Các dạng bào chế thuốc Flashcards
Đây là dạng thuốc gì?
Dạng thuốc rắn. Mỗi viên là một đơn vị phân liều. Được nén thành khối hình trụ dẹt, thuôn,… Có thể có bao
Viên nén
Cách dùng viên nén?
Uống, ngậm, nhai, đặt hoặc pha thành nước để uống, rửa, súc miệng,…
Ưu điểm của viên nén?
- Dược chất ổn định, tuổi thọ thuốc dài
- Có thể phân liều chính xác
- Có thể che giấu mùi vị khó chịu
- Dễ vận chuyển, bảo quản
- Nhiều cách sử dụng
Nhược điểm của viên nén
- Sinh khả dụng thất thường nhất (phụ thuộc vào quá trình bào chế và tá dược)
- Khó dùng cho một số đối tượng (trẻ em,…)
- Dễ gây kích ứng đường tiêu hoá
Tác dụng của bao với viên nén
- Bảo vệ hoạt chất
- Tránh kích ứng dạ dày
- Khu trú tác dụng trong ruột
- Che giấu mùi vị
- Kéo dài thời gian sử dụng thuốc
Thành phần viên nén
Một/ nhiều dược chất + tá dược
6 loại tá dược?
- tá dược độn: đảm bảo khối lượng cần thiết để nén
- tá dược dính: kết dính các thành phần, đi kèm tá dược rã
- tá dược rã: phân rã, giải phóng dược chất, đi kèm tá dược dính
- tá dược trơn: chống ma sát khi dập, chống dính
- tá dược bao
- tá dược màu: nhận biết, phân loại thuốc; làm viên thuốc đẹp
Viên nén thông thường gồm?
- Viên nén có bao
- Viên nén không bao
Viên nén đặc biệt gồm?
- Viên ngậm (lozenge)
- Viên nhai (chewable tablets)
- Viên đặt dưới lưỡi (sublingual tablets)
- Viên nén sủi bọt (Effervescent tablets)
- Viên pha thành dung dịch, hỗn dịch
- Viên nén phân tán trong miệng (Orodispersible tablets)
- Viên nén bao tan trong ruột (Enteric coated tablets)
- Viên nén phụ khoa (Vaginal tablets)
- Viên nén tác dụng kéo dài
Đây là dạng bào chế thuốc nào?
Một vỏ rỗng để đựng thuốc, gắn liền với thuốc và đưa vào cơ thể cùng với thuốc. Sau khi tan rã giải phóng thuốc, vỏ đựng được tiêu hóa trong cơ thể
Viên nang
Phân loại viên nang?
- Viên nang cứng: vỏ cứng, hình con nhộng hai nửa, dược chất là bột, vi nang, vi cầu…
- Viên nang mềm: vỏ mềm, liền. Dược chất tan trong dầu
Mục đích bào chế viên nang?
- Che giấu mùi vị
- Bảo vệ dược chất
- Kéo dài thời gian tác dụng thuốc
Đây là dạng bào chế thuốc nào?
Chế phẩm lỏng, dùng để uống, tiêm, hoặc dùng ngoài, được điều chế bằng cách dùng chất nhũ hóa thích hợp để trộn đều 2 chất lỏng không đồng tan với nhau
Nhũ tương
Hai chất lỏng trong nhũ tương có bản chất là gì?
Dầu và nước
Thành phần của nhũ tương?
Hai chất lỏng (dầu và nước) + chất nhũ hóa