Dược Lý Flashcards
Đặc điểm chung của Antacid ?
Giúp trung hoà acid dịch vị , nâng pH ~4
Giảm hoạt tính Pepsin => niêm mạc tái tạo
Tác dụng nhanh, ngắn , chỉ điều trị triệu chứng
Đặc điểm Natri Bicarbonate ( NaHCO3 ) ?
Trung hòa mạnh
Tăng tiết acid hồi ứng
Hấp thu vào máu
Nhiều tác dụng phụ
Ít dùng trong lâm sàng hiện nay
Đặc điểm của Calci Carbonate ( CaCO3) ?
Trung hòa acid nhanh
Không hấp thu vào máu => không bị kiềm máu
Tăng tiết acid hồi ứng nhưng ít gặp hơn NaHCO3
Đặc điểm của Magnesi Hydroxyd Mg(OH)2 ?
Không gây hiện tượng acid hồi ứng
TDKMM : buồn nôn, cứng bụng ,tiêu chảy
tăng Mg máu
Đặc điểm của Nhôm Hydroxyd Al(OH)3 ?
Gây táo bón
Mất Phosphate gặp khi overuse
TDKMM : táo bón
giảm Phosphate máu, nguy cơ nhuyễn xương, loãng xương
dùng lâu kéo dài => Al hấp thu vào máu => thoái hóa thần kinh, sa sút trí tuệ
Dạng phối hợp Antacid có trên lâm sàng nhiều nhất ?
Magnesi Hydroxyd ( xuất hiện tác dụng nhanh ) + Nhôm Hydroxyd ( thời gian tác dụng lâu )
Dạng phối hợp Antacid Magaldrat là gì ?
Phức hợp Hydroxymagnesium Aluminate [ acid dạ dày, Al(OH)3 , Mg(OH)2 ]
Chỉ định của Antacid ?
-Giảm triệu chứng ( khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi )
-Tăng tiết acid
-GERD
Chống chỉ định của Antacid ?
- suy thận nặng
- trẻ nhỏ
- giảm phosphate máu
Lưu ý khi sử dụng Antacid ?
- nên sử dụng dạng hỗn dịch ( do trung hòa tốt hơn viên nén , bột ) ; nếu sử dụng dạng viên phải nhai kĩ trước khi nuốt ( để tăng diện tích tiếp xúc )
- sử dụng đường uống : 1h-3h sau bữa ăn, khi đi ngủ ( thực tế có thể sử dụng khi nào có triệu chứng , make sure không dùng liên tục, không quá 3 lần/ngày )
- không dùng cùng CaCO3 với sữa ( do gây hội chứng Milk-Alkali )
- tạo chelate với thuốc khác => uống cách xa 2h
Chỉ định của H2RA ?
+ Loét dạ dày-tá tràng lành tính
+ GERD
+ Hội chứng tăng tiết acid dịch vị
+ Giảm tiết acid dịch vị
+ Giảm triệu chứng RLTH ( nóng rát, ợ chua, khó tiêu )
Chống chỉ định của H2RA ?
Dị ứng với thuốc
Thận trọng khi dùng H2RA ?
- Suy gan, suy thận
- Phụ nữ có thai, cho con bú
TDKMM của H2RA ?
- RLTH
- Đau đầu, chóng mặt
- Phát ban
- Hiếm gặp : chậm nhịp tim, nghẽn nhĩ thất, rối loạn tâm thần, rối loạn máu
Đặc điểm của Cimetidine ?
- Nhiều TDKMM
- Chuyển hóa qua CYP450 => các thuốc chuyển hóa cùng con đường sẽ có t/2 kéo dài
- Không dùng khi phối hợp thuốc
- Dùng liều cao kéo dài => gây vú to ở nam giới , đa tiết sữa ở nữ giới
Đặc điểm của Ranitidine ?
- Tác dụng mạnh hơn Cimetidine 4-10 lần
- Ít TDKMM hơn
- Ít tương tác thuốc hơn
- Được dùng phổ biến
Đặc điểm của Famotidine ?
- Tác dụng mạnh hơn Cimetidine 30 lần
- Được dùng phổ biến
Đặc điểm của Nizatidine ?
- Tác dụng tương tự Ranitidine
- Ít TDKMM
- Giá thành đắt hơn nên không được sử dụng phổ biến
Kể tên PPI thường gặp ?
Omeprazole
Esomeprazole
Pantoprazole
Lansoprazole
Dexlansoprazole
Rabeprazole
Chỉ định của PPI ?
+ Loét dạ dày- tá tràng lành tính
+ Phòng và điều trị loét do NSAIDs
+ GERD khi có biến chứng và biểu hiện nặng
+ Hội chứng Zollinger Ellison
+ Phối hợp kháng sinh trong điều trị diệt HP
Chống chỉ định của PPI ?
- Dị ứng với thuốc
- Dùng cùng Nelficavir ( Do cả 2 thuốc cùng chuyển hóa quá CYP450 => mất hiệu quả kháng HIV của Nelficavir )
Thận trọng khi dùng PPI ?
- Suy gan
- Phụ nữ có thai, cho con bú
Đặc điểm chung của PPI ?
- Là tiền thuốc, được tổng hợp ở TB viền
- Ức chế đặc hiệu, không hồi phục bơm proton=> thuốc mạnh nhất
- Dùng PPI kéo dài => tăng tiết acid hồi ứng
- Thường sử dụng phác đồ điều trị 14 ngày ( At least 7 days )
- T/2 ngắn nhưng thời gian tác dụng kéo dài => Thường chỉ cần uống 1 viên/ngày
- Có thể gây dị ứng chéo với người dị ứng thuốc chống giun ?-?
Lưu ý khi sử dụng PPI ?
- Dùng cùng thức ăn làm giảm hấp thu PPI
- Phải giảm liều trên bệnh nhân suy gan nặng
- Sử dụng viên bao tan trong ruột => tránh mất tác dụng ở pH dạ dày=> tăng sinh khả dụng
- Khi uống phải nuốt nguyên viên
- Thường uống 1 lần trong ngày, sau ăn sáng 30 phút
TDKMM của PPI ?
- Dùng kéo dài=> giảm acid quá nhiều=> dễ nhiễm khuẩn
- Rối loạn thị giác
- Đau đầu, chóng mặt
- Giảm hấp thu Vitamin B12
- RLTH
-Khô miệng - Tăng enzyme Gan ( khi men Gan tăng gấp 3 lần thì phải thay đổi liều và sử dụng thuốc thải độc Gan)
- Dị ứng
- Đau khớp
- Viêm thận
- Tăng nguy cơ gãy xương( do giảm hấp thu Ca )
- Viêm đại tràng giả mạc
Tác dụng của muối Bismuth ?
- Ức chế hoạt tính Pepsin
- Tăng tiết dịch nhày và HCO3-
- Bao phủ ổ loét, tạo chelate với protein => Hàng rào bảo vệ ổ loét
- Phối hợp với kháng sinh và PPI để diệt HP ( do Bismuth làm giảm quá trình nhân lên của HP)