HSCC Flashcards
Câu 1: Tình trạng giảm cung lượng tim kết hợp với tăng sức cản ngoại biên là cơ chế của loại sốc nào?
A. Sốc nhiễm khuẩn
B. Sốc chấn thương
C. Sốc tim
D. Sốc phản vệ
C. Sốc tim
Câu 2: Triệu chứng quan trọng nhất trong chẩn đoán sốc là?
A. Mạch nhanh
B. Nhịp thở nhanh
C. Tụt huyết áp
D. Thể tích nước tiểu giảm
C. Tụt huyết áp
Câu 3: Triệu chứng chi lạnh thường ít gặp trong trường hợp nào?
A. Sốc giảm thể tích
B. Sốc tim
C. Sốc nhiễm khuẩn
D. Giai đoạn muộn của các loại sốc
C. Sốc nhiễm khuẩn
Câu 4: Công thức nào diễn tả huyết áp trung bình chính xác nhất?
A. Huyết áp trung bình = (Huyết áp tâm thu + 2 Huyết áp tâm trương)/3
B. Huyết áp trung bình = (Huyết áp tâm thu + Huyết áp tâm trương)/3
C. Huyết áp trung bình = (Huyết áp tâm thu + Áp lực mạch)/3
D. Huyết áp trung bình = (Huyết áp tâm thu + 2 Áp lực mạch)/3
A. Huyết áp trung bình = (Huyết áp tâm thu + 2 Huyết áp tâm trương)/3
Câu 5: Giá trị huyết áp trung bình để chẩn đoán sốc là?
A. Huyết áp trung bình < 90 mmHg
B. Huyết áp trung bình < 80 mmHg
C. Huyết áp trung bình < 70 mmHg
D. Huyết áp trung bình < 65 mmHg
D. Huyết áp trung bình < 65 mmHg
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây giúp chẩn đoán phân biệt sốc tim và sốc giảm thể tích?
A. Mạch nhanh
B. Huyết áp tụt
C. Áp suất đổ đầy tim cao
D. Cung lượng tim thấp
C. Áp suất đổ đầy tim cao
Câu 7: Hệ cơ quan nào đáp ứng bù trừ với tình trạng sốc?
A. Thần kinh – Hô hấp
B. Thần kinh – Nội tiết
C. Tim mạch – Hô hấp
D. Tim mạch – Thận
B. Thần kinh – Nội tiết
Câu 8: Đáp ứng viêm toàn thân ít nổi bật nhất trong loại sốc nào?
A. Sốc tim
B. Sốc nhiễm khuẩn
C. Sốc chấn thương
D. Sốc phản vệ
A. Sốc tim
Câu 9: Suy tạng do cơ chế thiếu máu – tái tưới máu đóng vai trò nổi bật trong loại sốc nào?
A. Sốc nhiễm khuẩn
B. Sốc chấn thương
C. Sốc phản vệ
D. Sốc thần kinh
B. Sốc chấn thương
Câu 10: Trong các loại sốc không phải là sốc mất máu, ngưỡng Hb để chỉ định truyền máu là?
A. Hb < 6 g/dl
B. Hb < 6.5 g/dl
C. Hb < 7 g/dl
D. Hb < 7.5 g/dl
C. Hb < 7 g/dl
Câu 11: Trong bù dịch cho bệnh nhân sốc trong những giờ đầu, lượng dịch truyền là
A. Dịch tinh thể 250ml/20 phút
B. Dịch tinh thể 300ml/30 phút
C. Dịch tinh thể 500ml/20 phút
D. Dịch tinh thể 500ml/30 phút
D. Dịch tinh thể 500ml/30 phút
Câu 12: Bước đầu tiên khi đánh giá rối loạn huyết động là?
A. Xác định tình trạng co mạch ngoại biên
B. Xác định tình trạng dãn mạch ngoại biên
C. Xác định cơ chế bù trù
D. Xác định tình trạng cung lượng tim thấp
D. Xác định tình trạng cung lượng tim thấp
Câu 13: Tỷ lệ chiết xuất oxy trong điều kiện bình thường là?
A. 25%?
B. 50%
C. 70%
D. 80%
A. 25%?
Câu 14: Nguyên nhân nào sau đây khồng làm tang lactate máu trong sốc:
A. Giảm cung cấp oxy mô
B. Tăng tốc độ chuyển hóa
C. Suy gan
D. Suy thận
C. Suy gan
Câu 15: Dấu hiệu giảm oxy mô có thể đánh giá qua các cửa sổ:
A. Da niêm, Tim mạch, Thần kinh
B. Da niêm, Thận, Thần kinh
C. Thần kinh, Tim mạch, Thận
D. Thận, Thần kinh, Nội tiết
B. Da niêm, Thận, Thần kinh
Câu 16: Trong các chỉ số huyết áp, chỉ số nào có tương quan rõ nhất với sức cản hệ thống
A. Huyết áp tâm thu
B. Huyết áp tâm trương
C. Huyết áp trung bình
D. Áp lực mạch
C. Huyết áp trung bình
Câu 17: Công thức nào sau đây cho biết áp lực tưới máu trung bình trong ổ bụng?
A. Áp lực tưới máu trung bình = Huyết áp trung bình – Áp lực tĩnh mạch trung tâm
B. Áp lực tưới máu trung bình = Huyết áp tâm thu – Huyết áp tâm trương
C. Áp lực tưới máu trung bình = Huyết áp tâm thu – Áp lực tĩnh mạch trung tâm
D. Áp lực tưới máu trung bình = Huyết áp trung bình – Áp lực ổ bụng
A. Áp lực tưới máu trung bình = Huyết áp trung bình – Áp lực tĩnh mạch trung tâm
Câu 18: Những tạng nào có ngưỡng tự điều chỉnh huyết áp cao hơn các tạng khác trong cơ thể?
A. Não, Thận, Gan
B. Não, Thận, Tim
C. Gan, Thận, Tim
D. Não, Tim, Gan
B. Não, Thận, Tim
Câu 19: Trường hợp thay đổi ngưỡng tự điều chỉnh huyết áp nào làm cho tạng dễ bị thiếu máu nuôi?
A. Ngưỡng tự điều chỉnh chuyển trái
B. Ngưỡng tự điều chỉnh chuyển phải
C. Ngưỡng tự điều chỉnh mở rông
D. Ngưỡng tự điều chỉnh hạ thấp
B. Ngưỡng tự điều chỉnh chuyển phải
Câu 20: Giá trị chẩn đoán của chỉ số huyết áp trong sốc?
A. Độ nhạy cao, độ đặc hiệu cao
B. Độ nhạy thấp, độ đặc hiệu cao
C. Độ nhạy cao, độ đặc hiệu thấp
D. Độ nhạy thấp, độ đặc hiệu thấp
B. Độ nhạy thấp, độ đặc hiệu cao
Câu 21: Trường hợp nào sau đây cần được chỉ định theo dõi huyết động lâm sàng?
A. Khó thở không đáp ứng với oxy liệu pháp
B. Thiểu niệu kéo đai 2 giờ liên tiếp
C. Tụt huyết áp không đáp ứng bù dịch
D. Toan chuyển hóa không rõ nguyên nhân
C. Tụt huyết áp không đáp ứng bù dịch
Câu 22: Tiêu chuẩn đáp ứng bù dịch là tăng thể tích nhát bóp sau bù dịch
A. 5 – 10%
B. 10 – 15%
C. 15 – 20%
D. 20 – 25%
B. 10 – 15%
Câu 23: Nhằm tiên đoán đáp ứng bù dịch, các chỉ số động nên được đánh giá
A. Trước khi bù dịch
B. Trong khi bù dịch
C. Sau khi bù dịch
D. A, B, C đều sai
A. Trước khi bù dịch
Câu 24: Thở tự nhiên (thay vì thở máy) ảnh hưởng đến độ tin cậy của các thông số động trong tiên đoán đáp ứng bù dịch như thế nào?
A. Tăng độ nhạy
B. Giảm độ nhạy
C. Tăng độ đặc hiệu
D. Giảm độ đặc hiệu
B. Giảm độ nhạy