THAI LẠC CHỖ - hình thái lâm sàng Flashcards
So sánh cơ năng 3 thể chưa vỡ, vỡ, và khối huyết tụ thành nang?
- Thai lạc chỗ chưa vỡ
+ Trễ kinh là triệu chứng thường gặp, có khi chỉ chậm kinh vài ngày hoặc có ra máu bất thường làm bệnh nhân nhầm tưởng là ra kinh.
+ Đau bụng vùng hạ vị, một bên có thể 2 bên, âm ỉ.
+ Ra máu âm đạo ít, rỉ rả, màu nâu đen, không đông. - Thai lạc chỗ vỡ
+ Có chậm kinh, tắt kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.
+ Thường có những cơn đau vùng hạ vị đột ngột, dữ dội làm bệnh nhân choáng váng hoặc ngất. Có thể đau ở vai hay lưng do xuất huyết trong ổ bụng kích thích cơ hoành.
+ Ra máu âm đạo ít, đỏ sẩm. - Khối huyết tụ thành nang
+ Có chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.
+ Có đau vùng hạ vị, có khi đau trội lên rồi giảm đi.
+ Đau tức ở bụng dưới, kèm những dấu hiệu chèn ép như táo bón, tiểu khó
+ Ra máu đen âm đạo ít, kéo dài.
So sánh TOÀN THÂN của 3 thể GEU chưa vỡ, GEU vỡ, khối huyết tụ thành nang
+ Tổng trạng và các dấu hiệu sinh tồn bình thường.
+ Choáng do tình trạng chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. Bệnh nhân có biểu hiện vật vã, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ.
+ Da hơi xanh hoặc hơi vàng do thiếu máu và tan máu.
+ Toàn thân mệt mỏi, gầy sút.
So sánh THỰC THỂ của 3 thể GEU chưa vỡ, vỡ, khối huyết tụ thành nang?
- GEU chưa vỡ
+ Cổ tử cung hơi tím, mềm, đóng kín, có máu đen từ trong buồng tử cung ra.
+ Tử cung lớn hơn bình thường, mềm giống như tử cung có thai.
+ Có khối u cạnh tử cung mềm, bờ không rõ, di động, chạm đau (50%) hoặc hiếm hơn có thể sờ thấy khối u có dạng hơi dài theo chiều dài của vòi tử cung. - GEU vỡ
+ Khám bụng căng, hơi chướng, có phản ứng phúc mạc, đặc biệt là vùng hạ vị, gõ đục ở vùng thấp.
+ Khám âm đạo túi cùng sau đầy, ấn vào bệnh nhân đau chói (tiếng kêu Douglas). Di động tử cung rất đau, có cảm giác tử cung bồng bềnh trong dịch. Khó xác định tử cung và hai phần phụ vì bệnh nhân đau và phản ứng nên khó khám.
+ Chọc dò túi cùng Douglas có máu không đông trong ổ bụng do thai lạc chỗ vỡ. Hiện nay, thủ thuật này ít được sử dụng. - Khối huyết tụ thành nang
+ Tử cung hơi lớn, có khối u cạnh tử cung. Đặc điểm của khối u là mật độ chắc, giới hạn không rõ, không di động, ấn đau tức, đôi khi khối u dính với tử cung thành một khối khó xác định vị trí và thể tích tử cung.
- Thai trong ổ bung
Thai trong ổ bụng có thể nguyên phát hay thứ phát sau thai ở đoạn loa vòi tử cung sẩy vào trong ổ bụng. Tỷ lệ mắc từ 1/714 - 1/372 trường hợp sinh. Nguy cơ tử vong cao gấp 8 lần so với thai ở vòi tử cung và gấp 90 lần so với thai trong tử cung.
Triệu chứng tùy thuộc vào tuổi thai, trong ba tháng đầu và ba tháng giữa triệu chứng giống như thai ở vòi tử cung, chẩn đoán dễ hơn khi thai lớn hơn 5 tháng.
- Triệu chứng cơ năng:
+ Đau bụng, đau tăng khi có cử động thai.
+ Có thể có hiện tượng bán tắc ruột: nôn, buồn nôn, bí trung đại tiện.
+ Ra máu âm đạo 70% trường hợp, lượng ít.
- Thực thể:
+ Sờ bụng cảm giác các phần thai ở nông ngay dưới da bụng, không có cơn co tử cung.
+ Khám âm đạo kích thước tử cung bình thường, tách biệt với khối thai.
+ Ngôi thai bất thường trong 50 - 60% các trường hợp
- Thai ở cổ tử cung
Chiếm tỷ lệ 1/50.000 thai kỳ. Lâm sàng gồm những dấu hiệu sau: (1) chậm kinh,(2) rong huyết, và (3) tử cung nhỏ, cổ tử cung lớn hình con quay
- Thai ở buồng trứng
Chiếm 0,5 - 1% của thai lạc chỗ, thai ở buồng trứng thường liên quan đến đặt dụng cụ tử cung, không liên quan đến viêm vùng chậu hay vô sinh.
Triệu chứng giống như thai lạc chỗ ở các vị trí khác.
- Thai làm tổ ở vết mổ cũ lấy thai
- Thai làm tổ ở vết mổ cũ lấy thai
Định nghĩa là thai làm tổ ở vị trí sẹo mổ lấy thai ở tử cung của lần mang thai trước, gồm 2 nhóm:
- Nhóm 1: thai làm tổ ngay trong mô sẹo cũ (endogenic).
- Nhóm 2: thai làm tổ ngang vị trí khuyết do sẹo mổ lấy thai lần trước (exogenic).
Chẩn đoán: chẩn đoán chủ yếu dựa vào siêu âm, triệu chứng bao gồm:
- Trễ kinh, ra máu âm đạo bất thường, đau bụng lâm râm vùng hạ vị, hCG (+).