THUỐC KHÁNG VIÊM, KHÁNG HISTAMINE Flashcards
So sánh 2 nhóm kháng viêm glucocorticoid và NSAID về 1.cơ chế tác dụng,
- chỉ định,
- tác dụng phụ.
- Cho ví dụ 3 tên thuốc của mỗi nhóm
1 Cơ chế tác dụng 2.Chỉ định 3. Tác dụng phụ
Gluco
corticoid
1. Ức chế hoạt động của phosphorlipase A2 ,ức chế sự di chuyển của bạch cầu đến ổ viêm.
2. Dị ứng do thức ăn, côn trùng cắn.
Kháng viêm do bất kì nguyên nhân gì.
Cấp cứu shock độc tố, shock phản vệ, chảy
máu, trụy hô hấp (phối hợp aldrenalin).
3.Gây phù.
Cao đường huyết.
Tích trữ lipid dưới da cổ.
Loãng xương, chậm lành vết
thương, giảm miễn dịch.
Gây đẻ/sảy thai.
NSAID
1.Ức chế COX
2. Viêm khớp xương, viêm thấp khớp, viêm đốt sống. Kháng viêm trong thời gian dài.
3.Tổn hại dạ dày, tổn thương gan, viêm thận kẽ (aspirin) Gây nôn ói (ketoprofen).
Ví dụ:
- Glucocorticoid: dexamethasone, bethametasone, prednisolone.
- NSAID: aspirin, dipyrone, ketoprofen
Giải thích các tác dụng phụ của kháng viêm glucocorticoid?
Các tác dụng phụ của kháng viêm glucocorticoid do:
- Tác dụng của mineralcorticoid nên có khuynh hướng giữ natri, giữ nước gây phù.
- Tác dụng tân tạo đường nên gây cao đường huyết.
- Tác dụng thủy giải mỡ nên tích trữ lipid dưới da cổ.
- Làm xáo trộn chuyển hóa Ca: giảm hấp thu và tăng bài thải qua thận nên khi
dùng lâu dài có thể làm loãng xương.
- Giảm tổng hợp collagen nên chậm lành vết thương và da bị mỏng.
- Giảm hoạt động của các mô lympho và hoạt động sản xuất kháng thể gây suy
yếu hệ miễn dịch.
- Tác dụng của glucocorticoid: gây đẻ/sảy thai ở loài nhai lại, ngựa, chó
So sánh dexamethasone và prednisone về mức độ kháng viêm, thời gian tác
động và tác dụng phụ giữ muối
- Mức độ kháng viêm
2.Thời gian tác động
3.Giữ muối
Dexame
thasone
30
Dài ( T½=24 – 36h)
0
Prednisone
4
Trung bình (T½=12 – 24h)
0.3
Tại sao aspirin pH8 có thể hạn chế tác dụng phụ trên dạ dày?
Khi pH = 5 – 8 sẽ làm tăng bài thải aspirin, nên sử dụng aspirin pH8 có thể hạn
chế tác dụng phụ trên dạ dày do thuốc được bài thải nhanh hơn
Kể tên và cách dùng 3 kháng viêm thuộc NSAID phổ biến trong thú y khoa?
3 kháng viêm NSAID phổ biến trong thú y khoa:
Aspirin:
- Giảm đau, hạ sốt: 10mg/kg sau mỗi 12h.
- Kháng viêm: 25 – 50mg/kg sau mỗi 12h.
- Sau liệu pháp diệt giun tim trưởng thành: 5 – 10mg/kg 1 lần /ngày.
- Kháng viêm trước phẫu thuật mắt: 6.5mg/kg.
- Chống huyết khối: 0.5mg/kg.
Dipyrone:
- Chó: 25mg/kgP, SC, IM, IV, 2 – 3 lần/ngày.
- Ngựa: 10 – 20 mg/kgP, SC, IM, IV (rất chậm).
- Trâu, bò, heo: 2.5 g/50kgP, SC, IM, IV (rất châm).
Ketoprofen:
- Chó:
Sau phẫu thuật: 2 mg/kg IV, SC hoặc IM 1 lần duy nhất, sau đó 1mg/kg mỗi
ngày.
Đau mãn tính: 2 mg/kg P.O sau đó uống 1 mg/kg (tương tự ở mèo).
- Ngựa: 2.2 mg/kg IV 1 ngày/lần trong 5 ngày
Kể tên 2 thuốc kháng histamine (có và không tác dụng phụ buồn ngủ).
Promethazine (gây buồn ngủ) và astemizole (không gây buồn ngủ)
Chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine trong thú y khoa?
Chỉ định:
- Dị ứng, nổi mày đay, ngứa, chàm, côn trùng cắn, viêm da (bạch cầu ái toan).
- Phù phổi (ngựa), suyễn (bò).
- Tồn nhau thai (heo), phù ruột (heo).