TRỊ RIÊNG - VECTO RIÊNG Flashcards
Định nghĩa TR - VTR
Số λ gọi là trị riêng (TR) của ma trận A nếu tồn tại véc tơ x ∈ Rn khác không thỏa
Ax = λx
Khi đó, x gọi là véc tơ riêng(VTR) ứng với trị riêng λ của ma trận A
Tìm TR-VTR của ma trận vuông
B1. Tính đa thức đặc trưng P(λ) = det(A − λI). Nghiệm của P(λ) là TR của A B2. Với mỗi TR λ(i), giải hệ (A − λ(i).I)x = 0 ta được VTR ứng với TR λ(i)
BĐS, KGCR, BHH
i) Bội đại số(BĐS) của trị riêng λi
là bội nghiệm của λi trong phương trình đặc trưng λi là nghiệm đơn thì BĐS=1, λi là nghiệm kép thì BĐS=2…
ii) Không gian con riêng của trị riêng λi
là tập nghiệm của hệ (A − λi)x = 0,
kí hiệu là Eλi
iii) Bội hình học(BHH) của λi
là số chiều của Eλi: BHH = dim(Eλi).
Đa thức đặc trưng ma trận cấp 3
PA(λ) = −λ^3 + tr(A).λ^2 − (A11 + A22 + A33)λ + det(A).
Tính chất của trị riêng và VTR
i) Mọi ma trận cấp n có đúng n trị riêng tính cả bội.
ii) Tổng các TR bằng tr(A): tổng các phần tử trên đường chéo chính.
iii) Tích các TR bằng det(A).
iv) Nếu λ là TR của A thì λ^m là TR của A^m, ∀m ∈ Z+
VTR của A cũng là VTR của A^m, nhưng điều ngược lại không đúng.
v) Nếu λ0 thì 1/λ0 là TR của A^−1
VTR của A cũng là VTR của A^−1 và ngược lại.
Hai ma trận đồng dạng
2 ma trận vuông A, B ∈ Mn gọi là đồng
dạng nếu tồn tại ma trận khả nghịch P ∈ Mn thỏa
A = P.B.P^ −1
2 ma trận đồng dạng thì cùng đa thức đặc trưng
Nhìn chung, 2 ma trận đồng dạng cùng tập trị riêng nhưng không cùng véc tơ riêng.
định nghĩa ma trận đx thực, mtr trực giao
i) Ma trận vuông thực A gọi là đối xứng thực nếu AT = A.
ii) Ma trận vuông P gọi là trực giao nếu P^−1 = P^T
iii) Ma trận A gọi là chéo hóa trực giao được nếu tồn tại ma
trận trực giao P và ma trận chéo D thỏa
A = P.D.P^−1 = P.D.P^T
Tính chất ma trận đx thực
i) Trị riêng A là những số thực.
ii) Các VTR ứng với các TR khác nhau thì vuông góc.
iii) A luôn chéo hóa trực giao được.
TR _ VTR của ánh xạ tuyến tính trong CS chính tắc
như TR - VTR của ma trận
TR _ VTR của ánh xạ tuyến tính trong CS E
TR như ma trận, VTR x của f khác VTR x0 của mtr A và
x = E.x0