CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO KÍN Flashcards
Phân loại tổn thương?
Nguyên phát (trong CT); Thứ phát (sau CT - thường do máu tụ)
Tổn thương nguyên phát:
Là những chấn thương xảy ra trong lúc chấn thương. Ví dụ như chấn động não, nứt sọ, dập não.
Tổn thương thứ phát:
Là những chấn thương xảy ra sau chấn thương, thường là các loại máu tụ trong hộp sọ cấp, bán cấp và mạn tính. Ngoài màng cứng, dưới màng cứng và trong não hoặc phối hợp các loại máu tụ trên cùng một bệnh nhân.
CĐ CT sọ não?
td tiến triển dấu hiệu.
cđ máu tụ nội sọ: khoảng tỉnh; dấu tk thực vật; dấu tk khu trú; hình ảnh.
Bệnh nhân chấn thương sọ não được theo dõi cẩn thận và QUA NHIỀU LẦN THĂM KHÁM so sánh lần sau với lần trước mới biết dược sự tiến triển của các dấu hiệu, đặc biệt là những dấu hiệu về tri giác.
Việc chẩn đoán máu tụ nội sọ trước hết phải dựa vào triệu chứng LÂM SÀNG và theo dõi các triệu chứng đó:
- Khoảng tỉnh: có khoảng tỉnh điển hình hay không, tình trạng mê tăng lên hay giảm đi
- Các thay đổi về dấu thần kinh thực vật (mạch, nhiệt, huyết áp, hơi thở, ..)
- Các biểu hiện thần kinh khu trú:
+ Tình trạng giãn nở và đáp ứng ánh sáng của đồng tử
+ Tình trạng yếu liệt tứ chi không đồng đều
Các phương tiện cận lâm sàng như chụp sọ thẳng nghiêng, siêu âm não, mạch não đồ, chụp cắt lớp vi tính (CT scanner), chụp cộng hưởng từ (MRI) là những phương tiện chẩn đoán hình ảnh rất có giá trị.
Nguyên tắc điều trị CTSN?
sơ cứu + cấp cứu => đảm bảo thông khí & tránh phù não.
nội khoa nếu ko mổ.
ngoại khoa: lấy máu tụ & cầm máu.
● Nắm vững sơ cứu cấp cứu, luôn đảm bảo thông khí và tránh phù não.
● Điều trị nội khoa: chống phù não, chống động kinh, chống nhiễm trùng đối với trường hợp không mổ.
● Điều trị ngoại khoa: Chỉ định khi có máu tụ nội sọ có chèn ép ảnh hưởng đến thần kinh với phương pháp lấy máu tụ và cầm máu.
Sơ cứu trong CTSN?
+ thông khí (tắc nghẽn hh trên, gãy x.hàm dưới)
+ CS cổ (đb bn mê sâu)
+ cầm máu
● Vận chuyển bệnh nhân phải đảm bảo thông khí, những bệnh nhân có tắc nghẽn đường hô hấp trên phải mở khí quản để giải quyết tình trạng thiếu oxy não.
● Đối với những bệnh nhân có gãy xương hàm dưới cần đề phòng tụt lưỡi và gập khí quản.
● Trong tai nạn giao thông cần phải xem bệnh nhân có gãy cột sống cổ phối hợp hay không, nhất là những bệnh nhân mê sâu rất dễ bỏ sót.
● Phải cầm máu tạm thời đối với các vết thương trên cơ thể.
Cấp cứu trong CTSN?
\+ tiến triển tri giác. chống choáng. thông khí. \+ hôn mê (Glasgow, sinh hiệu) \+ dấu tk khu trú \+ khò khè \+ nằm lâu/vỡ xoang/nứt sọ \+ co giật, co thắt \+ sd hình ảnh
● Khi bệnh nhân vào viện phải hỏi bệnh sử, ghi rõ tiến triển của tri giác. Bệnh nhân choáng phải chống choáng. Chú ý luôn đảm bảo thông khí ở phổi.
● Những việc cần phải làm
+ Theo dõi tri giác, mạch, huyết áp, nhịp thở 1-5 phút 1 lần. Đánh giá độ hôn mê và thang điểm Glasgow. (sinh hiệu)
+ Khám bệnh nhân có dấu hiệu thần kinh khu trú hay không bằng cách khám đồng tử và các biểu hiện yếu liệt.
+ Nếu bệnh nhân khò khè nhiều đờm dãi thì phải hút đờm dãi để tránh ứ đọng.
+ Cho kháng sinh khi có nứt sọ, vỡ xoang, đối với bệnh nhân nằm lâu cần dùng kháng sinh để tránh bội nhiễm phổi và nhiễm trùng đường niệu.
+ Sử dụng thuốc chống động kinh khi có cơn co giật và đặt nội khí quản khi có biểu hiện co thắt thanh quản. (co giật, co thắt)
+ Sử dụng phương tiện chẩn đoán hình ảnh phối hợp với lâm sàng để có thái độ xử trí kịp thời.
Điều trị thực thụ với trường hợp không mổ?
cđ: chấn động não, dập não.
cụ thể:
+ hô hấp (vai trò: thiếu Oxy làm giãn mạch dẫn tới phù não; cụ thể: hút đàm dãi, mở khí quản thờ Oxy, thở máy),
+ phù não: dự phòng bằng giải quyết hh, giải quyết kích thích. thêm vào đó là dùng dịch/thuốc hút nước trong mô não (manitol được tỏ ra là hiệu quả nhất),
+ đông miên: sd cho bn kích thích vật vã, cử động nhiều.
+ thân nhiệt: (>38 độ dùng pỉamdon), chuyển hoá (đb khi hôn mê kéo dài: toan kiềm),
+ KS dự phòng bội nhiễm; SAT nếu có vết thương.
+ bổ sung vit B (B1, B6), C. Nuôi dưỡng.
Được điều trị nội khoa thường là chấn động não và dập não được điều trị bảo tồn theo các nguyên tắc sau:
Chống rối loạn hô hấp, chống phù não, thuốc có tác dụng đông miên, giải quyết khâu thân nhiệt cao và rối loạn chuyển hóa, thuốc chống rối loạn tâm thần sau chấn thương.
- Chống rối loạn hô hấp: ở giai đoạn cấp tính bệnh nhân hôn mê thường có tình trạng giảm oxy máu, đặc biệt vỏ não rất nhạy cảm với thiếu oxy. Thiếu oxy dẫn tới dãn mạch, tăng tính thấm thành mạch gây phù não. Do hôn mê, phản xạ ho giảm, ứ đọng đờm dãi, rối loạn hô hấp kiểu ngoại vi dẫn tới thiếu máu não. Nếu có tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp thì phải làm thông đường hô hấp, như hút đờm dãi, cần thiết phải mở khí quản thở oxy, khi có rối loạn hô hấp hỗn hợp có chỉ định thở máy.
- Chống phù não : Giải quyết rối loạn hô hấp ngoại vi, giải quyết tình trạng kích thích đó là những điều kiện có hiệu quả và dự phòng phù não… Ngoài ra có thể dùng thuốc làm mất bớt nước mô não bằng sử dụng các thuốc và dịch truyền như: dung dịch manitol 15%x1g/kg, glucose 10%x600mL, calci clorua 10%x10mL tĩnh mạch, lasix x 40 x 1 ống tĩnh mạch. Tuỳ điều kiện có thể sử dụng một trong các loại thuốc trên phối hợp. Hiện nay manitol được sd nhiều và tỏ ra có hiệu quả hơn hết.
- Thuốc đông miên: dùng cho những bệnh nhân kích thích vật vã, dãy dụa nhiều dẫn đến phù não.
- Giải quyết thân nhiệt cao và rối loạn chuyển hóa: khi nhiệt độ > 38 độ thì dùng piramdon, chống rối loạn chuyển hóa đặc biệt ở thời kỳ hôn mê kéo dài, cơ bản giải quyết vấn đề toan máu có thể dùng dung dịch kiềm.
- Ngoài ra dự phòng bội nhiễm bằng sử dụng kháng sinh, sinh tố nhóm B đặc biệt B1, B6, và sinh tố C. Chú ý nuôi dưỡng bệnh nhân trong giai đoạn hôn mê.
- Nếu có vết thương thì dùng SAT, kháng sinh.
Điều trị ngoại khoa?
chỉ định.
giải quyết căn nguyên (khối máu tụ); pp khoan sọ rồi gặm rộng và mở sọ bản lề rồi đặt lại vào chỗ cũ => ko cần mở lại lần 2.
Chỉ định mổ khi có biểu hiện chèn ép, thể hiện trên lâm sàng là sự suy đồi về tri giác (mê, Glasgow 10-13, có sự tụt điểm Glasgow và trên CT thể hiện hiệu ứng choáng chỗ trong hộp sọ), trường hợp nào không có chỉ định mổ sẽ điều trị nội khoa.
Phẫu thuật là mắt xích quan trọng nhất để lấy bỏ căn nguyên của máu tụ nội sọ. Trong phẫu thuật máu tụ nội sọ, người ta áp dụng 2 phương pháp khoan sọ, khoan sọ sau đó gặm rộng và mở sọ bản lề. Sau khi lấy bỏ máu tụ, bản lề xương được đặt về vị trí cũ. Sau này bệnh nhân không phải chịu cuộc phẫu thuật lần 2 mổ tái tạo hộp sọ bằng xương mào chậu hoặc bằng các hợp chất hữu cơ khác.
Điều trị ngoại khoa với từng thể máu tụ?
Luôn có bước ktra, cầm máu chỗ mạch tổn thương.
Ngoài màng cứng: mở xương sọ + dùng thìa nạo nhẹ máu tụ + bóng nước cao su bơm mạnh.
Dưới màng cứng: mở màng cứng hình chữ thấp. Dùng bóng nước bơm mạnh.
Trong não: Mở màng cứng (hình chữ thập). Chọc canun thăm dò sâu 4-5cm. Vén não + bơm rửa và hút.
Trong não thất: khoan sọ, chọc sừng trước (đôi khi là sưng sau). Hút + Súc rửa nhiều lần.
Máu tụ ngoài màng cứng: Mở xương sọ tiến hành lấy bỏ khối máu tụ (thìa nạo gạt nhẹ, bóng nước cao su bơm mạnh). Kiểm tra và cầm máu chỗ mạch bị tổn thương.
Máu tụ dưới màng cứng: Mở màng cứng hình chữ thập, lấy bỏ khối máu tụ (dùng bóng nước cao su bơm mạnh ở các phía để máu tụ chảy theo. Rất thận trọng khi dùng thìa, bay mềm để lấy máu tụ do dễ gây tổn thương não và mạch máu. Kiểm tra tổn thương mm – thường không có do máu đã đông ở chỗ đứt). Khâu kín màng cứng.
Máu tụ trong não: Mở màng não cứng hình chữ để thăm dò máu tụ trong não (thông qua vùng não dập, sự thay đổi bề mặt não, sờ tay xđ ổ máu tụ). Chọc canun thăm dò hướng nghi ngờ ổ máu tụ, sâu 4-5cm. Vén não hai bên để tới chỗ máu tụ để bơm rửa và hút. Màng cứng được khâu kín sau lấy bỏ máu tụ hoàn toàn.
Máu tụ trong não thất: Khoan sọ tại vị trí tiến hành chọc não thất. Chọc sừng trước não thất (đôi khi là sừng sau não thất bên). Hút bằng bơm tiêm + bơm rửa nhiều lần bằng nước muối sinh lý.