DẠNG TOÀN PHƯƠNG Flashcards
Định nghĩa DTP
Dạng toàn phương trong Rn là một hàm thực f : Rn → R,
∀x = (x1, x2, . . . , xn)^T ∈ Rn : f(x) = x^T.A.x,
trong đó A là ma trận đối xứng thực và được gọi là ma trận của dạng toàn phương (trong cơ sở chính tắc)
- : Rn là các véc tơ viết dưới dạng cột. x
^T là để chuyển lại dưới dạng hàng để phép toán x^T.A.x thực hiện được
Định nghĩa dạng chính tắc of TP
Cho dạng toàn phương f = x^T.A.x, x ∈ Rn. Giả sử P là ma trận khả nghịch cấp n, ta đặt x = P y =⇒ f = y^T.P^T.A.P.y = y^T.D.y Nếu D là ma trận chéo thì f = y^T.D.y = sigma( λn.yn^2)
Biến đổi trực giao đưa về dạng toàn phương chính tắc
Mọi dạng toàn phương f = x^T.A.x luôn
đưa được về dạng chính tắc bằng phép biến đổi trực giao
B1: Viết ma trận A của dạng toàn phương.
B2: Chéo hóa A bởi ma trận trực giao P và ma trận chéo D.
B3: Kết luận: dạng chính tắc cần tìm là f=y^T.D.y.
Phép biến đổi cần tìm x = P.y
các loại toàn phương theo chính tắc
Tính chất Cho dạng toàn phương ở dạng chính tắc
• Nếu λk > 0, ∀k thì f xác định dương.
• Nếu λk < 0, ∀k thì f xác định âm.
• Nếu λk > =0, ∃k0 : λk0 = 0 thì f nửa xác định dương.
• Nếu λk <= 0, ∃k0: λk0 = 0thì f nửa xác định âm.
• Nếu ∃k1, k2 : λk1.λk2 < 0 thì f không xác định dấu
Định thức con chính
Cho ma trận vuông A cấp n.
Định thức con chính cấp k của A là định thức của ma trận con Ak được lấy từ k hàng và k cột đầu tiên của A.
Tiêu chuẩn Sylvester
Cho dạng toàn phương f(x) = x^T.A.x i) f(x) xác định dương khi và chỉ khi ∆i > 0, ∀i = 1, 2, . . . , n. ii) f(x) xác định âm khi và chỉ khi (−1)i∆i > 0, ∀i = 1, 2, . . . , n