Các đường dùng thuốc Flashcards
Các đường đưa thuốc vào cơ thể?
- Đường tiêu hoá (enteral administration)
- Đường tiêm (parenteral administration)
- Đường dùng tại chỗ (topical administration)
Các nguyên tắc đưa thuốc vào cơ thể là gì?
Lựa chọn đường đưa thuốc dựa vào:
- Tuổi bệnh nhân
- Tình trạng bệnh của bệnh nhân
- Dược động học của thuốc
- Dạng bào chế của thuốc
Các đường dùng thuốc qua đường tiêu hoá
- Uống
- Áp niêm mạc má
- Dưới lưỡi
- Đưa trực tiếp vào ống tiêu hoá
- Đặt trực tràng
Đường đưa thuốc phổ biến nhất trong điều trị?
Đường uống
Ưu điểm của đường uống
– Tiện lợi, dễ sử dụng
– Ít đòi hỏi phải hướng dẫn cách sử dụng
– Tính kinh tế
– Phản ứng thuốc thường ít nghiêm trọng
– Không gây đau
Nhược điểm của đường uống
– Sinh khả dụng thất thường
– Tác dụng chậm trong trường hợp cấp cứu
– Chuyển hóa qua gan lần đầu, tương tác thuốc- thức ăn, acid dịch vị phá hủy thuốc
– Một số thuốc gây kích ứng đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa
– Khó sử dụng trên một số đối tượng (nôn, hôn mê)
– Mùi vị khó chịu của một số thuốc
Các dạng bào chế của thuốc uống?
- Dạng rắn: viên nang, viên nén, thuốc bột, thuốc cốm
- Dạng lỏng: dung dịch uống, hỗn dịch uống, nhũ tương uống, siro
Với thuốc đặt dưới lưỡi, thuốc sẽ hấp thu nhanh vào … qua …
vòng tuần hoàn/niêm mạc dưới lưỡi
Ưu điểm của việc đưa thuốc qua đường dưới lưỡi?
– Thuốc hấp thu nhanh
– Tránh được chuyển hóa qua gan lần đầu, tránh được tác dụng bất lợi trên đường tiêu hóa
– Có thể tự sử dụng
– Tính kinh tế
Nhược điểm của việc đưa thuốc qua đường dưới lưỡi?
– Mùi vị khó chịu của thuốc
– Kích ứng niêm mạc miệng
– Không dùng được với số lượng thuốc nhiều
– Ít thuốc có thể hấp thu theo đường dưới lưỡi
Các dạng bào chế của thuốc đặt dưới lưỡi?
- viên nén đặt dưới lưỡi (sublingual tablet)
- thuốc nhỏ giọt dưới lưỡi (sublingual drops)
- thuốc xịt dưới lưỡi (sublingual spray)
- film dán đặt dưới lưỡi (sublingual film)
Với thuốc dùng qua đường áp niêm mạc má, thuốc được đặt … từ đó hấp thu qua …
nướu và niêm mạc má/niêm mạc miệng
Ưu điểm của việc đưa thuốc qua đường áp niêm mạc má?
- Hấp thu nhanh
- Tránh được chuyển hóa qua gan lần đầu, tránh được tác dụng bất lợi trên đường tiêu hóa
- Có thể tự sử dụng
Nhược điểm của việc đưa thuốc qua đường áp niêm mạc má?
- Sử dụng bất tiện
- Mùi vị khó chịu của thuốc
- Kı́ch ứng niêm mạc miệng
- Không dùng được với số lượng thuốc nhiều
Khi nói về đường đưa thuốc trực tiếp vào ống tiêu hoá, người ta đề cập đến việc sử dụng ống thông dạ dày.
Có các loại ống thông nào?
Ống thông được đưa qua 2 đường nào là phổ biến nhất?
- Có các loại ống thông như: mũi-dạ dày, mũi-tá tràng, mũi-hỗng tràng, miệng-dạ dày, dạ dày-thành bụng, hỗng tràng-thành bụng
- Hai loại phổ biến nhất là ống thông mũi-dạ dày và dạ dày-thành bụng
Khi nói về ống thông mũi - dạ dày:
– Đưa ống thông vào đường tiêu hoá qua đường nào?
– Áp dụng trong trường hợp nào?
– Ai thực hiện?
- từ mũi đến thực quản vào dạ dày
- cấp cứu hay cần lưu ống ≤ 1 tháng
- Điều dưỡng
Khi nói về ống thông dạ dày - thành bụng:
– Đặt ống qua phẫu thuật mở thành dạ dày, ống thông được đặt … và khâu …
– Áp dụng khi …
– … thực hiện
- trực tiếp vào dạ dày/cố định vào thành bụng
- không đặt được ống thông mũi - dạ dày, hoặc cần lưu ống > 1 tháng
- Bác sỹ
Ưu điểm của việc đặt ống thông mũi - dạ dày:
- Dễ … ống
- Không cần …
- Dễ dàng kiểm tra …
- thay
- phẫu thuật
- những thành phần trong dạ dày
Ưu điểm của việc đặt ống thông dạ dày - thành bụng:
- Có thể dùng …
- Không gây phản xạ …
- Dễ dàng kiểm tra …
- kéo dài
- hầu họng
- những thành phần trong dạ dày