(TH) Phương pháp khám răng miệng Flashcards
Bộ dụng cụ khám tối thiểu
- Thám trâm
- Gương nha khoa
- Kẹp gắp
Thám trâm
là dụng cụ chủ yếu để thăm dò, phát hiện bệnh sâu răng và viêm nha chu
Gương nha khoa
dùng để đưa nguồn sáng vào chỗ khám, giúp quan sát các phần không thể nhìn trực tiếp bằng mắt được mà qua các hình ảnh phản chiếu, banh môi má. Có loại gương cho hình ảnh bình thường, có loại phóng đại
Kẹp gắp
là dụng cụ để gắp
Phương pháp khám gồm
- Hỏi
- Khám thực thể
Phương pháp khám (hỏi)?
- Lý do đến khám, tình trạng răng miệng hiện nay
- Hành chính: Hỏi tuổi (nhận biết tuổi sinh lý, bệnh lý) để biết được đang ở bộ răng nào (răng sữa, răng hỗn hợp, răng vĩnh viễn) và nhóm bệnh lý có thể mắc phải
- Bệnh sử: Thời gian khỏi bệnh, cách tiến triển, cách điều trị, kết quả
- Triệu chứng chức năng hiện tại: có đau không? đau ở đâu? lúc nào, cường độ, tính chất? Há ngậm miệng hạn chế, khó nuốt, cảm giác rặng bị trồi…
- Tiền sử răng miệng, các lần điều trị trước
- Toàn thân: Các bệnh rối loạn chảy máu, đông máu, ĐTĐ, mang thai, kinh nguyệt…
- Các biện pháp vệ sinh răng miệng
Phương pháp khám (khám thực thể)?
Ngoài miệng
* Nhìn: quan sát tình trạng chung, các biểu hiện ngoài mặt như sưng, lệch mặt, lỏm, lỗ dò, thay đổi màu sắc, mật độ…
* Sờ: hạch, u, gãy xương
* Gõ răng: Gõ dọc, gõ ngang
* Nghe: tiếng click (Trật khớp thái dương hàm)
Trong miệng: răng, niêm mạc miệng, mô nha chu, lưỡi, sàn miệng, tuyến nước bọt
Động tác: Há miệng như thế nào? Có đau không? Hạn chế hạ, ngậm miệng, các rối loạn khác ở khớp thái dương hàm
Khám răng gồm
- Quan sát tổng quát răng
- Cách khám phát hiện sâu răng với bộ dụng cụ khám tối thiểu
- Quan sát
- Phối hợp
Khám răng
1. Quan sát tổng quát răng
- Xác định: răng sữa, răng vĩnh viễn, răng hỗn hợp
- Hình dạng cung răng, có răng đang mọc, răng lệch lạc, chân răng tồn tại
Khám răng
2. Cách khám phát hiện sâu răng với bộ dụng cụ khám tối thiểu
Dùng gương: để hướng nguồn sáng đến vùng cần khám, phối hợp động tác banh môi, má, lưỡi
Khám răng: đang đau, sau đó khám tuần tự tất cả các răng từ vùng 1 đến vùng 4 (đối với răng vĩnh viễn), vùng 5 đến vùng 8 (đối với răng sữa) theo chiều kim đồng hồ, trên mỗi răng khám đủ 5 mặt, trên mỗi mặt phát hiện hết tất cả các lỗ sâu. Dùng đầu nhọn thám trâm tì và đi trên mặt răng chú ý rãnh mặt nhai, các mặt bên, cổ răng. Ghi nhận các đáp ứng:
* Trơn láng: không có lỗ sâu
* Nham nhở: nghi ngờ cần khám kỹ; làm sạch mặt răng bằng cây nạo ngà, cây lấy cao bằng tay hoặc siêu âm, khám lại
* Sụp lỗ, mắc đầu nhọn: có lỗ sâu, cần quan sát và thăm dò hình dáng, độ rộng, độ sâu, mật độ và cảm giác của thành và đáy lỗ sâu
Khám răng
3. Quan sát
Quan sát màu răng, thử lung lay răng, gõ dọc, ngõ ngang, so sánh đáp ứng
Khám mô nha chu gồm
- Nguyên tắc
- Thủ thuật khám và chẩn đoán
Khám răng
4. Phối hợp
Phối hợp các triệu chứng chủ quan, cận lâm sàng như thử nhiệt, thử điện, X quang để chẩn đoán
Khám mô nha chu
1. Nguyên tắc
- Phân 2 hàm thành 6 vùng lục phân, khám tuần tự vùng I đến vùng VI theo chiều kim đồng hồ
- Lấy bệnh lý nha chu của răng nặng nhất trong vùng làm bệnh lý của vùng
- Lấy bệnh lý nha chu của vùng nặng nhất làm chẩn đoán cho bệnh nhân
Khám mô nha chu
2. Thủ thuật khám và chẩn đoán
Dùng xông nha khoa đưa vào rãnh lợi di chuyển nhẹ nhàng xung quanh cổ răng (thành 2 nửa vòng: nửa gần ngoài đến nửa xa ngoài, rồi nửa xa trong đến nửa gần trong) ta sẽ có đáp ứng với mỗi tình trạng bệnh nha chu và nhu cầu điều trị
Đáp ứng -> tình trạng nha chu:
* Trơn láng -> bình thường
* Chảy máu -> viêm lợi chảy máu
* Ráp, nham nhở -> viêm lợi cam răng
* Túi lợi >3,5mm -> túi lợi bệnh lý nông
* Túi lợi > 5,5mm -> túi lợi bệnh lý sâu