chapter 3: THUỐC KÝ SINH TRÙNG VÀ NẤM Flashcards
1
Q
Phân tích các nguyên tắc khi dùng thuốc trị kí sinh trùng và cho ví dụ cụ thể?
A
- Mỗi loại giun sán nhạy cảm với 1 vài loại thuốc đặc hiệu do đó cần phải xác định bằng xét nghiệm (phân, máu, da,…)
- Sau khi chấm dứt thời gian điều trị, sau khoảng 2 tuần cũng cần xét nghiệm lại để đánh giá hiệu quả điều trị.
- Cần biết vòng đời của kí sinh trùng để sử dụng liều lặp lại và chọn thuốc thích hợp.
- Cần nắm được khoảng an toàn của từng thuốc. Chỉ số an toàn là liều có thể cung cấp cho gia súc mà chưa có những phản ứng phụ hay độc tính có thể xảy ra, thường cao hơn liều khuyến cáo. Khoảng an toàn rộng SI > 6 (benzimidazole); Vừa SI = 6 (levamisole);
Hẹp SI =< 3 (thuốc trị sán lá gan). - Đảm bảo ngưng thuốc trước thời gian giết mổ. Ví dụ: thuốc trị cầu trùng 3 – 5 ngày
(riêng sulfaquinoxalin 10 ngày); thuốc trị giun sán 8 – 14 ngày (riêng nitroxynil: 21 –30 ngày); thuốc trị ngoại kí sinh: 0 – 60 ngày. - Hầu hết các thuốc trị kí sinh tùng đều chống chỉ định trong trường hợp có thai, gia súc non. Nếu có trường hợp thú mang thai, thú non phải điều trị thì cần chọn thuốc kĩ lưỡng.Sử dụng thuốc trị kí sinh đường dùng ngoài cần tránh vấy nhiễm lên niêm mạc mắt, mũi, tai và hạn chế sự ngăn cản tiếp xúc với thuốc bằng cách cạo lông những vùng nhiễm kí sinh trùng.
2
Q
Các cơ chế tác động của thuốc trị kí sinh? cho ví dụ cụ thể?
A
- Các thuốc trị kí sinh trùng liên quan đến những tiến trình biến dưỡng có tính sống còn của kí sinh và không quan trọng hoặc không có ở vật chủ. Kí sinh phải thường trú ở những nơi chúng có thể lấy dưỡng chất, chúng phải thường xuyên lấy thức ăn để duy
trì nưng lượng cho cơ thể chúng vì thế chúng cần có sự phối hợp thần kinh cơ. Vì thế, cơ chế của thuốc trị kí sinh là ngăn cản sự nguyên vẹn tế bào kí sinh, ngăn cản hoạt động thu năng lượng hoặc thần kinh cơ dẫn đến kí sinh bị đói, liệt và bị thải ra ngoài cơ thể vật chủ