành viên. (VD có 5 ghế thành viên dự kiến, bạn là cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tương đương với 500 phiếu bầu và bạn sẽ được bỏ phiếu tối đa 100 phiếu cho mỗi ghế thành viên. VD bạn ủng hộ A, bạn sẽ bỏ tối đa 100 phiếu cho A và không bỏ phiếu cho những người còn lại.)
Cumulative voting
Phương thức bỏ phiếu tích lũy / tập trung
Là phương thức bỏ phiếu mà mỗi cổ đông có thể dùng tổng số phiếu bầu của mình bỏ phiếu cho một ghế thành viên. (Vẫn VD trên, có 5 ghế thành viên và bạn sở hữu 100 cổ phiếu tương đương với 500 phiếu bầu và bạn được bỏ số phiếu bầu cho mỗi ghế thành viên tùy theo ý mình. VD 200 phiếu cho A, 200 phiếu cho B, 100 phiếu cho C hoặc bỏ cả 500 phiếu cho duy nhất A).
Proxy voting
Hình thức bỏ phiếu vắng mặt
Là hình thức bỏ phiếu theo đó cổ đông vắng mặt có thể ủy quyền cho một người khác bỏ phiếu đại diện cho mình.
Proxy contest / Proxy fight
Tranh chấp ủy nhiệm
Là việc tranh chấp về quyền kiểm soát doanh nghiệp. Những nhóm tìm kiếm vị trí kiểm soát doanh nghiệp sẽ thuyết phục (lôi kéo) các cổ đông bỏ phiếu ủng hộ cho mình.
Tender offer
Chào mua công khai
Khi nhắc đến chào mua công khai, người ta thường nghĩ tới hoạt động mà một chủ thể (cá nhân hoặc tổ chức) công khai chào mua lại chứng khoán của một công ty nhằm đạt ngưỡng cụ thể nào đó để có thể chi phối và kiểm soát doanh nghiệp.
Say on Pay
Thù lao biểu quyết
Là hình thức cho phép các cổ đông của công ty có quyền biểu quyết về thù lao của Giám đốc điều hành.
Indenture / Trust deed
Giao kèo
Là một thỏa thuận bằng văn bản quy định về hình thức của trái phiếu, nghĩa vụ của người phát hành và quyền của người giữ trái phiếu do nhà phát hành đưa ra (đơn phương).
Covenants
Khế ước
Điều khoản bắt buộc trong hợp đồng trái phiếu để bảo vệ các quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu. Có nhiều loại khế ước trái phiếu khác nhau: khế ước đảm bảo thực hiện (khế ước tích cực), khế ước không thực hiện (khế ước tiêu cực), khế ước bảo vệ.
Collaterals
Tài sản thế chấp
Trong các thỏa thuận cho vay, tài sản thế chấp là những tài sản được đưa ra để cam kết rằng người đi vay sẽ trả các khoản nợ. Người đi vay vẫn nắm quyền sử dụng tài sản đó.
Hostile takeover
Vụ sáp nhập có tính thù địch
Là vụ sáp nhập vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của công ty có nguy cơ bị sáp nhập. Thường thì các vụ sáp nhập kiểu này sẽ dẫn đến tâm lý thù địch và gây ra mâu thuẫn giữa nhân viên 2 công ty.
Sustainable investing (SI)
Đầu tư bền vững
Đầu tư vào các DN hướng tới việc tạo ra các hiệu ứng xã hội hoặc môi trường có lợi ích rõ ràng ngoài lợi ích về tài chính và nhờ đó tạo ra nguồn lợi nhuận bền vững (giống RI).
Responsible investing (RI)
Đầu tư trách nhiệm
Đầu tư tác động đề cập đến chiến lược đầu tư không chỉ tạo ra lợi nhuận tài chính bền vững mà còn tạo ra kết quả mang tính đóng góp cho xã hội ví dụ như về mặt tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống (giống SI).
ESG investing
Đầu tư bền vững
Đầu tư dựa trên việc xem xét những vấn đề liên quan đến Môi trường, Xã hội và Quản trị.
Socially responsible investing (SRI)
Đầu tư trách nhiệm
Liên quan đến việc chủ động
loại bỏ hoặc lựa chọn đầu tư dựa trên những yêu cầu về chuẩn mực đạo đức cụ thể.
Screening
Việc sàng lọc (trong Đầu tư bền vững - ESG investment)
Các khoản đầu tư sẽ phải đáp ứng những tiêu chí nhất định thì mới được chấp thuận. (Trong thực tế, đây là một hoạt động trong việc chấp thuận tín dụng.
Việc sàng lọc trước thường được thực hiện bởi một công ty chuyển thư trực tiếp chịu trách nhiệm giải quyết yêu cầu tài khoản mới. Công ty này đối chiếu: các tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng, dữ liệu của cục tín dụng của ngân hàng, dữ liệu của cục tín dụng về các tài khoản mới triển vọng với nhau. Qua đó chỉ những tài khoản được xem là tín dụng tốt mới được đáp ứng. Việc sàng lọc trước giúp làm giảm chi phí của việc gửi các tài khoản mới.)
Relative/best-in-class screening
Sàng lọc toàn diện screening
Khi áp dụng Sàng lọc toàn diện, những khoản đầu tư nào có điểm bền vững (ESG score) cao nhất sẽ được ưu tiên.
Negative screening
Sàng lọc loại trừ
Loại trừ dần các khoản đầu tư không đáp ứng được những tiêu chí bền vững cụ thể được đặt ra.
Positive screening
Sàng lọc chọn lựa
Chọn lọc dần những khoản đầu tư thoả mãn những chỉ tiêu bền vững được xác định trước.
Full integration
Tích hợp toàn diện
Một kiểu Đầu tư bền vững (ESG investment) tập trung vào việc đưa các nhân tố bên vững vào việc phân tích tài chính truyền thống của các cổ phiếu riêng lẻ nhằm mục đích định giá (ví dụ như đầu vào vào dự báo dòng tiền và / hoặc ước tính chi phí vốn). Tích hợp toàn diện tập trung vào việc xác định rủi ro và cơ hội phát sinh từ những Nhân tố bền vững (ESG factors) từ đó xem xét mức độ quản lý các nguồn lực bền vững (ESG resources) của các DN theo mô hình kinh doanh bền vững tới đâu.
Overlay/portfolio tilt
Chiến lược đầu tư nghiêng
Việc sử dụng các chiến lược hoặc sản phẩm đầu tư nhất định để thay đổi các đặc trưng bền vững cụ thể của quỹ hoặc danh mục đầu tư đến mức mong muốn, thường nghiêng về một
(vài) tiêu chí cụ thể nào đó (VD nghiêng danh mục đầu tư về lượng khí thải mong muốn - nghĩa là đối với một danh mục đầu tư, chúng ta sẽ có các chỉ tiêu nhất định, để đạt chỉ tiêu về lượng khí thải cụ thể (nhỏ hơn hoặc bằng x) thì chúng ta phải có những chiến lược nhất định tập trung vào việc đạt chỉ tiêu đó).
Risk premium
Khoản bù rủi ro
Khoản được đền bù do chấp nhận một hoạt động đầu tư rủi ro thay vì một hoạt động đầu tư phi rủi ro. Phần bù nhà đầu tư nhận được do chấp nhận rủi ro nhiều hơn.
Beta (β)
Hệ số beta
Hệ số đo lường mức độ biến động, hoặc rủi ro hệ thống của một cổ phiếu hoặc một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường. β được dùng rộng rãi trong các công ty
đầu tư cho 2 mục đích lớn: tính rủi ro, và dùng để thiết lập chiến lược đi theo thị trường.
Smart beta investment
Mô hình đầu tư Beta thông minh
Một mô hình đầu tư sử dụng các chiến lược cụ thể, theo nguyên tắc nhất định, dựa trên các chỉ số rủi ro, để ra các quyết định kinh tế.
Risk factor/risk premium investing
Nhân tố rủi ro/ Đầu tư rủi ro
Việc sử dụng các chỉ tiêu bền vững vào phân tích rủi ro hệ thống, ví dụ như trong các chiến lược đầu tư thông minh dựa trên các chỉ số rủi ro và nhân tố đầu tư (tương tự như các chiến lược về quy mô, giá trị, động lượng và tăng trưởng).
Thematic investment
Đầu tư theo chủ đề
Đầu tư vào một danh mục các cổ phiếu dựa trên một chủ đề nhất định. Dành cho nhà đầu tư ưa thích đầu tư vào một nhóm ngành, hoặc muốn hưởng lợi từ một sự kiện nhất định. Cách tiếp cận này thường dựa trên những nhu cầu phát sinh từ các xu hướng KT-XH (VD như Kinh tế toàn cầu phát triển tạo ra nhu cầu về năng lượng, cùng lúc đó lượng khí thải ra từ công nghiệp sản xuất năng lượng có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường => Đầu tư vào năng lượng sạch, năng lượng bền vững).
Engagement/active ownership
Chủ sở hữu hoạt động/ gắn kết
Việc sử dụng các quyền và vị trí của quyền sở hữu để ảnh hưởng đến các hoạt động hoặc hành vi của các công ty được đầu tư.
Green finance
Tài chính xanh
Những hỗ trợ về tài chính hướng đến tăng trưởng kinh tế xanh thông qua việc cải thiện ảnh hưởng trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên, cắt giảm khí phát thải nhà kính và ô
nhiễm môi trường một cách có ý nghĩa.
Green bonds
Trái phiếu xanh
Một loại chứng khoán có thu nhập cố định nhằm thu hút vốn cho các dự án có lợi ích về môi trường. Theo đó, các khoản tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu này sẽ được cam kết đầu tư cho các chương trình tăng cường sự thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm các dự án năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả, giao thông công cộng và nước sạch,… Trái phiếu
“xanh” có thể được phát hành bởi chính phủ, các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế, các công ty,…
Universal owners
Chủ sở hữu toàn diện
Những nhà đầu tư dài hạn, chẳng hạn như quỹ hưu trí, có khoản đầu tư đáng kể vào danh mục đầu tư toàn cầu.
Capital budgeting
Hoạch định ngân sách vốn đầu tư
Quá trình hoạch địṇh đầu tư quyết định cách dòng tiền phát sinh dài hơn hoặc bằng 1 năm.
Net present value (NPV)
Giá trị hiện tại ròng
Giá trị hiện tại thuần là hiệu số của
giá trị hiện tại dòng doanh thu (cash inflow) trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn.
Cost of debt
Chi phí sử dụng vốn
Chi phí phải trả cho việc sử dụng vốn của 1 doanh nghiệp. Chi phí này tiêu biểu cho tỷ suất sinh lợi mong đợi mà một doanh nghiệp phải đaṭ được từ đầu tư của mình.
Sunk cost
Chi phí chìm
Chi phí chìm là khoản chi phí đã mất thì không lấy lại được. Các chi phí chìm mặc dù có thật, nhưng chúng không được đề cập đến mà cần phải loại ra khi tính toán hiệu quả kinh tế của những dự án trong tương lai. Trong kinh tế, các chi phí chìm sẽ không ảnh hưởng tới các quyết định kinh tế. (Ví dụ, chi phí đặt mua một chiếc vé xem phim trước và không thể trả lại, thì giá của chiếc vé trở thành chi phí chìm. Nếu người mua vé quyết định không đi xem nữa thì không có cách nào khác để đòi lại số tiền mua vé mà anh ta đã trả).
Opportunity cost
Chi phí cơ hội
Trong kinh tế học chi phí cơ hội là sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ khi bạn đưa ra một quyết định kinh tế. Bất cứ quyết định nào bao gồm trong số nhiều lựa chọn đều có chi phí cơ hội.
Incremental cash flow
Dòng tiền tăng thêm
Là dòng tiền sau khi đưa ra quyết định đầu tư dự án trừ đi dòng tiền khi không ra quyết định đầu tư.
Externality
Ngoại tác
Ảnh hưởng ngoại lai là ảnh hưởng gây ra bởi hoạt động của một chủ thể kinh tế này và tác động trực tiếp tới chủ thể kinh tế khác. Nếu chủ thể kinh tế chịu tác động bị tổn thất, thì có ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực. Còn nếu chủ thể kinh tế chịu tác động được lợi, thì có ảnh hưởng ngoại lai tích cực.
Cannibalization
Tổn thất lợi nhuận
Giảm khối lượng bán hàng, doanh thu bán hàng hoặc thị phần của một sản phẩm do việc giới thiệu một sản phẩm mới của cùng một nhà sản xuất.
Internal rate of return (IRR)
Tỉ suất hoàn vốn nội bộ
IRR là tỉ lệ khấu trừ được sử dụng trong tính toán nguồn vốn để quy NPV của một dự án cụ thể về 0 (chi phí = lợi ích). Có thể coi IRR là tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể đạt được. Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao.
Hurdle rate
Lãi suất tối thiểu/ lãi suất ngưỡng
Chỉ lãi suất thu lợi tối thiểu của ngân hàng khi tiến hành cho vay hay đầu tư. Các khoản vay được cung ứng nếu lợi nhuận mong đợi cao hơn lãi suất ngưỡng.
Conventional cash flows
Dòng tiền thông thường/ Dòng tiền phổ biến
Là khi một dự án hoặc khoản đầu tư chi ra một khoản tiền mặt ban đầu (dòng tiền âm) và từ đó tạo ra hàng loạt các dòng tiền dương (- ,+,+,+,…,+). Dòng tiền thông thường có một tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) nhất định, và tỷ lệ này thường lớn hơn lãi suất ngưỡng (hurdle rate).
Nonconventional cash flows
Dòng tiền không phổ biến
Là khi một dự án hoặc khoản đầu tư chi ra một khoản tiền mặt ban đầu (-) nhưng có dòng tiền theo sau đó là không ổn định, không xác định (VD -,+,+,-,+,-,…), .
Independent projects
Những dự án độc lập
Những dự án có dòng tiền độc lập với nhau.