Dược động học Flashcards
Dược động học là quá trình vận chuyển thuốc từ lúc … đến khi …, bao gồm các giai đoạn: …, …, … và …
được hấp thu/bị thải trừ hoàn toàn/hấp thu/phân bố/chuyển hoá/thải trừ
- Thuốc tan được trong nước (dịch tiêu hoá, dịch khe) thì sẽ …
- Thuốc tan được trong mỡ thì sẽ …
==> Do đó để thuốc hấp thu vào tế bào thuận lợi nhất thì thuốc cần có …
- dễ được hấp thu
- thấm qua được màng tế bào
- tỷ lệ tan trong nước/tan trong mỡ thích hợp
Các đặc trưng lý hoá của thuốc?
- đều là acid yếu, base yếu hoặc trung tính
- khối lượng phân tử 100-1000 dalton
- có tỷ lệ tan trong nước/tan trong mỡ thích hợp để hấp thu
- hằng số phân ly pKa
Hằng số phân ly pKa cho ta biết % thuốc ở dạng… và % thuốc ở dạng …
ion hoá (không khuếch tán được qua màng)/phân tử (khuếch tán được qua màng)
Điều kiện để một thuốc khuếch tán tốt, dễ hấp thu:
- Trọng lượng phân tử?
- Độ ion hoá?
- Độ tan trong nước?
- Độ tan trong lipid?
- trọng lượng phân tử thấp
- ít bị ion hoá
- dễ tan trong nước (để tan được trong dịch tiêu hoá, dịch gian bào)
- tan được trong lipid (tan được trong lớp phospholipid kép)
Các cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học?
- lọc
- khuếch tán đơn thuần qua lớp lipid kép
- nhờ chất mang
- nội nhập bào
Khi nói về vận chuyển thuốc bằng cách lọc:
- vận chuyển thuốc có … nhỏ (100-200 dalton)
- độ tan trong nước, độ tan trong lipid?
- thuốc sẽ di chuyển như thế nào?
- hình thức vận chuyển thuốc có trọng lượng phân tử nhỏ
- thích hợp với thuốc chỉ tan trong nước, không tan được trong lipid
- thuốc chui qua các ống dẫn (kênh) có kích thước nhỏ (4-40 A tuỳ tế bào)
Khi nói về vận chuyển thuốc bằng khuếch tán đơn thuần qua lớp lipid kép:
- Dành cho thuốc như thế nào?
- Thuốc phải có điều kiện gì?
- Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
- Vận chuyển thuốc tan được trong nước/lipid
- Thuốc phải ít bị ion hoá và có mặt nồng độ cao trên màng
Khi nói về vận chuyển thuốc nhờ chất mang, đặc điểm của chất mang là gì?
- Tính bão hoà (số lượng chất vận chuyển có giới hạn)
- Tính đặc hiệu tương đối (mỗi chất mang chỉ tạo phức với một vài thuốc có cấu tạo đặc hiệu với nó)
- Tính cạnh tranh (các thuốc cạnh tranh gắn với cùng một chất mang)
- Có thể bị ức chế hoặc tăng sinh (một số thuốc có thể làm chất mang giảm khả năng gắn thuốc để vận chuyển)
Vận chuyển nhờ chất mang có hai cách:
- …: chất mang + chênh lệch bậc thang nồng độ
- …: chất mang + ATP
- khuếch tán được thuận hoá
- vận chuyển tích cực
Hình thức nội nhập bào (endocytosis) gồm có mấy hiện tượng?
3 hiện tượng: thực bào (phagocytosis), ẩm bào (pinocytosis) và nhập bào qua trung gian receptor
Sự hấp thu của thuốc phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- độ hoà tan của thuốc
- pH tại vị trí hấp thu
- nồng độ thuốc
- tuần hoàn tại vùng hấp thu
- diện tích vùng hấp thu
Việc một phần thuốc bị phá huỷ trước khi vào vòng tuần hoàn được gọi là?
chuyển hoá lần đầu
Sự phân phối thuốc trong cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Về phía cơ thể?
- Về phía thuốc?
- Tính chất màng tế bào, màng mao mạch; số lượng vị trí gắn thuốc, pH môi trường
- Trọng lượng phân tử, tỷ lệ tan trong nước và trong lipid, tính acid/base, độ ion hoá, ái lực thuốc với receptor
Trong hệ phân phối thuốc 3 gian, các gian lần lượt là?
- Gian I: huyết tương
- Gian II: cơ quan được tưới máu nhiều: tim, thận, gan, não, phổi
- Gian III: cơ quan tưới máu ít: mô mỡ, da, cơ
Trong máu, thuốc tồn tại ở mấy dạng? Dạng nào có tác dụng sinh học?
- 2 dạng: tự do và dạng gắn với protein huyết tương
- chỉ có dạng tự do mới có tác dụng sinh học
Sự gắn thuốc vào protein huyết tương phụ thuộc vào mấy yếu tố?
+ Nồng độ phân tử protein gắn thuốc
+ Hằng số gắn thuốc/ ái lực gắn thuốc
+ Số lượng vị trí gắn
Ý nghĩa việc gắn thuốc vào protein huyết tương?
- Làm thuốc dễ hấp thu và chậm thải trừ
- Protein huyết tương là kho dự trữ thuốc
- Duy trì nồng độ thuốc trong huyết tương và dịch ngoại bào ở trạng thái cân bằng
- Gây tương tác thuốc do cạnh tranh gắn trên protein huyết tương
Sự phân phối lại của thuốc hay gặp với thuốc có đặc điểm nào?
- tan nhiều trong mỡ
- tác dụng nhiều trên hệ thần kinh trung ương
- được dùng theo đường tĩnh mạch
Khi lấy ví dụ về sự phân phối lại thuốc, có đề cập đến thiopental:
- Đây là thuốc có tác dụng gì?
- Khi ngừng tiêm, nồng độ thuốc giảm nhanh vì sao? Ảnh hưởng của sự giảm nhanh đó?
- Khi dùng liều bổ sung thì sẽ như thế nào?
- Thiopental gây mê
- Nồng độ thuốc giảm nhanh khi ngừng tiêm vì đã khuếch tán vào các mô, đặc biệt là mô mỡ
- Từ đó, thuốc chỉ có tác dụng gây mê nhanh nhưng không kéo dài
- Khi bổ sung liều thuốc để duy trì mê, thuốc tích luỹ ở mô mỡ sẽ giải phóng lại vào máu, làm cho tác dụng thuốc kéo dài
Khi nói về chuyển hoá thuốc:
- Mục đích là gì?
- Muốn thải trừ, thuốc phải chuyển hoá thành chất như thế nào?
- Mục đích của chuyển hoá là thải trừ thuốc
- Để thải trừ, thuốc phải trở nên phân cực, dễ bị ion hoá => ít tan trong mỡ, khó gắn với protein, khó thấm vào màng tế bào => dễ tan trong nước , dễ thải trừ
Những nơi trong cơ thể xảy ra sự chuyển hoá thuốc?
niêm mạc ruột, huyết thanh, phổi, vi khuẩn ruột, hệ thần kinh trung ương và gan
Các phản ứng ở pha chuyển hoá I?
- phản ứng oxy hoá (phản ứng chính)
- phản ứng thuỷ phân
- phản ứng khử
Qua pha I thuốc thay đổi như thế nào? Về tính tan? Về hoạt tính?
- Thuốc ở dạng tan trong mỡ –> có cực hơn, dễ tan trong nước hơn
- Thuốc có thể mất (giảm) hoạt tính hoặc tăng (có) hoạt tính
- Qua pha II, thuốc trở thành phức hợp …
- Trừ sulfonamid bị acetyl hoá trở nên …, kết thành … trong ống thận, gây … Do đó, cần uống … khi dùng các thuốc sulfanomid
- không còn hoạt tính, dễ tan trong nước
- khó tan trong nước/tinh thể/đái máu hoặc vô niệu/nhiều nước
Khi nói về các phản ứng ở pha II:
- Đều là phản ứng …: một phân tử … ghép với một … của thuốc tạo thành các phức hợp …
- Các phản ứng ở pha I sẽ tạo ra … cho phản ứng ở pha II
- Các phản ứng chính:
- Các phản ứng pha II đòi hỏi … và …
- liên hợp/nội sinh/nhóm hoá học/tan mạnh trong nước
- các nhóm chức cần thiết
- phản ứng liên hợp với acid glucuronic, acid sulfuric, acid amin; phản ứng acetyl hoá, phản ứng methyl hoá
- năng lượng và cơ chất nội sinh
Một số yếu tố thay đổi tốc độ chuyển hoá thuốc?
- Tuổi
- Di truyền
- Yếu tố ngoại lai
- Yếu tố bệnh lý
Một số con đường thải trừ thuốc
thận, mật, phổi, sữa, mồ hôi, nước mắt, nước bọt, tế bào sừng (lông, móng)
Khi nói về thải trừ qua mật:
- Phần lớn sau khi bị chuyển hoá thêm ở ruột sẽ được … để thải trừ qua thận
- Một số thải trừ qua mật sẽ theo … ra ngoài
- tái hấp thu vào máu
- phân
Phương trình Henderson- Hasselbach?
pH = pKa + log [dạng ion hóa/dạng không ion hóa]
- pKa thấp => acid …
- pKa thấp => base …
- mạnh
- yếu