Dược lực học Flashcards
Khái niệm receptor:
- Một … (macromolecular)
- Tồn tại … trong một số tế bào đích
- Nhận biết, gắn kết đặc hiệu và tương tác với …
- Tạo ra …
- đại phân tử
- một lượng giới hạn
- ligand (phối tử)
- một tác dụng sinh học đặc hiệu
Tại sao bản chất của receptor là protein
Chỉ có protein mới có cấu trúc phức tạp để nhận biết đặc hiệu của một phân tử có cấu trúc 3 chiều
- Thuốc gắn với receptor phụ thuộc vào … của thuốc với receptor
- Tác dụng của thuốc là do … của thuốc trên receptor đó
- ái lực (affinity)
- hiệu lực (efficacy)
Vị trí của receptor
- Trên màng tế bào: insulin,…
- Trong tế bào chất: steroid,…
- Nằm trong nhân: thyroid,…
Receptor có hai chức phận:
- … bằng sự gắn đặc hiệu các phân tử này vào receptor theo các liên kết hoá học
- Chuyển tác dụng tương hỗ giữa ligand và receptor thành một tín hiệu để gây ra …
Nhận biết phân tử thông tin (ligand)/đáp ứng tế bào
Khi nói về “ái lực và hiệu lực không phải lúc nào cũng đi cùng nhau”:
- Acetylcholin là chất …, khi gắn vào receptor M, gây … nước bọt, … đồng tử, … nhịp tim, v.v.
- Atropin có … acetylcholin nhưng …
- Do đó tác dụng của atropin là tác dụng của …
- dẫn truyền thần kinh của hệ phó giao cảm/tăng tiết/co/chậm
- ái lực trên receptor mạnh hơn/không có hiệu lực gì
- sự thiếu vắng acetylcholin
Có mấy cơ chế tác dụng của thuốc?
2 cơ chế: tác dụng của thuốc thông qua receptor và tác dụng của thuốc không thông qua receptor
Khi nói về cơ chế thuốc tác dụng trực tiếp lên receptor của các chất nội sinh (…, …):
- Nếu tác dụng thuốc lên receptor giống chất nội sinh => thuốc là …
- Nếu tác dụng không giống chất nội sinh/ngăn cản/ức chế chất nội sinh => thuốc là …
- hormon/chất dẫn truyền thần kinh
- chất chủ vận/đồng vận
- chất đối kháng
Ngoài việc tác dụng trực tiếp lên receptor của chất nội sinh, một số thuốc còn … để gây tác dụng:
- nitrit giải phóng … gây giãn mạch
- amphetamin …
- giải phóng chất nội sinh trong cơ thể
- NO
- giải phóng adrenalin
Khi nói về việc các enzyme chuyển hoá hoặc điều hoà các quá trình sinh hoá có thể bị thuốc hoạt hoá hoặc ức chế:
- Captopril chuyển angiotensin I thành … dùng để …
- NSAIDs ức chế enzyme … => làm giảm tổng hợp … => tác dụng …
- Các yếu tố vi lượng như … hoạt hoá enzyme phosphokinase
- angiotensin II có hoạt tính/chữa tăng huyết áp
- COX/protasglandin/hạ sốt, giảm đau, chống viêm
- Mg2+, Cu2+, Zn2+
Khi nói về việc thuốc gắn ion, làm thay đổi vận chuyển ion qua màng tế bào:
- Procain cản trở …, ngăn cản khử cực nên tác dụng …
- Benzodiazepin làm tăng …, tác dụng …
- Na+ nhập vào tế bào thần kinh/gây tê
- nhập Cl- vào tế bào/an thần
Khi nói về việc thuốc gây tác dụng do tính chất lý hoá của thuốc:
- Magnesi sulfat chứa ion …, khi uống kéo nước … và … trong lòng ruột nên có tác dụng …, khi tiêm tĩnh mạch sẽ kéo nước … nên dùng chữa …
- Than hoạt … các chất khí, độc tố nên dùng chữa…
- Các base yếu … dịch vị acid, dùng để chữa …
- Mannitol khi lọc qua cầu thận, không … ở ống thận, làm tăng … trong ống thận, có tác dụng …
- khó hấp thu qua màng sinh học/từ thành ruột vào lòng ruột/giữ nước/nhuận tràng/từ gian bào vào máu/phù não
- hấp phụ/đầy hơi, ngộ độc
- trung hoà/loét dạ dày (kháng acid)
- bị tái hấp thu/áp lực thẩm thấu/lợi tiểu
Các cách tác dụng của thuốc là:
- Tác dụng tại chỗ vs …
- Tác dụng … vs đặc hiệu
- Tác dụng hồi phục vs …
- Tác dụng … vs phụ
- toàn thân
- chọn lọc
- không hồi phục
- chính
- Tác dụng tại chỗ là …
- Tác dụng toàn thân là …
- Tác dụng toàn thân có phải là thuốc có tác dụng khắp cơ thể không?
- tác dụng ngay tại nơi tiếp xúc, khi thuốc chưa được hấp thu vào máu
- tác dụng xảy ra sau khi thuốc được hấp thu vào máu
- Tác dụng toàn thân chỉ là thuốc đã vào máu và phân bố khắp cơ thể
- Tác dụng để phục vụ mục đích điều trị là …
- Tác dụng phụ còn được gọi là …
- Tác dụng phụ có phải lúc nào cũng bất lợi hay không?
- tác dụng chính/tác dụng không mong muốn
- Không. Ví dụ clorpheniramin là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 có thể gây buồn ngủ. Nhưng nếu dùng vào ban đêm thì có ích cho bệnh nhân