KTTX lần 1 Flashcards
Đặc điểm sau là những đặc điểm khác nhau giữa chu kỳ của sán lá gan nhỏ và sán lá ruột:
A. Các giai đoạn phát triển trong ốc, vật chủ trung gian
B. Các giai đoạn phát triển trong ốc, con đường mầm bệnh ra ngoài môi trường ngoại cảnh.
C. Vật chủ trung gian, con đường xâm nhập vào cơ thể người
D. Vật chủ trung gian, các giai đoạn hình thành từ trứng đến con trưởng thành.
A
… ω (ÂT lông) (1) Ốc Bithynia => ÂT lông => Bào ấu => ÂT đuôi
… ω (ÂT lông) (1) => ÂT lông => Ốc Segmentina => Bào ấu => ÂT đuôi
VCTG: Cá nước ngọt có vảy
VCTG: cây thuỷ sinh
Những loại ký sinh trùng sau có khả năng gây biến chứng tắc ruột cho người bệnh:
A. Giun móc, sán lá ruột, sán dây lợn.
B. Giun chỉ, sán lá ruột, giun móc
C. Giun đũa, giun tóc, sán dây lợn
D. Giun đũa, sán dây bò, sán lá ruột
D
Giun đũa: cuộn búi, tắc ruột
sán dây bò: kt lớn, tắc ruột
sán lá ruột: nhiễm quá nhiều, tắc ruột
Đặc điểm nào sau đây không phải của sán dây bò:
A. Đốt sán già có khả năng di động
B. Tử cung chia 15 – 32 nhánh
C. Đốt sán già dài 20 - 30mm
D. Đầu có 4 hấp khẩu và 2 vòng móc
D
4 hấp khẩu, không có vòng móc: sán dây bò
4 hấp khẩu, 2 vòng móc: sán dây lợn
Thuốc đặc hiệu điều trị bệnh do Clonorchis sinensis gây ra là:
A. Primaquin.
B. Pyrantel – pamoat
C. Praziquantel
D. Piperazin
C
Clonorchis sinensis: sán lá gan nhỏ
Trong cơ thể người ấu trùng sán dây lợn thường hay gây bệnh nhất ở cơ quan nào sau đây
A. Mắt
B. Ruột non
C. Não
D. Tổ chức liên kết dưới da
C
sán trưởng thành ký sinh ở ruột
ấu trùng ký sinh ở não
Những loại ký sinh trùng sau có khả năng gây triệu chứng thiếu máu cho người bệnh:
A. Giun tóc, giun móc, giun kim
B. Giun chỉ, giun tóc, giun mỏ
C. Giun tóc, giun móc, giun mỏ.
D. Giun đũa, giun chỉ, giun móc.
C
Giun tóc: đâm sâu vào niêm mạc ruột: hút máu
Giun móc/ mỏ: dùng răng gặm vào thành ruột, hút máu
Phương pháp giấy bóng kính của Đặng Văn Ngữ được dùng để xét nghiệm chẩn đoán loại ký sinh trùng nào sau đây:
A. Giun kim
B. Giun móc/ mỏ
C. Giun chỉ bạch huyết
D. Giun đũa
A
Trứng giun kim
Những tác hại gây bệnh giống nhau của Taenia solium và Taenia saginata là:
A. Gây thiếu máu
B. Gây độc, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng
C. Gây độc, rối loạn tiêu hóa, liệt
D. Suy dinh dưỡng, tắc ruột, liệt.
B
Cả hai loại sán dây Taenia solium (sán dây lợn) và Taenia saginata (sán dây bò)
Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Suy dinh dưỡng: Sán dây hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn của vật chủ, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Gây độc: Sán dây thải ra các chất độc có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Khi nhiễm sán lá ruột với số lượng nhiều có thể gây ra:
A. Tắc mật, xơ gan, rối loạn tiêu hóa
B. Tràn dịch màng phổi, áp xe gan, viêm hạch.
C. Phù toàn thân, rối loạn tiêu hóa, tắc ruột
D. Phù toàn thân, rối loạn tiêu hóa, tắc mật
C
Chọn tắc ruột, rối loạn tiêu hoá
Giun kim thường không gây tác hại nào sau đây:
A. Rối loạn tiêu hóa
B. Ngứa hậu môn
C. Tắc ruột
D. Giun kim lạc chỗ vào cơ quan sinh dục
C
KT nhỏ
Trứng giun kim có đặc điểm sau ngoại trừ:
A. Trứng đẻ ra đã có sẵn ấu trùng bên trong trứng
B. Trứng hình bầu dục, hơi lép 1 đầu.
C. Trứng đẻ ra có phôi bào phân chia 2 - 4 thùy.
D. Kích thước 50 – 60 µm
C
A đúng do giun kim phát triển nhan
Đặc điểm nào sau đây không phải của giun kim trưởng thành:
A. Đuôi giun đực xòe hình chân vịt.
B. Trứng có thể có màu vàng
C. Miệng có 3 môi hơi thụt vào trong
D. Thực quản có ụ phình
A.
Đuôi giun móc đực xoè ra thành hình chân vịt
Ký sinh trùng nào sau đây có thể gây ra biến chứng áp xe gan:
A. Tất cả các ký sinh trùng đều sai
B. Giun tóc
C. Sán lá ruột
D. Giun móc
A
Tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan nhỏ thường cao ở những vùng có thói quen:
A. Ăn gỏi cá nước ngọt
B. Ăn rau sống chưa được nấu chín
C. Ăn cua đồng chưa được nấu chín
D. Ăn gỏi tôm đồng
A
VCTG 2 của sán lá gan nhỏ là: cá nước ngọt có vảy
của sán lá phổi là: tôm, cua nước ngọt
của sán lá ruột là: cây thuỷ sinh
Triệu chứng nào sau đây không phải của bệnh nhân mắc bệnh sán dây bò:
A. Buồn nôn, nôn
B. Tắc ruột
C. Đầy bụng
D. Ho ra máu tươi
D
Tắc ruột: KT lớn
Nôn: kích thích NM ruột
Đầy bụng: KT lớn
Trong cơ thể người sán lá ruột có thể lạc chỗ và gây bệnh ở các cơ quan sau:
A. Gan, não
B. Cả 3 đáp án trên đều sai
C. Gan, não, đại tràng
D. Gan, đại tràng
B
Những điều kiện sau đây thuận lợi cho sự phát triển của bệnh do sán dây lợn gây ra trừ:
A. Ăn rau sống
B. Ăn gỏi cá nước ngọt
C. Dùng phân tươi để bón cho hoa màu
D. Ăn thịt lợn chưa được nấu chin
B
gỏi cá nước ngọt là sán lá gan nhỏ
Thịt lợn phải được kiểm dịch, không ăn thịt lợn khi chưa được nấu chín
không ăn rau sống hoặc chưa nấu chín
Tác hại hay gặp nhất do ký sinh trùng gây ra là:
A. Thiếu máu.
C. Mất sinh chất
D. Tắc cơ học tại vị trí ký sinh
E. Kích thích thần kinh trung ương
C
Những ký sinh trùng gây bệnh trong cơ thể người, cơ quan thường không hoặc ít phát triển là:
A. Cơ quan bám vào vật chủ
B. Xúc giác
C. Thị giác
D. Cơ quan chiếm thức ăn.
C
Xúc giác:
Muỗi
+ Bộ phận xúc giác muỗi phát triển
+ Chân có thứ bám
+ Vòi tiết chất chống đông máu
Những đặc điểm sau là đặc điểm giống nhau về hình thể giữa sán lá phổi và sán lá ruột
A. 2 ống tiêu hóa không có hậu môn, tinh hoàn phân nhánh nhiều
B. 2 ống tiêu hóa không có hậu môn, thân dày
C. Tử cung hình ống, tinh hoàn phân nhánh nhiều
D. Lưỡng tính, 2 ống tiêu hóa không có hậu môn.
D
tinh hoàn:
sán lá gan nhỏ: nhiều nhánh
sán lá phổi: ít nhánh
sán lá ruột: nhiều nhánh (chiếm gần hết cơ thể)
Thân
sán lá gan nhỏ: dẹt
sán lá phổi: dày
sán lá ruột: dẹt