thuốc huyết khối Flashcards

1
Q

THUỐC KHÁNG VITAMIN K

gồm

A

Bao gồm
Acenocoumarol (Sintrom)
Warfarin (Coumadine)

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
2
Q

VAI TRÒ CỦA VITAMIN K

A

Tại gan, vitamin K tham gia vào quá trình tổng hợp

  1. 4 yếu tố đông máu: II, VII, IX, X
  2. 2 yếu tố kháng đông: protein C và protein S
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
3
Q

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

THUỐC KHÁNG VITAMIN K

A
  1. yếu tố đông máu, protein C và protein S sau khi được gan tổng hợp vẫn ở dưới dạng không hoạt tính. Dưới sự xúc tác của vitamin K có hoạt tính, những protein này có được hoạt tính sau khi trải qua phản ứng carboxyl hóa acid glutamic có bên trong cấu trúc. Sau khi có hoạt tính, các yếu tố đông máu có thể gắn kết với Ca2+, và tiếp tục biến đổi cấu trúc, để sau đó có thể gắn với lớp phospholipid có trên màng tế bào, đồng thời gia tăng hoạt tính lên 1000 lần.
  2. Sau khi xúc tác phản ứng này, vitamin K ở dạng có hoạt tính sẽ trở nên bất hoạt. Một enzyme, tên là vitamin K epoxide reductase, sẽ chuyển vitamin K ở dạng bất hoạt trở lại dạng có hoạt tính để xúc tác cho phản ứng carboxyl hóa tiếp theo.
  3. Warfarin tác động một cách gián tiếp lên con đường carboxyl hóa các yếu tố đông máu bằng cách ức chế enzyme vitamin K epoxide reductase, từ đó giảm sự tạo thành vitamin K có hoạt tính. Do thiếu hụt vitamin K có hoạt tính, nên phản ứng carboxyl hóa tạo hoạt tính cho các yếu tố đông máu, protein C và protein S giảm, từ đó ảnh hưởng đến quá trình đông máu trong cơ thể.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
4
Q

HIỆU ỨNG ĐẠT ĐƯỢC THUỐC KHÁNG VITAMIN K

A
  1. Kháng đông: do giảm tổng hợp các yếu tố đông máu
  2. Tạo phản ứng “tăng đông” thoáng qua do sự sụt giảm protein C và protein S.
  3. Khởi phát tác dụng của thuốc kháng vitamin K phụ thuộc vào thời gian bán thải của các yếu tố đông máu.
    - thuốc kháng vitamin K không thể cho hiệu ứng tối đa trong vòng 3-5 ngày sau dùng thuốc.
    - > Vì vậy, bệnh nhân bị bệnh lý cấp liên quan đến huyết khối, có thể phối hợp heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) kết hợp với thuốc kháng vitamin K trong vài ngày đầu, sau đó ngưng LMWH khi thuốc kháng vitamin K có tác dụng để tránh phản ứng tăng đông do thiếu hụt protein C lúc đầu khi sử dụng thuốc kháng vitamin K.
  4. Khi ngưng warfarin, cần phải mất vài ngày thì quá trình đông máu mới diễn ra bình thường. Sự phục hồi các yếu tố đông máu này có thể gia tăng nếu tiêm vitamin K1.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
5
Q

so sánh wafarin và acenocoumarol

A

Warfarin có sinh khả dụng cao hơn acenocoumarol, đồng thời thời gian bán thải, thời gian tác dụng cũng dài hơn rất nhiều so với acenocoumarol
🡪 Warfarin cho ta khả năng kiểm soát tình trạng chống đông máu ổn định hơn, chỉ số INR của BN dùng warfarin ít dao động hơn và sự dao động cũng ở phạm vi hẹp hơn và tần suất thấp hơn. Kết quả là ít xảy ra biến chứng và ít phải điều chỉnh liều lượng thuốc hơn so với acenocoumarol

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
6
Q

chỉ định wafarin

A
Phòng ngừa và điều trị huyết khối trên bệnh nhân
Rung nhĩ
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Thuyên tắc phổi
Van tim cơ học
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
7
Q

chống chỉ định wafarin

A
  1. PN có thai
  2. Nguy cơ chảy máu cao hơn lợi ích lâm sàng mang lại
    - Tình trạng xuất huyết đang tiến triển (VD: xuất huyết tiêu hoá,…)
    - Nghiện rượu, ma tuý không kiểm soát được
    - Rối loạn tâm thần không kiểm soát được
  3. BN suy gan hoặc suy thận nặng
  4. BN không có khả năng theo dõi được xét nghiệm đông máu (PT, INR)
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
8
Q

CÁCH SỬ DỤNG THUỐC wafarin

A

Uống thuốc đúng giờ (buổi tối)

Tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa vitamin K (các loại rau xanh đậm)

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
9
Q

TRƯỜNG HỢP QUÊN 1 CỮ THUỐC wafarin

A
  1. Có thể uống cữ thuốc đó trong vòng 8 giờ sau thời điểm uống thuốc hằng ngày
  2. Quá thời gian 8 giờ, BN không nên uống cữ thuốc đó cũng như không tự ý uống bù với liều gấp 2 vào ngày hôm sau
  3. BN cần ghi nhận lại việc quên thuốc và báo với BS vào lần khám tiếp theo
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
10
Q

THEO DÕI THUỐC wafarin

A
  1. PT Prothrombin kéo dài có thể do thiêu hụt yếu tố đông máu hoạt động theo con đường ngoại sinh.
  2. Trong 4 yếu tố đó thì 3 yếu tố II, VII, X được sản xuất tại gan và phụ thuộc vitamin K, vì vậy khi gan bị suy hay dùng thuốc kháng vitamin K thì PT héo dài.
  3. Chỉ số điều trị có hiệu quả là PT đạt 25-30%.

Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo chỉ số bình thường hóa quốc tế INR (PT bệnh/PT chứng)^ISI.
ISI là một chỉ số liên quan đến hóa chất sử dụng do đó khách quan hơn.

  1. Khi điều trị thuốc kháng vitamin K thì để có hiệu quả mà vẫn an toàn người ta khuyên dùng liều để xét nghiệm PT có INR đạt 2,5-3.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
11
Q

THEO DÕI THUỐC wafarin

A
  1. INR
    Giá trị bình thường: 0.8 – 1.2
  2. Khi sử dụng thuốc kháng vitamin K
    a. Van 2 lá cơ học: 2.5 – 3.5
    b. Các trường hợp còn lại: 2 – 3
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
12
Q

biện luận INR

A

cao: xuất huyết

thấp: tạo huyết khối

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
13
Q

BAO L U NÊN ĐO INR

A
  1. BN mới nên đo INR mỗi 1 – 2 ngày trong 2 tuần đầu
  2. Khi ổn định nên đo 4 tuần/lần, lý tưởng mỗi 2 tuần.
  3. Khi đổi chế độ ăn, đổi thuốc, hay có bệnh đi kèm.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
14
Q

HƯỚNG DẪN CHỈNH LIỀU THUỐC wafa

A
  1. Tính tổng liều thuốc uống trong tuần
  2. Tăng hoặc giảm 5-15% theo tổng liều trong tuần khi INR= 1.0 – 5.0
  3. Nếu INR > 5.0: báo BS hoặc đến BV
  4. Thử lại INR 1-2 tuần sau chỉnh liều
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
15
Q

HEPARIN

gồm

A

Bao gồm

  1. Heparin không phân đoạn
  2. Heparin trọng lượng phân tử thấp (enoxaparin)
  3. Fondaparinux
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
16
Q

CƠ CHẾ TÁC DỤNG HEPARIN

A
  1. Hoạt động sinh học phụ thuộc vào chất chống đông máu nội sinh antithrombin.
  2. Antithrombin ức chế các yếu tố đông máu đã được hoạt hóa, bao gồm thrombin (IIa), IXa và Xa, bằng cách gắn kết và tạo thành phức hợp.
    + không có heparin, phản ứng gắn kết xảy ra chậm chạp;
    + có heparin, tốc độ phản ứng gắn kết tăng đến 1000 lần.
  3. Khi heparin gắn vào antithrombin sẽ làm biến đổi cấu trúc của antithrombin, dẫn đến bộc lộ vị trí hoạt động có trên antithrombin, từ đó giúp phản ứng gắn kết với các yếu tố đông máu hoạt động diễn ra nhanh hơn. Khi phức hợp antithrombin – các yếu tố đông máu hoạt động được hình thành, heparin sẽ tách khỏi phức hợp này để tiếp tục gắn kết với antithrombin mới.
  4. Heparin có trên màng tế bào mast, tế bào ưa kiềm và nội mô mạch máu. Heparin được thu thập từ ruột heo hoặc phổi bò để tạo ra dược phẩm.
  5. Heparin không phân đoạn (heparin trọng lượng phân tử cao) có vai trò bất hoạt các yếu tố đông máu thông qua quá trình gắn kết và gia tăng hoạt tính của antithrombin III, gây bất hoạt thrombin (yếu tố II) và yếu tố Xa.
  6. LMWH (bao gồm enoxaparin, dalteparin và tinzaparin) chủ yếu bất hoạt yếu tố Xa do phức hợp LMWH-ATIII ít có ái lực đối với thrombin hơn.
  7. fondaparinux thông qua quá trình gắn với antithrombin III sẽ ức chế chọn lọc yếu tố Xa.
17
Q

CÁCH SỬ DỤNG

heparin

A
  1. Heparin không phân đoạn
    - Truyền tĩnh mạch liên tục
    - Cần xét nghiệm aPTT và theo dõi sát
  2. Heparin trọng lượng phân tử thấp & Fondaparinux
    - Tiêm dưới da
    - Không cần xét nghiệm aPTT
    - Không cần chỉnh liều ngoại trừ BN suy thận; hoặc có thai
18
Q

TÁC DỤNG PHỤ hepa

A
  1. Chảy máu
  2. Giảm tiểu cầu (HIT1, HIT2)
  3. Có thể gây giảm tiết aldosterone 🡪 Tăng K+ máu
19
Q

CHỈ ĐỊNH hepa

A
  • Hội chứng mạch vành cấp
  • Thuyên tắc mạch cấp do huyết khối
  • Phòng ngừa huyết khối ở BN nguy cơ cao
20
Q

THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT

gồm

A
Bao gồm
Alteplase, reteplase và tenecteplase
Urokinase
Streptokinase
Anistreplase
21
Q

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT

A

Hoạt hóa plasminogen thành plasmin. Plasmin làm tiêu fibrin và các yếu tố đông máu:có tác dụng làm tan cục máu đông trong NMCT

22
Q

CHỈ ĐỊNH

THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT

A
  1. Tiêm, truyền tĩnh mạch
  2. Sử dụng ở bệnh nhân
    Nhồi máu cơ tim do huyết khối
    Nhồi máu não
    Thuyên tắc phổi
23
Q

CHỐNG CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI

THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT

A

Có bất kì xuất huyết nội sọ nào trước đây
Sang thương mạch máu hay cấu trúc nội sọ (như dị dạng động tĩnh mạch, phình mạch máu,…)
Khối u ác tính nội sọ (nguyên phát hoặc thứ phát)
Đột quỵ thiếu máu não cấp trong vòng 3 tháng ngoại trừ đột quỵ thiếu máu cấp trong vòng 3 giờ
Nghi ngờ bóc tách động mạch chủ
Xuất huyết đang tiến triển hoặc cơ địa dễ chảy máu (ngoại trừ kinh nguyệt)
Chấn thương vùng đầu-mặt nghiêm trọng trong vòng 3 tháng gần đây.

24
Q

CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT

A

Tiền sử tăng huyết áp mạn, nặng và kiểm soát kém
Đang bị tăng huyết áp nặng không kiểm soát được (huyết áp tâm thu >180 mmHg hoặc huyết áp tâm trương >110 mmHg)
Tiền sử đột quỵ thiếu máu não trên 3 tháng, sa sút trí tuệ, hoặc bệnh lý nội sọ mà không có chống chỉ định tuyệt đối
Chấn thương hoặc hồi sức tim phổi kéo dài (hơn 10 phút)
Phẫu thuật lớn trong vòng 3 tuần qua
Chảy máu nội tạng gần đây (trong vòng 2-4 tuần)
Thủng mạch máu mà chưa cầm được
Phụ nữ mang thai
Loét dạ dày đang tiến triển
Đang dùng thuốc kháng đông: INR cao, nguy cơ cao bị chảy máu
Đối với streptokinase/anistreplase: đã dùng trước đây (cách khoảng hơn 5 ngày), hoặc có phản ứng dị ứng với các thuốc này.

25
Q

THUỐC CHỐNG KẾT TẬP TIỂU CẦU Bao gồm

A
  1. Aspirin
  2. Thuốc ức chế thụ thể P2Y12 của ADP
  3. Thuốc ức chế thụ thể GP IIb/IIIA
26
Q

CƠ CHẾ TÁC DỤNG ASPIRIN

A
  1. Aspirin và hầu hết các thuốc NSAID khác đều ức chế sự tổng hợp prostaglandin từ acid arachidonic.
    - prostacyclin (còn được gọi là prostaglandin I2 [PGI2]) và TXA2.
    - Prostacyclin được tổng hợp bởi các tế bào nội mô mạch máu, có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu và dãn mạch,
    - TXA2 được tổng hợp bởi tiểu cầu và có khả năng thúc đẩy quá trình kết tập tiểu cầu và co mạch mạnh.
  2. Điểm khác biệt giữa aspirin và các thuốc NSAID khác ở chỗ:
    - các thuốc NSAID khác ức chế thuận nghịch cyclooxygenase nên thời gian tác động ngắn,
    - aspirin ức chế không thuận nghịch cyclooxygenase do acetyl hóa cyclooxygenase nên ức chế tiểu cầu không hồi phục.
    (Cyclooxygenase: xúc tác trong giai đoạn đầu của quá trình tạo thành TXA2)
  3. aspirin liều thấp ức chế chọn lọc sự tổng hợp TXA2 mà không tác động đến PGI2,
    liều cao hơn ức chế sự tổng hợp của cả PGI2 và TXA2.
  4. aspirin liều thấp ức chế tương đối chọn lọc COX1, nên ngoài làm giảm tổng hợp TXA2, còn làm giảm tổng hợp PGI2 ở thận (gây co mạch, giảm lưu lượng máu đến thận, PGE2 ở dạ dày (nên gây giảm tiết nhầy, giảm bảo vệ niêm mạch dạ dày).
    liều cao, ngoài COX1, aspirin ức chế COX2 nên ức chế phản ứng viêm.
    -> Do đó, liều aspirin được sử dụng để ức chế kết tập tiểu cầu thường thấp hơn liều được sử dụng cho các tác dụng dược lý khác.
27
Q

chỉ định aspirin

A

Phòng ngừa biến cố tim mạch thứ phát
ESC không khuyến cáo sử dụng aspirin để dự phòng nguyên phát ở người khỏe mạnh
Dự phòng nguyên phát cho BN nam ≥ 45 tuổi hoặc nữ ≥ 55 tuổi có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như đái tháo đường.

28
Q

THUỐC ỨC CHẾ THỤ THỂ P2Y12 CỦA ADENOSINE DIPHOSPHATE Bao gồm

A

Ticlopidine
Clopidogrel
Prasugrel
Ticagrelor

29
Q

DƯỢC ĐỘNG HỌC p2y12

A
  1. Hấp thu tốt khi sử dụng đường uống
  2. Clopidogrel, prasugrel, và ticlopidine là những tiền chất, cần được chuyển hóa để trở thành chất có hoạt tính kháng tiểu cầu
  3. Ticagrelor không cần phải chuyển hóa thành dạng có hoạt tính