KHÁNG SINH antibiotics Flashcards
Tại sao kháng sinh không tiêu diệt/ ức chế tế bào động vật hữu nhũ (heo, bò, gà, người…)?
Do tế bào động vật hữu nhũ và tế bào vi khuẩn có các đặc điểm khác nhau như sau:
- Vi khuẩn có thành tế bào bên ngoài màng tế bào. Một số kháng sinh sẽ tác động
vào việc hình thành thành tế bào của vi khuẩn (ví dụ: nhóm penicillin) làm cho
việc hình thành thành tế bào bị gián đoạn hoặc không thể hình thành.
- Màng tế bào vi khuẩn và động vật hữu nhũ có sự khác nhau về cấu trúc. Màng
tế bào vi khuẩn có các receptor đặc hiệu với kháng sinh mà tế bào của động vật
hữu nhũ thì không. Nó hoạt động theo cơ chế ổ khóa – chìa khóa.
- Ribosome của vi khuẩn và động vật hữu nhũ không giống nhau.
. Nêu 5 cơ chế tác động của kháng sinh đến tế bào vi khuẩn gây sát khuẩn
hoặc kìm khuẩn? Cho ví dụ từng cơ chế.
Kháng sinh tác động lên thành tế bào vi khuẩn như penicillin, cycloserin,
vancomycin,….
- Kháng sinh tác động lên màng tế bào chất như các kháng sinh thuộc nhóm
polypeptide (colistin, polymycin) và polyen.
- Kháng sinh tác động lên sự tổng hợp acid nucleic như quinoline, sulfonamide,
trimethoprim.
- Kháng sinh tác động đến quá tình tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn như nhóm
tetracycline, nhóm chloramphenicol,…
- Kháng sinh tác động đến quá trình chuyển hóa của vi khuẩn như sulfonamide,
trimethoprim
. Tại sao cần biết kháng sinh sát khuẩn hay kìm khuẩn? cho ví dụ?
Để sử dụng kháng sinh phù hợp với từng đối tượng, tình trạng bệnh:
- Tình trạng bệnh: dùng kháng sinh sát khuẩn trong trường hợp bệnh cấp tính,
nghiêm trọng, trong khi đó, dùng kháng sinh kìm khuẩn trong các trường hợp
bệnh mãn tính, không nghiêm trọng.
- Dùng kháng sinh sát khuẩn trong trường hợp thú có sức khỏe yếu, không còn
khả năng tự kháng bệnh, còn dùng kìm khuẩn trong trường hợp thú khỏe mạnh,
làm suy yếu vi khuẩn để thú tự đào thải.
- Ví dụ:
+ Kháng sinh sát khuẩn: nhóm aminoglycoside, sulfonamide,….
+ Kháng sinh kìm khuẩn: nhóm tetracycline, lincosamide, macrolide,….
Thế nào là kháng sinh sát khuẩn phụ thuộc thời gian/ phụ thuộc nồng độ?
Ý nghĩa trong lâm sàng?
- Kháng sinh phụ thuộc nồng độ là loại kháng sinh có tốc độ sát khuẩn phụ thuộc
vào nồng độ đạt được trong máu, hiệu lực của những kháng sinh này rất nhanh
chóng. Nhìn chung, chỉ cần cấp kháng sinh nhóm này 1 – 2 lần trong ngày. - Kháng sinh phụ thuộc thời gian có tốc độ sát khuẩn phụ thuộc vào thời gian vi
khuẩn tiếp xúc với kháng sinh ở nồng độ lớn hơn hay bằng MIC. Hiệu lực sát
khuẩn của những kháng sinh này thường xảy ra chậm và thường phải chia tổng
liều thành nhiều liều nhỏ trong ngày. - Ứng dụng kháng sinh phụ thuộc nồng độ đối với các vi khuẩn trong máu để sát
khuẩn nhanh
. Nêu, giải thích và cho ví dụ cụ thể các trường hợp hiệp lực và đối kháng của
kháng sinh?
Những tương tác hiệp lực và đối kháng kinh điển bao gồm:
- Cộng không khác biệt [A + B] = [A] + [B]
- Hiệp lực [A + B] > [A] + [B]
+ Ức chế các giai đoạn kế tiếp nhau trong chuyển hóa (sulfa - trimet)
+ Ức chế các giai đoạn kế tiếp nhau trong tổng hợp thành (mecillinam –
ampicillin).
+ Tăng cường sự thâm nhập vào trong tế bào (betalactam – aminoglycoside).
+ Ức chế enzyme vô hoạt kháng sinh (ampicillin – clavulanic acid)
+ Ngăn ngừa sự lan tràn các chủng dề kháng (erythromycin – rifampin)
- Đối kháng [A + B] < [A] + [B]
+ Kháng sinh sát khuẩn và kìm khuẩn (aminoglycoside – tetracycline).
+ Hai kháng sinh cạnh tranh cùng vị trí tác động (macrolide – lincosamide).
+ Một kháng sinh ức chế tính thấm qua màng tế bào với một kháng sinh khác.
+ Một kháng sinh có thể giải phóng enzyme đề kháng với kháng sinh thứ 2
(penicillin cũ với cephalosporin mới).
Nêu 3 cơ chế phổ biến về sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn? nêu vídụ
từng cơ chế?
Sản xuât enzyme làm vô hoạt kháng sinh. Ví dụ như như vi khuẩn tiết betalactamase
làm vô hoạt kháng sinh nhóm beta-lactam.
- Sử dụng hệ thống bớm thoát dòng để bơm kháng sinh ra ngoài tế bào. Ví dụ vi
khuẩn sử dụng bơm Tet A, B, C… để bơm kháng sinh nhóm tetracylin ra ngoài.
- Sửa đổi ở điểm tiếp nhận làm giảm gắn kết của kháng sinh với điểm tiếp nhận.
Protein Van A của vi khuẩn thay đổi cấu trúc thành tế bào để giảm gắn kết với
vancomycin.
. Những yếu tố quan trọng trong chọn lựa kháng sinh là gì? Nêu ví dụ?
- Xác định mầm bệnh: bệnh có phải do vi khuẩn không.
- Phổ kháng khuẩn của kháng sinh: kháng sinh được lựa chọn có tác động được
tới vi khuẩn gây bệnh không. - Khả năng kháng sinh phân bố vào nơi nhiễm trùng đủ nồng độ trị liệu.
- Độc tính của kháng sinh, cơ địa của con thú bệnh.
Phân tích nguyên tắc: nhanh – mạnh – lâu trong sử dụng kháng sinh?
- Nhanh: kháng sinh cần được nhanh chóng sử dụng để tránh phát tán mầm bệnh và hạn
chế tổn thương mô. - Mạnh: Nồng độ kháng sinh được sử dụng phải đủ mạnh có thể tác động hiệu quả tới vi
khuẩn. Nếu không đủ nồng độ điều trị thì sẽ không đạt hiệu quả trong điều trị, ngược
lại nếu quá nồng điều trị sẽ làm cho thú bị ngộ độc. - Lâu: Kháng sinh cần được sử dụng đủ lâu để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ra khỏi cơ thể
và để tránh trường hợp kháng kháng sinh.
. MIC là gì? MIC 90 là gì? Tại sao cần biết MIC của từng kháng sinh với từng
loài vi khuẩn?
MIC (minimal inhibition concentration) là nồng độ ức chế tối thiểu là nồng độ kháng
sinh mà ở đó, vi khuẩn bị ức chế.
MIC 90 là nồng độ ức chế tối thiểu ức chế được 90% vi khuẩn khi dùng kháng sinh.
Mỗi kháng sinh sẽ tác động hiệu quả tới từng loại vi khuẩn ở những MIC khác nhau,
vậy nên, cần phải xác định được MIC của từng kháng sinh với từng loài vi khuẩn để
tính toán, sử dụng kháng sinh hiệu quả và hợp lý hơn.
. Biện pháp đề phòng và hạn chế đề kháng kháng sinh?
Các biện pháp đề phòng và hạn chế đề kháng kháng sinh:
- Không sử dụng kháng sinh khi không có nhiễm trùng; chỉ sử dụng kháng sinh để
phòng nhiễm trùng khi đã chứng minh được hiệu quả của nó.
- Không sử dụng kháng sinh có phổ rộng hoặc thế hệ mới trong khi kháng sinh có
phổ hẹp, kháng sinh cũ vẫn có hiệu quả.
- Thường xuyên nắm bắt thong tin về tình hình dịch tễ và khả năng nhạy cảm
kháng sinh của hệ vi khuẩn.
- Sử dụng đúng liều lượng, đường cấp và liệu trình.
- Không tự ý kết hợp nhiều kháng sinh khi không cần thiết. Nếu kết hợp kháng
sinh với mục đích ngăn đề kháng, các kháng sinh thành phần phải sử dụng
nguyên liều lượng.
.Phổ kháng khuẩn (tổng quát) của các nhóm kháng sinh? Những nhóm
kháng sinh nào ưu tiên trong nhiễm khuẩn G+, G-, Mycoplasma?
Penicillin Cephalosporin Aminoglycoside (spectinomycin) Polypeptide (Bacitracin) (colistin, polymyxin) Tetracycline Macroline Lincosamide Sulfonamide Quinolone
2.Kháng sinh nhóm nào phân bố tốt vào nhũ tuyến/ prostate/ xương?
Nhũ tuyến: Tetracycline Phenicol Macroline Lincosamide Diaminopyrimidine - Prostate: Tetracycline Phenicol Macroline Lincosamide Diaminopyrimidine Fluoroquinolone -Tủy xương: Tetracycline Macroline Lincosamide Diaminopyrimidine Fluoroquinolone
Kể một số độc tính của các nhóm kháng sinh? Kháng sinh nào ưu tiên trên
thú mang thai?
Penicillin: dị ứng:
Aminoglycoside: suy thận, ù tại, điếc.
Tetracycline: đổi màu men răng, chậm phát triển răng, xương, nhạy cảm quang học.
Chloramphenicol: rối loạn tủy xương với triệu chứng thiếu máu vô tạo.
Các kháng sinh ưu tiên trên thú mang thai
.Tồn dư kháng sinh gây tác hại gì? Ví dụ cụ thể? Biện pháp phòng tránh tồn
dư kháng sinh trong súc sản?
Tồn dư kháng sinh có thể dẫn tới:
- Dị ứng: penicillin, doxytetracycline.
- Rối loạn cơ quan chức năng (thính giác, thần kinh, tạo máu): streptomycin,
neomycin, chloramphenicol.
- Nguy cơ ung thư: nitrofuran, chloramphenicol, sulfadimidin.
- Hư hỏng các sản phẩm chế biến từ quá trình lên men vi sinh vật trong sữa.
Biện pháp phòng tránh tồn dư:
- Sử dụng kháng sinh đúng liều đúng cách.
- Tuân thủ nghiêm ngặt thời gian ngưng thuốc.
.ADI/ MRL là gì? Tại sao MRL của một kháng sinh có thể khác nhau giữa
các loại mô động vật?
ADI (acceptable daily intake) khối lượng chấp nhận hằng ngày; khối lượng trung bình
chất tồn dư có trong một loại mô mà một người có thể sử dụng trong 1 ngày mà không
gây độc tính.
MRL (maximun residue limit) giới hạn tồn dư tối đa; hàm lượng cao nhất mà chất tồn
dư được phép có trong một khối lượng mô (mcg/kg, IU/lit).
MRL của một kháng sinh có thể khác nhau giữa các loại mô động vật do khả năng tiêu
thụ từng loại mô khác nhau và mức độ tồn dư từng mô cũng khác nhau