ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU TRẺ GIẢM TRI GIÁC Flashcards
Bước đầu tiên trong xử trí bệnh nhi giảm tri giác là?
Bước đầu tiên trong xử trí bệnh nhi giảm tri giảm là ĐÁNH GIÁ và nếu cần thì HỖ TRỢ đường thở, thở, tuần hoàn, để đảm bảo tình trạng giảm tri giác của trẻ KHÔNG PHẢI LÀ THỨ PHÁT sau thiếu oxy hoặc thiếu tưới máu não để nếu do bệnh lý tại não thì tình trạng trên cũng KHÔNG XẤU ĐI do thiếu cung cấp máu oxy hóa cho não
- Đường thở (Ariway)
Đánh giá thông thoáng đường thở bằng “nhìn, nghe và cảm nhận”.
Nếu trẻ có thể NÓI ĐƯỢC HOẶC KHÓC khi kích thích đau thì chứng tỏ đường thở vẫn thông thoáng, bệnh nhân vẫn tự thở tốt và tuần hoàn vẫn đang bảo đảm.
Nếu bệnh nhân chỉ phản ứng lại với kích thích đau BẰNG CO, RỤT CHÂN TAY (điểm P trong thang điểm AVPU) thì đường thở bệnh nhân đang có nguy cơ.
Nếu có bằng chứng THÔNG KHÍ KÉM thì tiến hành ngay thủ thuật nâng cằm hoặc ấn hàm rồi đánh giá lại. Nếu vẫn chưa có lưu thông khí trong đường thở thì tiếp tục làm thủ thuật mở
thông đường thở và tiến hành thổi ngạt cho bệnh nhân
- Thở (Breathing
Đánh giá tình trạng thở:
o Thở gắng sức:
- Co rút lồng ngực
- Tần số thở
- Tiếng thở bất thường: thở rít, thở rên, khò khè
- Sử dụng cơ hô hấp phụ
- Cánh mũi phập phồng
Lưu ý: dấu hiệu thở gắng sức có thể không có trong các trường hợp:
- Trẻ kiệt sức
- Ức chế trung tâm hô hấp
- Bệnh lý thần kinh cơ
o Hiệu quả thở
- Sự giãn nở của lồng ngực/ di động thành bụng
- Âm thở
- Theo dõi độ bão hòa oxy bằng máy đo qua mạch nảy
o ảnh hưởng của suy hô hấp lên các cơ quan khác:
- Tần số tim
- Màu sắc da
- Tri giác
- Tuần hoàn (circulation)
Đánh giá tình trạng tuần hoàn:
o Tình trạng tim mạch:
- Nhịp tim: nếu tần số tim chậm không có bệnh lý tim kèm theo thì nghĩ đến
tình trạng tăng áp lực nội sọ.
- Độ nảy của mạch
- Thời gian đầy mao mạch
- Huyết áp: huyết áp tăng cao có thể là nguyên nhân của hôn mê nhưng cũng
có thể là hậu quả của hôn mê
o ảnh hưởng của suy tuần hoàn lên các cơ quan khác:
- Kiểu thở nhiễm toan (nhanh, sâu, không có dấu co kéo) gợi ý khả năng hôn
mê do nhiễm toan chuyển hóa trong bệnh cảnhđái tháo đường, ngộ độc
salicylate hoặc ethylen glycon
- Tím, tái, hoặc da lạnh
Theo dõi tần số vầ nhịp tim, huyết áp và sự chênh lệch nhiệt độ trung tâm và
ngoại vi. Nếu tần số tim >200 lần/ phút ở trẻ bú mẻ hoặc > 150 lần/ phút ở trẻ
nhỏ hoặc nhịp tim bất thường thi đo điện tâm đồ
- Tình trạng thần kinh (Disability)
Đánh giá chức năng thần kinh
o Đánh giá tình trạng tri giác của trẻ theo thang điểm AVPU:
- A (Alert): Tỉnh táo
- V (Responds to Voice): Đáp ứng với lời nói
- P (Responds to Pain): Đáp ứng với kích thích đau
- U (Unrespondive): Không đáp ứng
o Đánh giá kích thước và phản xạ đồng tử: đồng tử co nhỏ gợi ý ngộ độc thuốc phiện và dẫn chất thuốc phiện, đồng tử giãn gợi ý ngộ độc amphetamine, atropine, thuốc chống trầm cảm ba vòng và một số thuốc
khác.
o Quan sát tư thế của trẻ: tư thế bóc vỏ hoặc mất não trên một trẻ trước đó hoàn toàn bình thường gợi ý tăng áp lực nội sọ
o Dấu hiệu cứng cổ ở trẻ nhỏ hoặc trẻ lớn, thóp phồng ở trẻ bú mẹ gợi ý viêm
màng não
o Dấu hiệu co giật: có thể kín đáo, khó phát hiện
- Khám toàn thân
Đo nhiệt độ trung tâm và nhiệt độ ngoại vi (ngón chân). Sốt là bằng chứng gợi ý nguyên nhân nhiễm khuẩn (tuy vậy nếu bệnh nhân không sốt cũng chưa thể loại bỏ được nguyên nhân này) hoặc ngộ độc ecstasy, cocaine, hoặc salicylate. Hạ thân nhiệt gợi ý ngộ độc barbiturat hoặc ethanol.
o Tìm dấu hiệu ban trên da: nếu có ban thì cần xác định xem có phải MẢNG XUẤT HUYẾT không vì đó là chỉ điểm của nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu hoặc sang chấn cố ý (trẻ bị ngược đãi).
o Tìm các bằng chứng ngộ độc: hỏi tiền sử, mùi đặc trưng..