Vi Sinh Flashcards

1
Q

Helicobacter được chia thành mấy nhóm ?

A

2 nhóm
- Helicobacter sống kí sinh trong dạ dày ( H.Pylori ; H.Heilmannii )
- Helicobacter sống trong đường ruột , được phân lập trong máu

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
2
Q

Đặc điểm sinh học của HP ?

A

+ Vi khuẩn hình xoắn, hơi cong
+ Gram âm
+ Có khả năng di động mạnh nhờ 4 – 8 lông
ở một cực
+ Rất khó nuôi cấy, môi trường nuôi cấy cần nhiều dinh dưỡng và khí trường vi hiếu khí, nhiệt độ thích hợp là 37ºC
+ Vi khuẩn mọc rất chậm
+ Có khả năng sinh enzyme urease hoạt tính rất mạnh

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
3
Q

Hậu quả của nhiễm HP phụ thuộc vào yếu tố nào ?

A

+ độc lực của chủng vi khuẩn
+ yếu tố di truyền của người bị nhiễm
+ yếu tố môi trường

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
4
Q

HP có khả năng cư trú tại niêm mạc dạ dày nhờ vào các yếu tố nào ?

A

+ Sự di động : HP có khả năng di động rất mạnh nhờ 4 đến 8 lông ở một cực
+ Khả năng chống chịu môi trường acid trong dạ dày : Enzyme urease, giúp thủy phân urea thành carbon dioxide và ammonium => trung hòa môi trường acid xung quanh vi
khuẩn => lẩn tránh được pH acid của dạ dày
+ Yếu tố bám : bám dính vào tế bào biểu mô => điều hòa sự khuếch đại các tín hiệu miễn dịch, cũng như giải phóng các cytokine => thích ứng được với các hệ thống phòng ngự của cơ thể
+ Đề kháng với sự oxy hóa
- sinh ra detoxifying enzyme => bảo vệ chúng khỏi tác dụng của
các chất oxy hóa như catalase, H202, alkyl hydroperoxide reductase
- khả năng trung hòa oxygen hoạt hóa => chống lại sự thực bào

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
5
Q

Các loại độc tố do HP sinh ra ?

A

3 loại
+ Vacuolating toxin A ( Vac A ) : giúp HP né tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể
- tạo ra các không bào trong bào tương của tế bào
- thay đổi tính thấm cũng như sự chết
theo chương trình của tế bào
- ức chế sự biểu hiện kháng nguyên
- ngăn cản sự trưởng thành của tế bào thực bào
+ Cytotoxin Associated Gene A ( Cag A ) : giúp cho sự tồn tại dai dẳng của vi khuẩn
- giúp kích thích sinh ra các hoạt chất tiền viêm như IL 8, chất hoạt hóa neutrophil ENA-78 sinh ra từ các tế bào biểu mô
- gia tăng các chất như catalase, glutathione peroxidase và superoxide
dismutase
+ Lipopolysaccharide (LPS) :
- liên quan đến khả năng kết dính của vi khuẩn
- sản xuất các kháng thể tự miễn có khả năng
làm trầm trọng thêm tình trạng viêm teo niêm mạc
- gây ra sự gia tăng đồng thời các kháng thể của tế bào thành phần, đi kèm với việc giảm nồng độ các globulin miễn dịch chống HP

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
6
Q

Cơ chế đề kháng metronidazole của HP ?

A

4 cơ chế :
+ giảm tính thấm
của màng bào tương với kháng sinh
+ tăng cường bơm đẩy kháng sinh ra khỏi tế bào vi khuẩn
+ giảm hoạt tính của nitroreductase, S-nitrosoglutathione reductase và
ferredoxins-like protein làm cho metronidazole không được hoạt hoá
+ tăng hoạt tính
của hệ thống lọc gốc oxy và tăng hoạt tính của các enzyme sửa chữa DNA

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
7
Q

Cơ chế đề kháng clarithromycin của HP ?

A

+ thay đổi đích tác động của clarithromycin
+ tăng cường biểu hiện của hệ thống
bơm đẩy

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
8
Q

Cơ chế đề kháng amoxicillin của HP ?

A

Đề kháng lại
do sự thay đổi của PBPs ( penicillin-binding proteins )

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
9
Q

Cơ chế đề kháng tetracycline của HP ?

A

Chủ yếu là do các đột biến thay thế ở một, hai hoặc ba cặp base ở vị trí gắn của 16S rRNA với tetracycline

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
10
Q

Cơ chế đề kháng levofloxacin của HP ?

A

Đột biến điểm ở gene gyrA

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
11
Q

Các cơ chế giúp HP đề kháng với kháng sinh ?

A

+ Hình thành biofilm : Biofilm có thể hình thành nên một kênh vận chuyển chất dinh
dưỡng tới các tế bào vi khuẩn ở sâu bên trong và loại bỏ các chất thải chuyển hoá ra khỏi tế bào => đề kháng với các thay đổi của môi
trường bên ngoài
+ Chuyển dạng hình cầu lẩn tránh kháng sinh
+ Tự thực bào cảm ứng : túi tự thực bào đóng vai trò như các nơi cư trú cho HP nhân lên bên trong tế bào
vật chủ

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
12
Q

Có mấy nhóm phương pháp chẩn đoán nhiễm HP ?

A

2 nhóm chính :
+ Các phương không xâm lấn
- Test thở
- Xét nghiệm miễn dịch ( tìm kháng nguyên HpSA trong phân hoặc tìm kháng thể )

+ Các phương pháp xâm lấn
- Test urease (CLO test)
- Nuôi cấy vi khuẩn
- Mô bệnh học
- PCR

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
13
Q

Áp dụng và giá trị của test urease trong lâm sàng ?

A

+ Chẩn đoán nhiễm HP : nhanh, rẻ, đơn giản và có giá trị ( sinh thiết 2 mẫu ở thân vị và hang vị độ nhạy sẽ tăng thêm so với chỉ lấy một mẫu ở thân vị )
+ Đánh giá kết quả sau điều trị : test này không được khuyến cáo

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
14
Q

Áp dụng và giá trị của test thở trong lâm sàng ?

A
  • Chẩn đoán nhiễm HP: không xâm lấn, đơn
    giản, dễ áp dụng, độ nhạy và độ đặc hiệu trên 95%, thuận tiện đặc biệt trong chẩn đoán nhiễm HP ở trẻ em.
  • Đánh giá sau tiệt trừ HP
    ‘’ test thở giá thành đắt và chưa được phổ biến rộng rãi ‘’
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
15
Q

Kháng sinh sử dụng điều trị HP ?

A
  • Clarithromycin
  • Amoxicillin
  • Metronidazole
  • Levofloxacin
  • Tetracycline
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
16
Q

Nuôi cấy vi khuẩn HP làm kháng sinh đồ được khuyến cáo trong trường hợp nào ?

A

Trường hợp thất bại với các liệu pháp tiệt trừ HP

17
Q

Vi khuẩn gram âm thường gặp trong nhiễm trùng đường tiêu hóa ?

A
  • Shigella
  • Salmonella
  • Escherichia coli
  • Yersinia enterocolitica
  • Vibrio
  • Campylobacter
  • Helicobacter pylori
18
Q

Vi khuẩn gram dương thường gặp trong nhiễm trùng đường tiêu hóa ?

A
  • Staphylococcus aureus
  • Clostridia perfringens
  • Clostridia difficile
  • Clostridium botulinum
  • Bacillus cereus
19
Q

Virus thường gặp trong nhiễm trùng đường tiêu hóa ?

A
  • Rotavirus
  • Calicivirus
  • Astrovirus
  • Adenovirus
20
Q

Căn nguyên gây nhiễm trùng hệ thống xuất phát từ ruột ?

A
  • Salmonella typhi và Salmonella paratyphi
  • Listeria monocytogenes
  • Virus viêm gan A (HAV)
  • Virus bại liệt (Poliovirus)
21
Q

Thời điểm lấy bệnh phẩm nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh ?

A

Tốt nhất là trong giai đoạn cấp tính của bệnh (thông thường trong 5-7 ngày tính
từ thời điểm khởi phát)

22
Q

Đặc điểm mẫu bệnh phẩm phân ?

A

-Lấy 5ml dịch (phân lỏng nước) hoặc 1gram phân hoặc một lượng không quá vạch định mức của các dụng cụ chứa
- chú ý lấy mẫu phân đại diện (lấy ở các vị trí như rìa và trung tâm bãi phân) hoặc tại những chỗ bất thường như nhày, máu, mủ.

23
Q

Môi trường bảo quản Bệnh phẩm nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh thông thường ?

A

-Dung dịch đệm nước muối glycerol (không dùng cho Campylobacter).
-Môi trường Cary-Blair.
-Môi trường vận chuyển kị khí dành cho nuôi cấy C. difficile (không dùng cho tìm độc tố)

24
Q

Lưu ý khi lấy bệnh phẩm phân để nuôi cấy tìm vi khuẩn ?

A

+ Không sử dụng giấy cuộn vệ sinh để lấy phân
+ Không lấy lẫn nước tiểu.
+ Nếu bệnh phẩm phân không có dung dịch/môi trường bảo quản thì phải gửi ngay đến phòng xét nghiệm trong vòng 02 giờ sau khi lấy.
+ Nếu bệnh phẩm có môi trường bảo quản, có thể để trong tủ mát (40
C) và gửi đến phòng xét nghiệm trong vòng 24 giờ sau khi lấy.
+ Nếu mẫu phân ban đầu cho kết quả nuôi cấy âm tính và bệnh nhân còn các triệu chứng nghi ngờ thì nên lấy mẫu lần 2 (phân phải được lấy ở lần đại tiện tiếp theo trong ngày kế tiếp)
+ Không nhận mẫu phân cứng, rắn.
+ Không nhận mẫu tăm bông khô.
+ Không nhận mẫu phân lẫn muối barite.
+ Không lấy quá 3 mẫu phân trong vòng 3 tuần.
+ Không lấy nhiều hơn 1 mẫu phân trong cùng 1 ngày.
+ Không nhận mẫu phân nuôi cấy vi khuẩn được bảo quản trong môi trường dành cho ký sinh trùng.

25
Q

Bảo quản và vận chuyển Bệnh phẩm nuôi cấy tìm Campylobacter ?

A

+ Môi trường bảo quản tốt nhất là Cary-Blair cải tiến.
+ Không được bảo quản trong dung dịch đệm nước muối glycerol.
+ Tốt nhất nên chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm trong vòng 2 giờ hoặc bảo quản trong môi trường vận chuyển.

26
Q

Bảo quản và vận chuyển Bệnh phẩm nuôi cấy tìm độc tố Clostridium difficile ?

A

Vận chuyển đến phòng xét nghiệm và bảo quản (không có môi trường bảo quản) ở nhiệt độ 2 đến 80 C trong vòng 24 giờ sau khi lấy bệnh phẩm.

27
Q

Lưu ý gì đối với Bệnh phẩm nuôi cấy tìm độc tố Clostridium difficile ?

A

+ Không nhận mẫu tăm bông
+ Nếu lượng mẫu bệnh phẩm phân ít hơn tiêu chuẩn thì phải lấy thêm bệnh phẩm.
+ Lấy lại bệnh phẩm nếu để quá 24 giờ.
+ Không nhận phân rắn, phân su
+ Không khuyến khích lấy bệnh phẩm ở trẻ em nhỏ hơn 1 tuổi
+ Hạn chế thực hiện xét nghiệm này ở bệnh nhân xơ phổi .
+ Bệnh nhân đã có xét nghiệm dương tính không cần thiết phải làm lại xét nghiệm để điều trị

28
Q

Mục đích của kỹ thuật soi phân trực tiếp ?

A
  • Nhận định hình thể của vi sinh vật.
  • Nhận định cách thức di động của vi sinh vật.
29
Q

Mục đích của kỹ thuật nhuộm soi ?

A
  • Nhận định hình thể của vi sinh vật.
  • Nhận định tính chất sắp xếp của vi sinh vật.
  • Nhận định tính chất bắt màu của vi sinh vật.
  • Nhận định các loại tế bào đi kèm.
30
Q

Mục đích của kỹ thuật Nuôi cấy ?

A
  • Định danh tác nhân gây bệnh.
  • Đánh giá mức độ/số lượng tác nhân gây bệnh.
  • Kháng sinh đồ của tác nhân gây bệnh.
31
Q

Mục đích của kỹ thuật Sinh học phân tử ?

A
  • xác định trong bệnh phẩm có hoặc không có sự hiện diện của
    tác nhân gây bệnh
  • định lượng được số lượng/nồng độ của tác nhân gây bệnh
32
Q

Mục đích của kỹ thuật Miễn dịch

A
  • Tìm kháng nguyên:
    Sử dụng kháng thể mẫu để tìm kháng nguyên vi sinh vật trong mẫu bệnh phẩm theo nguyên lý kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể.
  • Tìm kháng thể:
    Sử dụng kháng nguyên mẫu để tìm kháng thể trong huyết thanh/huyết tương của bệnh nhân.
33
Q

Nguyên nhân gây âm tính giả, dương tính giả các kết quả xét nghiệm ?

A

+ Giới hạn phát hiện của kỹ thuật sử dụng.
+ Các chất ức chế có mặt trong mẫu bệnh phẩm.
+ Bệnh phẩm không được lấy/bảo quản/vận chuyển đúng qui định.