HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG Flashcards
“tạng” là gì
là các tổ chức, cơ quan trong cơ thể
“tượng” là gì
là biểu tượng của hình thái, sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài cơ thể
học thuyết tạng tượng là học thuyết nghiên cứu cái gì
nghiên cứu quy nạp các công năng sinh lý, những thay đổi bệnh lý và mối quan hệ của các tạng phủ
tạng, phủ theo y học cổ truyền bao gồm những gì
tổ chức cơ quan & quy luật hoạt động của các ngũ tạng, lục phủ, phủ kỳ hằng, kinh lạc, khí huyết, dinh, vệ, tinh, khí, thần, tân dịch, cân cơ da, lông, móng & cửu khiếu
lục phủ gồm những gì
tiểu trường, đại trường, đởm, vị, bàng quang, tam tiêu
cửu khiếu gồm những gì
mắt, tai, mũi, miệng, lưỡi, tiền âm, hậu âm ( mũi với tai được x2)
mỗi tạng không phải chỉ là thực chất cơ quan trong giải phẫu học mà chủ yếu bao gồm
cơ năng hoạt động sinh lý của tạng đó và mối liên hệ hữu cơ giữa tạng đó & tạng khắc
học thuyết tạng tượng phản ánh đầy đủ cái gì
đầy đủ sự thống nhất trong nội bộ cơ thể & sự thống nhất giữa cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài
tính thống nhất trong nội bộ cơ thể & sự thống nhất giữa cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài được biểu hiện ở chỗ
hoạt động sinh lý, bệnh lý của hệ thống ngũ tạng quan hệ với sự thay đổi của bốn mùa, quan hệ lẫn nhau giữa các tạng, phủ với các tổ chức phần ngoài của cơ thể, với hoạt động tư duy của con người
chức năng chính của ngũ tạng là gì
tàng chứa tinh khí
tinh khí là
cơ sở của hoạt động sống, cần cất giữ lại mà không nên hao tán đi
tâm là gì
là tạng có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể
tạng nào hoạt động tốt thì các tạng phủ khác mới có thể hoạt động theo quy luật được
tâm
công năng chủ yếu, khai khiếu, vinh nhuận, biểu lý của tạng tâm
- tâm chủ huyết mạch
- tâm chủ thần minh
- tâm khai khiếu ra lưỡi
- tâm vinh nhuận ra mặt
- tâm có quan hệ biểu lý với tiểu trường
tại sao tâm và huyết mạch phụ thuộc chặt chẽ với nhau
vì huyết do tâm làm chủ, mạch là đường ống cho huyết lưu hành nên tâm và huyết mạch phụ thuộc chặt chẽ với nhau
màu sắc tươi tốt của tâm và huyết mạch phản ánh ra ở
mặt
nhìn vào đâu có thể biết được sự thịnh suy, hư thực của tâm và huyết mạch
mặt
người có công năng của tâm được kiện toàn, huyết mạch thịnh vượng thì
sắc mặt hồng nhuận, sáng bóng, có thần
nếu huyết vận hành bị trở ngại, huyết dịch ngưng trệ thì sắc mặt như thế nào
xám đen
nếu huyết ngưng trệ không lưu thông, mất sự dinh dưỡng thì sắc mặt như thế nào
xám đen & khô
tâm giữ chức vụ gì
quân chủ
thần minh là gì
là hoạt động của tinh thần, ý thức, tư duy
tâm chủ thần minh nghĩa là gì
ý nói tâm làm chủ về hoạt động ý thức, tư duy
trên lâm sàng những bệnh như hoảng sợ, mất ngủ, nói sảng, hôn mê, cười nói luyên thuyên phần nhiều quy vào tạng nào? tại sao
phần nhiều quy vào tạng tâm vì những bệnh này liên quan tới hoạt động tinh thần
ngũ tạng lục phủ dưới sự chỉ đạo của cái gì mà tiến hành hoạt động sinh lý nhịp nhàng thống nhất với nhau
dưới sự chỉ đạo của tâm
nếu tâm có bệnh thì tạng phủ sẽ thế nào
mất sự nhịp nhàng, cân đối, bị rối loạn mà sinh bệnh
tà khí xâm phạm đến tạng nào thì uy hiếp rất lớn đến sinh mệnh
tạng tâm
nếu tâm huyết hư thì hoạt động tinh thần như thế nào
trì trệ
tâm huyết thịnh thì tinh thần như thế nào
mạnh khỏe và vui tươi
hoạt động của thần minh cũng ảnh hưởng đến
tâm huyết
tại sao tâm lại giữ chức vụ quân chủ
vì sự hoạt động của ngũ tạng cần nhờ vào sự hoạt động của tâm
biệt lạc của kinh nào thông ra lưỡi để duy trì hoạt động của lưỡi
kinh tâm
nếu tâm nhiệt thì lưỡi như thế nào
đầu lưỡi đỏ
đầu lưỡi đỏ thể hiện điều gì
tâm nhiệt
chất lưỡi nhợt thể hiện điều gì
tâm huyết hư
tâm huyết hư sẽ được thể hiện như thế nào ở lưỡi
chất lưỡi nhợt
chất lưỡi xanh có điểm ứ huyết thể hiện điều gì
tâm huyết ứ trệ
nếu tâm huyết ứ trệ thì lưỡi biểu hiện như thế nào
chất lưỡi xanh có điểm ứ huyết
vị trí xem các tạng ở trên lưỡi
tâm phế ở thượng tiêu nên xem ở đầu lưỡi
tỳ vị ở trung tiêu nên xem ở giữa lưỡi
thận ở hạ tiêu nên xem ở cuống lưỡi
can đởm ở bên cạnh nên xem ở hai bên lưỡi
tâm bào là gì
là cái màng bọc lấy tâm ( màng tim)
tâm bào có tác dụng gì
bảo vệ tâm
tâm bào lạc là gì
là đường đi của huyết dịch nuôi dưỡng tâm
trên thực tế lâm sàng, triệu chứng của tâm và tâm bào như thế nào
tương đối giống nhau
nhiệt nhập tâm bào là gì
là chứng hôn mê trong các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc nặng
đản trung nằm ở vị trí nào
ở trên ngực, chỗ giữa 2 núm vú
đản trung là gì
là chỗ tập trung tông khí
đản trung còn được gọi là gì? tại sao
khí hải vì đây là nơi tập trung tông khí
tông khí là gì
là khí tích ở ngực
là sự kết hợp của khí trời vào phế và tinh khí của thức ăn
tông khí còn được gọi là gì
đại khí
tông khí có tác dụng gì
thúc đẩy hô hấp, thanh âm và vào máu để cùng huyết đi nuôi dưỡng cơ thể
loại khí nào vào máu để cùng huyết đi nuôi dưỡng cơ thể
tông khí ( đại khí)
bệnh của đản trung phần nhiều liên quan đến tạng nào? tại sao
phần nhiều liên quan đến tâm & phế
vì tâm chủ khí; phế chủ huyết mạch, chủ thanh âm
khí hải không đủ thì sao
thì thiếu khí, không đủ khí để nói
khi nào thì lời nói, hơi thở mới bình thường
khi khí hải đầy đủ
nếu khí ứ ở lồng ngực thì sao
nếu ảnh hưởng tới phế thì sinh bệnh khó thở
ảnh hưởng tới tâm thì mặt đỏ
công năng chủ yếu, vinh nhuận, khai khiếu, quan hệ biểu lý của tạng can
- can chủ sơ tiết, can chủ tàng huyết
- can chủ cân
- can vinh nhuận ra móng tay, móng chân
- can khai khiếu ra mắt
- can có quan hệ biểu lý với đởm
sơ tiết có nghĩa là gì
là làm cho thông suốt, “điều đạt”
can chủ sơ tiết có nghĩa là gì
là giúp cho khí cơ của các tạng phủ vận hành được dễ dàng, thông suốt, thăng giáng điều hòa
tạng nào quản lý sự phân bố khí toàn thân
can
khí của can thường có đặc điểm gì
thường cấp bức mà dễ cang thịnh, thích vươn thoải mái mà ghét gò bó, uất trệ
can giữ chức vụ nào
tướng quân
nếu can khí suy giảm thì làm cho người ta có biểu hiện như thế nào
người ta hay sợ sệt, nhút nhát
nếu can khí sơ tiết không điều hòa thì sao
thì can khí sẽ uất lại hoặc nghịch loạn
can khí uất kết gây ra chứng nào
ngực sườn đầy tức khó chịu
can khí nghịch loạn thì có thể gây ra hậu quả gì
có thể thương xung gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
can khí hoành nghịch thì
làm tỳ vị bị rối loạn gây đau bụng, nôn hoặc đau bụng, ỉa chảy
can tàng huyết nghĩa là gì
chỉ việc tàng trữ và điều tiết lượng huyết đến các bộ phận trong cơ thể
mọi hoạt động của cơ thể đều phải nhờ tới
sự dinh dưỡng của huyết dịch lưu thông trong kinh mạch
khi nào thì huyết trở về can
khi ngủ
can huyết không đầy đủ thì sẽ có các triệu chứng như thế nào
hoa mắt chóng mặt, chân tay co quắp, kinh nguyệt ít, có thể bế kinh
các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, chân tay co quắp, kinh nguyệt ít, bế kinh là của hội chứng nào
can huyết không đầy đủ
can huyết có nhiệt, hỏa thì sẽ dẫn tới điều gì
huyết đi sai đường
can huyết có nhiệt, hỏa thì sẽ có những triệu chứng gì
xuất huyết như chảy máu cam, nôn ra máu, băng huyết, rong huyết
các hiện tượng xuất huyết như chảy máu cam, nôn ra máu, băng huyết, rong huyết có thể là do
can huyết có nhiệt, có hỏa
cân là gì
hiểu là gân, bám vào các khớp xương làm cho xương khớp vận động khi co duỗi
sự dinh dưỡng cần thiết cho cân là nhờ vào đâu?
nhờ vào sự cung cấp huyết dịch của can
nếu can huyết hư thì cân sẽ như thế nào
cân yếu
nếu can huyết hư thì sẽ gây ra các chứng nào
tê bại, chân tay run, co quắp
các chứng tê bại, chân tay run, co quắp là do
can huyết hư
người làm động tác chậm chạp, vận động không nhanh nhẹn có thể do
can huyết hư không nuôi dưỡng được cho cân
sự co duỗi bất thương của cân gây ra chứng gì
co giật cấp tính
chứng co giật cấp tính thường có liên quan đến bệnh nào
bệnh can phong
tại sao màu sắc, hình thái của móng tay, móng chân lại có quan hệ rất lớn đến can và cân
vì móng tay, móng chân là phần thừa của cân
khi cân khỏe mạnh thì móng tay, móng chân như thế nào
khỏe, nhuận
khi can huyết hư thì móng tay, móng chân có đặc điểm gì
nhợt, khô, dễ gãy
can nhiệt thì móng tay như thế nào
móng tay thô
can nhiệt thì mắt có biểu hiện như thế nào
mắt đỏ, sưng đau
mắt đỏ sưng đau có thể do
can nhiệt
can huyết hư sẽ gây ra tình trạng gì
quáng gà, giảm thị lực
quáng gà, giảm thị lực có thể do
can huyết hư
can phong gây ra bệnh gì
méo miệng, mắt lá
méo miệng, mắt lá là biểu hiện của
can phong
công năng chủ yếu, vinh nhuận, khai khiếu, biểu lý của tỳ
- tỳ chủ vận hóa
- tỳ thống nhiếp huyết
- tỳ chủ tứ chi
- tỳ chủ cơ nhục
- tỳ vinh nhuận ra môi
- tỳ khai khiếu ra miệng
- tỳ có quan hệ biểu lý với vị
vận hóa là gì
là quá trình chuyển thức ăn thành các chất dinh dưỡng
kiện vận là gì
là công năng vận hóa của tỳ tốt
nếu công năng vận hóa của tỳ không tốt thì có thể gây ra chứng nào
chứng rối loạn tieu hóa: ỉa chảy, ăn kém, mệt mỏi, gầy sút
vị có công năng là gì
tiếp nhận, tiêu hóa thức ăn
tỳ có chức năng gì
hấp thu, vận chuyển các chất dinh dưỡng
tỳ là tạng vận hành các chất dinh dưỡng từ vị thông qua kinh nào
kinh túc thái âm
sau khi các chất dinh dưỡng vận chuyển được vào tỳ thì sẽ đi qua kinh nào
kinh túc dương minh
cái gì được gọi là gốc của hậu thiên? tại sao
tỳ được gọi là gốc của hậu thiên
vì tỳ chủ việc vận hóa chất tinh vi trong đồ ăn để nuôi cơ thể
tỳ còn có chức năng gì
vận hóa thủy thấp
chức năng vận hóa thủy thấp của tỳ nghĩa là gì
thủy thấp nhờ sự vận hóa của tỳ mới được chuyển hóa liên tục mà không bị ứ thừa, ngưng đọng mà sinh ra các bệnh đàm ẩm, thủy thấp
thủy thấp mà xuống tới đại trường sẽ gây
ỉa chảy
thủy thấp mà ứ ở khoang bụng thì
sẽ thành cổ trướng
thấp khốn tỳ nghĩa là gì
là thấp làm trở ngại tỳ thổ
do thấp ngưng đọng lại làm trở ngại đến hoạt động của tỳ
tỳ chủ thấp ghét
thấp
nếu tỳ kiện vận thì cơ nhục như thế nào
cơ nhục được nuôi dưỡng đầy đủ → bắp thịt đầy đặn, nở nang
người gầy yếu, cơ nhục bị teo nhẽo dần dần do tạng nào
tỳ bị bệnh
tại sao trạng thái của môi lại thể hiện trạng thái của tỳ
- vì kinh mạch của vị đi vòng quanh môi
- tỳ chủ cơ nhục nên trạng thái của môi sẽ thể hiện trạng thái của tỳ
nếu tỳ hư dinh dưỡng không tốt thì môi thế nào
môi khô, sắc không tươi nhuận
môi khô, sắc không tươi nhuận có thể do
tỳ hư
nếu tỳ kiệt thì sao
môi mỏng và vêu lên, sắc khô héo
môi mỏng và vêu lên, sắc khô héo là biểu hiện của
tỳ kiệt
thầy thuốc dựa vào cái gì để đoán được tình trạng sinh lý, bệnh lý của tỳ và tiên lượng của bệnh
trạng thái của cơ nhục và môi
tại sao tỳ lại có quan hệ chặt chẽ với huyết
vì huyết là tinh khí của đồ ăn thức uống do tỳ vận hóa
tạng nào là nguồn sinh ra huyết
tỳ
tỳ khí kiện vận thì huyết mạch như thế nào
thì mới có thể duy trì được sự vận hành bình thường ở trong mạch của huyết dịch mà huyết không bị tràn ra ngoài
nếu tỳ khí hư mất chức năng thống nhiếp huyết thì sao
huyết sẽ thẩm thoát ra ngoài mạch mà xuất hiện các chứng xuất huyết ở những vị trí khác nhau
tỳ khai khiếu ra miệng nghĩa là gì
là nói về sự ăn uống, khẩu vị
chán ăn, miệng nhạt là biểu hiện của
tỳ hư
nếu tỳ hư thì biểu hiện ra khẩu vị như thế nào
chán ăn, miệng nhạt
công năng chủ yếu, vinh nhuận, khai khiếu, quan hệ biểu lý của phế
- phế chủ khí, chủ về hô hấp
- phế trợ tâm, chủ về trị tiết
- phế chủ túc giáng và thông điều thủy đạo
- phế chủ bì mao và có chức năng tuyên phát
- phế khai khiếu ra mũi, thông với họng, chủ về tiếng nói
- quan hệ biểu lý với đại trường
- không có vinh nhuận
khí ở trong cơ thể có những loại khí nào
tinh khí tiên thiên
tinh khí thủy cốc
thanh khí của khí trời
tông khí bằng cái gì hợp lại
tông khí = khí của thủy cốc + thanh khí của khí trời hợp lại
tông khí có tác dụng gì
thúc đẩy hô hấp và vào mạch để thúc đẩy hô hấp của toàn thân
trị tiết nghĩa là gì
nghĩa là quản lý rành mạch, có thứ tự rõ ràng, không rối loạn, ý ở đây là chỉ vào sự hoạt động sinh lý có quy luật
phế giữ chức vụ gì
tướng phó
sự vận hành của huyết do tâm làm chủ nhưng phải nhờ vào cái gì thì mới có thể vận hành được bình thường
nhờ vào phế khí
khí của toàn thân tuy do phế làm chủ nhưng cần phải nhờ vào cái gì mới có thể thông đạt được toàn thân
cần phải nhờ vào sự vận hành của huyết mạch
Đường đi của nước trong cơ thể
Nước uống vào vị, tinh khí của nước qua sự chuyển vận của tỳ mà lên phế. Phế khí túc giáng thì thuỷ dịch theo đường thuỷ đạo của tam tiêu mà xuống bàng quang
Nếu phế mất khả năng túc giáng thì sao
Thì thuỷ dịch sẽ bị trở ngại, tồn đọng ở thượng tiêu ➡️ tiểu tiện không thông thậm chí thành thuỷ thũng
Đường thuỷ đạo có thông lợi hay không liên quan tới
Công năng túc giáng của phế
Cái gì là thượng nguồn của thuỷ
Phế
Tuyên phát là gì
Là phân bố phát tán ra mọi nơi
Nếu phế khí không tuyên phát thì sao
Sẽ gây ra sự ủng trệ, khí ủng trệ gây tức ngực, ngạt mũi, khó thở
Tân dịch ủng trệ ở phế thì sẽ thành
Đờm trọc
Bì mao là phần nào của cơ thể
Là phần ngoài của cơ thể gồm da, lông, tóc, tuyến mồ hôi
Đâu là nơi tà khí bên ngoài bắt đầu xâm nhập vào cơ thể
Bì mao
Nhờ tác dụng nào của phế mà các chất dinh dưỡng và vệ khí được đưa ra bì mao để nuôi dưỡng cơ thể và chống đỡ ngoại tà
Tác dụng tuyên phát
Tác dụng tuyên phát của phế có vai trò như thế nào đối với cơ thể
Nhờ tác dụng tuyên phát của phế mà các chất dinh dưỡng và vệ khí được đưa ra bì mao để nuôi dưỡng cơ thể và chống đỡ ngoại tà
Khi có bệnh ở phần biểu thường thấy các chứng nào phối hợp với nhau
Thường thấy các chứng ở phần vệ và phế phối hợp với nhau
Ngoại cảm phong hàn thì có thể thấy những chứng bệnh nào
Sợ lạnh, sợ gió, ngạt mũi, ho
Các chứng sợ lạnh, sợ gió, ngạt mũi, ho,… là bệnh gì
Ngoại cảm phong hàn
Nếu phế khí hư không tuyên phát ra bì mao thì bì mao như thế nào
Da lông khô sáp, chức năng bảo vệ của bì mao giảm sút nên dễ bị cảm mạo
Cái gì là khai khiếu của phế
Mũi
Bệnh ở phế luôn xuất hiện các chứng ở đâu
Ở họng và tiếng nói
Công năng, vinh nhuận, khai khiếu, quan hệ biểu lý của thận
- thận tàng tinh
- thận chủ cốt tuỷ, thông với não
- thận chủ thuỷ
- thận chủ nạp khí
- vinh nhuận ra tóc
- khai khiếu ra tai và tiền âm, hậu âm
- quan hệ biểu lý với bàng quang
Tinh là gì
Là vật chất cơ bản tạo nên hoạt động sống của con người
Tinh tiên thiên là gì
Bẩm thụ từ cha mẹ, bắt đầu từ khi phôi thai cho đến lúc già chết đi mới hết
Là thứ tinh do nam nữ giao hợp mà có từ lúc sinh ra
Là nguồn gốc để sinh tồn nòi giống
Tinh hậu thiên do đâu mà thành
Do đồ ăn thức uống hoá ra, nhờ tỳ vận hoá mà thành
Tinh được tàng trữ ở đâu
Ở thận
Tinh tiên thiên luôn được cái gì bổ sung dinh dưỡng để duy trì và phát triển
Tinh hậu thiên
Sự sinh trưởng phát dục và sự duy trì nòi giống đều là tác dụng của
Thận tinh
Tác dụng của thận tinh gọi là
Thận khí
Thận khí là gì
Là tác dụng của thận tinh
Cái gì là quá trình biến hoá thịnh suy của thận khí
Quá trình phát dục của cơ thể
Cái gì quyết định sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể từ lúc già đến lúc răng mọc, tuổi trưởng thành sinh con cái và tuổi cao
Thận tinh và thận khí
Chu kỳ tuổi của nữ gắn với số mấy
7
Chu kỳ tuổi của con trai gắn với số mấy
8
Thận âm còn được gọi là gì
Thận tinh
Thận dương còn được gọi là gì
Thận khí
Nếu thận âm hư thì sẽ có hiện tượng gì
Hư nhiệt ( nội nhiệt)
Thận dương hư sẽ có hiện tượng gì
Ngoại hàn ( sợ lạnh, tay chân lạnh)
Mối quan hệ của thận, tinh, tuỷ, huyết
Thận tàng tinh, tinh sinh tuỷ, tuỷ được chứa trong các khoang rỗng của xương, tuỷ lại sinh huyết
Thận tinh hư thì sẽ gây ra hiện tượng gì
Làm chậm sự phát dục của cơ thể gây chậm mọc răng, chậm biết đi, xương mềm yếu
Cơ thể chậm phát dục: chậm mọc răng, chậm biết đi, xương mềm yếu là biểu hiện của
Thận tinh hư
Nếu thận hư không sinh được tuỷ, mất sự ôn dưỡng thì có thể sinh ra chứng gì
Chứng cốt tý
Cái gì có thể là nguyên nhân của chứng cốt tý
Thận hư
( thận hư không sinh được tuỷ, xương mất sự ôn dưỡng)
Chứng cốt tý có biểu hiện gì
Người lạnh, sưởi ấm cũng không nóng lên được, xương khớp co cứng lại
Các biểu hiện: người lạnh, sưởi ấm cũng không nóng lên được, xương khớp co cứng lại là biểu hiện của chứng nào? Tại sao lại xảy ra chứng đó
Chứng cốt tí
Vì thận hư không sinh được tuỷ ➡️ xương mất sự ôn dưỡng
Tà nhiệt mà lưu lại ở thận thì sao
Làm tuỷ dịch bị đốt nóng sẽ thành khô xương, lâu ngày sẽ thành chứng sốt kéo dài, suy yếu, liệt dương vô lực
Nếu người có các biểu hiện sốt kéo dài, suy yếu, liệt dương vô lực có thể do
Tà nhiệt lưu ở thận lâu ngày
Tại sao thận lại thông với não
Vì thận sinh tuỷ, não là bể chứa tuỷ
Cái gì ảnh hưởng trực tiếp tới công năng của não
Mức độ thịnh hay suy của tinh khí chứa ở thận
Người sinh hoạt tình dục nhiều làm thận suy yếu, tinh hư tuỷ ít thì thấy có những triệu chứng nào
Mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, không suy nghĩ được lâu
Cái gì là phần tươi tốt phô ra ngoài của thận
Tóc
Xét cái gì có thể biết được thận khí thịnh hay suy
Xét tóc mượt hay khô
Tân dịch mà tỳ vận hoá có mấy phần? Là gì
2 phần: tân và dịch
Tân có các đặc điểm gì
Trong, loãng, có tính lưu động cao
Được phế tuyên phát ra da lông, cơ nhục và các khiếu
Dịch có đặc điểm gì
Đục, đặc, có tính lưu động kém
thấm não tuỷ, các khớp, các màng, tạng phủ
Tân dịch được phân bố như thế nào trong cơ thể
Tân trong được tuyên phát ra da lông, cơ biểu
Dịch đục được vào não tuỷ, các khớp, màng
Nếu thận khí không đủ thì ảnh hưởng như thế nào đến sự thay cũ đổi mới của thuỷ
Thì sự thay cũ đổi mới của thuỷ sẽ bị trở ngại mà trở thành bệnh thuỷ thũng
Sự nạp khí của thận là gì
Đại khí do phế khí hấp thu được thận tiếp nạp
Nếu thận hư không nạp được khí thì sao
Khí sẽ nghịch lên gây chứng ho hen, khó thở
Chứng ho hen, khó thở có thể do đâu
Do thận hư không nạp được khí từ phế khiến phế nghịch lên
Trên lâm sàng, người ta chữa bệnh hen suyễn, chứng ho ở người cao tuổi bằng phương pháp nào
Bổ thận ( nạp khí) lẫn bổ phế
Thận hư sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đến tai? Tại sao
Gây tai ù điếc vì tai do thận nuôi dưỡng
Tại sao ở người cao tuổi lại có chứng ù tai, điếc tai
Vì ở người cao tuổi, thận khí thận tinh hư yếu
Tiền âm là gì
Là nơi bài tiết nước tiểu, bộ phận sinh dục nam hay nữ
Tại sao lại nói thận chủ về tiền âm
Vì thận chủ về khí hoá, bài tiết nước tiểu và sự sinh dục nên gọi là thận chủ về tiền âm
Thận hư hay gặp chứng nào ở người cao tuổi
Đi tiểu luôn
Đại tiện lỏng, đại tiện táo
Chứng đi tiểu luôn ở người cao tuổi có thể do
Thận hư
Thận hư có thể gây ra chứng nào ở trẻ em
Chứng đái dầm
Chứng đái dầm ở trẻ em có thể do
Thận hư
Thận hư có thể gây ra chứng gì ở nam giới
Di tinh
Chứng di tinh ở nam giới có thể do
Thận hư
Thận hư ở nữ giới dẫn tới
Ra khí hư
Chứng ra khí hư ở nữ giới có thể do
Thận hư
Hậu âm là gì
Là nơi đại tiện ra phân
Hậu âm do tạng nào đảm nhiệm
Tỳ
Tại sao hậu âm do tạng tỳ đảm nhiệm nhưng lại nói là thận chủ hậu âm
Vì tỳ dương được thận khí hoá để bài tiết phân ra ngoài
Mối quan hệ giữa thận và mệnh môn
Thận là tạng thuộc thuỷ, chủ việc tàng tinh, tinh là nguyên âm
Mệnh môn là chỗ liên quan tới nguyên khí gọi là nguyên dương
Nguyên dương là gì?
Nguyên âm là gì
Nguyên dương là chân hoả tiên thiên
Nguyên âm là chân thuỷ tiên thiên
Quan hệ giữa thận và mệnh môn hoả là quan hệ gì
Quan hệ âm dương hỗ căn, thuỷ hoả tương tế
Nguyên khí tiên thiên tàng ẩn ở
Mệnh môn
Tại sao mệnh môn lại là nguồn sinh hoá của cơ thể
Vì nguyên khí tiên thiên tàng ẩn ở mệnh môn
Cái gì ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của ngũ tạng lục phủ, 12 kinh mạch, ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh dục của cơ thể
Mệnh môn
Khi nào thì sinh mệnh kết thúc
Khi mệnh môn suy bại, nguyên khí khô kiệt, âm dương ly quyết
Lục phủ bao gồm những gì
Đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu
Lục phủ có công năng là gì
Tiêu hoá đồ ăn thức uống
Hấp thu và phân bố tân dịch, bài tiết cặn bã
Tại sao lục phủ lại còn có tên gọi là phủ truyền hoá
Vì phủ chỉ chuyển tiếp mà không tàng chứa
Phủ còn có tên gọi là gì
Phủ truyền hoá
Đặc điểm của đởm
Đởm bám vào can, vừa là túi rỗng, vừa chứa mật
Theo phân loại, đởm được xếp vào
Vừa được xếp vào phủ
Vừa được xếp vào phủ kỳ hằng
Tại đởm còn được gọi là phủ trung tinh
Vì đởm chứa nước mật
Nếu đởm khí nghịch lên thì gây ra chứng gì
Chứng miệng đắng
Chứng miệng đắng và chứng nôn ra nước đắng có gì khác nhau
Miệng đắng là do đởm khí nghịch lên
Nôn ra nước đắng do nước mật tiết vào vị, vị khí nghịch lên
Đởm có tính gì
Tính quyết đoán
Đởm giữ chữ vụ gì, chủ việc gì
Đởm giữ chức vụ trung chính
Chủ việc quyết đoán
Người có đởm khí hào hùng thì sao
Thì khí của lục phủ ngũ tạng cũng vì đó mà cương thịnh, dù có bị kích thích từ ngoài tới nhưng khi sự việc đã qua thì trở lại bình thường được ngay
Khí của tạng hay phủ nào mà mạnh thì tà không can phạm được
Khí của đởm
Người đởm khí hư nhược thì sao
Hễ bị kích thích từ ngoài tới thì huyết rối loạn, thường gây thành bệnh
Ngừoi đởm khí hư nhược có những chứng tinh thần như thế nào
Tinh thần thất thường, hay mất ngủ sợ sệt, trong lòng nơm nớp không yên
Chứng tinh thần thất thường, mất ngủ hay sợ sệt, trong lòng nơm nớp không yên có thể do
Đởm khí hư nhược
vị nằm ở vị trí nào
ở dưới cách mạc ( cơ hoành)
u môn là gì
miệng dưới của vị
bí môn là gì
miệng trên của vị
thượng quản, trung quản, hạ quản là gì
thượng quản là bí môn - miệng trên của vị
ở giữa là trung quản
hạ quản là u môn - miệng dưới của vị
thượng quản, hạ quản, trung quản hợp lại thành gì
vị quản
cái gì vừa là bể của thủy cốc, vừa là gốc của khí huyết? tại sao
vị vừa là bể của thủy cốc, vừa là gốc của khí huyết vì khí huyết đi nuôi cơ thể là chất tinh vi từ đồ ăn, thức uống mà hóa thành
nếu vị mà có bệnh thì xuất hiện các chứng nào
vùng bụng chướng đầy, tiêu hóa không tốt, đói không muốn ăn, nôn mửa, nuốt chua hoặc nhanh tiêu cơm, chóng đói
vị còn được gọi là gì
là đại thương - cái kho lớn hay gọi là bể của thủy cốc
công năng của vị
thu nhận và tiêu hóa thủy cốc
phía trên của tiểu trường liên tiếp với
u môn của vị
còn…thì sống, mất…thì chết
vị khí - vị khí
phía dưới của tiểu trường liên tiếp với
hạ lan môn của đại trường
công dụng chủ yếu của tiểu trường
phân biệt thanh trọc
nếu tiểu trường mất chức năng gạn lọc thì sao
không tách ra được thanh trọc thì thủy dịch ở bàng quang sẽ giảm sút ➡️ tiểu tiện ngắn, ít, thậm chí bí đái đồng thời đại tiện lỏng
đại trường gồm có mấy bộ phận? đó là
2 bộ phận: hồi tràng & trực tràng
quá trình thanh lọc ở tiểu trường diễn ra như thế nào
cơm nước trong vị sau khi đã chín nhừ qua u môn chuyển xuống tiểu trường, tại đây được lọc ra thứ thanh & thứ trọc. Thanh được hấp thu, được vận chuyển đến các bộ phận. Phần trọc chất lỏng của nó thì thấm vào bàng quang, cặn bã đặc thì được chuyển xuống đại trường
chứng táo bón có thể do
đại trường thực nhiệt ➡️ dịch ruột khô ráo
tiểu trường giữ chức vụ gì
thu thịnh
bàng quang nằm ở vị trí nào
ở vùng bụng dưới
nếu BN xuất hiện các triệu chứng tiểu tiện ngắn, ít thậm chí bí đái đồng thời đại tiện lỏng có thể do
tiểu trường mất chức năng gạn lọc ➡️ không tách ra được thanh trọc
giang môn là gì
đầu cuối trực tràng
đại trường có công dụng gì
hấp thụ nước gọi là tế bí biệt trấp
đại trường là một cơ quan
truyền tống cặn bã & làm cho cặn bã thành hình
trong trường hợp nào đại trường có thể bị mất chức năng tế bí biệt trấp
đại trường hư hàn
nước tiểu là sản phẩm của
quá trình khí hóa
các triệu chứng sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy có thể do
đại trường hư hàn
đại trường hư hàn có các biểu hiện
sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy
nếu đại trường thực nhiệt thì xuất hiện các triệu chứng gì
dịch ruột khô ráo ➡️ táo bón
bàng quang giữ chức…, tân dịch chứa ở đó,… thì có thể thải ra
châu đô - khí hóa
công dụng của bàng quang
thu chứa tân dịch, bài tiết nước tiểu
bàng quang là chỗ
thủy dịch từ tam tiêu xuống dồn góp lại
bàng quang chủ việc
thu chứa nước tiểu & thải nước tiểu ra
tam tiêu là gì
đường đi của nguyên khí
đường đi của nguyên khí là gì
tam tiêu
tại sao tam tiêu lại là nơi tiến hành hoạt động khí hóa trong cơ thể
vì qua tam tiêu, nguyên khí đi đến các tạng phủ để thành khí của tạng phủ
nguyên khí nhờ đâu mà vận hành đi khắp nơi và thực hiện tác dụng khí hóa của cơ thể
tam tiêu
nguyên khí đi đến các tạng phủ để thành khí của tạng phủ qua đâu
tam tiêu
câu miêu tả quá trình khí hóa của thượng tiêu, hạ tiêu, trung tiêu
thượng tiêu như sương mù
trung tiêu như bọt nước sủi
hạ tiêu như nước chảy
tam tiêu có mấy công năng? đó là
2 công năng: chủ trì các khí và thông điều đường nước
cái gì là đường đi của nước
tam tiêu
cái gì cũng có chức năng thúc đẩy mọi quá trình sinh lý của các tổ chức cơ quan
nguyên khí ở mệnh môn đi vào tam tiêu phân bố khắp cơ thể
quá trình khí hóa được duy trì chủ yếu nhờ
khí của mệnh môn
công dụng chủ yếu của trung tiêu là
- làm chín nhừ đồ ăn thức uống, chưng hóa tân dịch
- tiếp thu tinh khí của thủy cốc, hóa thành khí huyết tân dịch
cái gì là khí căn bản của cơ thể
nguyên khí ở mệnh môn
công dụng chủ yếu của thượng tiêu là
- thu nạp các chất ăn uống và khí trời
- tiếp thu khí thủy cốc từ trung tiêu đưa lên, phân bố khắp vùng cơ biểu ra toàn thân để ôn dưỡng cơ nhục, các khớp và bì phu
phủ kỳ hằng là gì
là một cơ quan về hình thể giống như phủ, về tác dụng giống như tạng
thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu gồm các tạngn tương ứng nào
thượng tiêu: tâm, phế
trung tiêu: tỳ
hạ tiêu: can thận
khí hóa nghĩa là gì
là làm cho vật chất nào đó trong cơ thể hóa thành khí, khí lại hóa thành một số vật chất khác
hạ tiêu được ví như cái gì? tại sao
được ví như ngòi rãnh khơi thông tống chất cặn bã chảy ra ngoài
vì khí của hạ tiêu đi xuống, chủ đi ra mà không nhận vào
cách xác định thượng tiêu, trung tiêu, hạ tieu
thượng tiêu: từ họng đến bí môn ( hoặc là cơ hoành)
trung tiêu: từ bí môn đến u môn ( từ cơ hoành đến …)
hạ tiêu: từ trung tiêu xuống vùng bụng dưới
tam tiêu có chức năng chính là
là đường ra vào của đồ ăn thức uống, chủ việc tuần hoàn và bài tiết thủy dịch của cơ thể
là đường đi của nguyên khí
thông điều đường nước
tại sao thượng tiêu lại đầy khí như có sương mù
vì thượng tiêu vừa có khí trời lại có khí của thủy cốc
công dụng chủ yếu của hạ tiêu là
gạn lọc chất thanh, chất trọc, bài tiết cặn bã
giải thích từ phủ kỳ hằng
kỳ = khác
hằng = thường
➡️ phủ kì hằng là một cơ quan không giống với lục phủ ngũ tạng
não nằm ở vị trí nào
nằm trong hộp sọ
trên đến đỉnh hộp sọ ( thiên linh cái)
dưới đến huyệt phong phủ
phủ kỳ hằng bao gồm bao nhiêu cơ quan? đó là
6 cơ quan: não, tủy, cốt, mạch, đởm, tử cung
tủy sống liên thông với não qua
ống tủy
tủy sống nằm ở đâu
nằm trong xương sống, từ huyệt phong phủ đi xuống
các loại tủy đều từ đâu mà có
đều do thận sinh ra
gồm có những loại tủy nào
tủy thông với não - não tủy
tủy ở trong xương - cốt tủy
mọi thứ tủy đều thuộc về
não
cái gì là bể của tủy
não
công dụng của não tủy là
chủ sự nghe nhìn của tai mắt, sự linh hoạt của thân thể & mọi hoạt động tinh thần
nếu não tủy đầy đủ thì sao
tai thính, mắt sáng, chân tay thân mình vận động nhanh nhẹn, có thể làm được những công việc nặng nhọc, phức tạp
não tủy hao kém ( trống rỗng) thì
đầu váng, tai ù, mắt hoa, tinh thần rũ rượi, uể oải
nặng thì xây xẩm, tối sầm mặt, ngã ra hôn mê
chứng thiên đầu thống có những triệu chứng nào
đầu đau dữ dội, đau hết cả não, chân tay lạnh
cái gì là chỗ ở của tủy
xương
khi nào thì bệnh thiên đầu thống không thể chữa được nữa
khi lạnh đến khớp xương
cái gì là chất làm đầy xương
tủy
tử cung nằm ở vị trí nào
bụng dưới, trước trực tràng & sau bàng quang
tại sao thận, tủy, xương, não có quan hệ mật thiết với nhau
vì thận sinh tủy, tủy có chứa trong xương mà nuôi dưỡng xương , tủy lại thông với não
theo âm dương, tạng nào là tạng âm trong âm
thận
công dụng chủ yếu của mạch
nơi để khí huyết vận hành không ngừng theo hướng nhất định để nuôi dưỡng bản thân
cái gì kết hợp với nhau mới hoàn thành được mọi việc tuần hoàn của huyết dịch
mạch và tâm
tử cung có quan hệ chặt chẽ với 2 mạch nào
mạch xung, nhâm
mạch là chỗ ở của… lấy… làm gốc
mạch là chỗ ở của huyết, lấy khí làm gốc
khi nào khả năng sinh con cũng không còn
khi mạch xung, nhâm yếu, kinh nguyệt ít
hai mạch nào đều bắt đầu từ tử cung mà ra
hai mạch xung, nhâm
xung mạch là gì
là chỗ của 12 kinh mạch dồn tụ lại
sự thịnh suy của mạch nào có quan hệ với sự chửa đẻ
mạch nhâm
tử cung chủ việc gì
kinh nguyệt, chứa nuôi thai
nếu tâm thận không giao nhau thì xuất hiện các chứng nào
mất ngủ, hồi hộp, di tinh
mối quan hệ giữa tâm hỏa và thận thủy trong cơ thể
nếu tâm hỏa không có thận thủy chế ước thì thịnh lên mà hại âm
nếu thận thủy không có hỏa làm cho ấm thì lạnh quá mà hại dương
theo âm dương, tâm là tạng gì
dương trong dương
….là bể huyết,… chủ bào hai
xung là bể huyết, nhâm chủ bào thai
nếu tâm thận không giao nhau thì xuất hiện các chứng bệnh nào
mất ngủ, hồi hộp, di tinh
âm dương thăng giáng thất thường là do đâu
do tâm thận không giao hòa với nhau
mất ngủ, hồi hộp, di tinh có thể do
tâm thận bất giao
nếu phế không thúc đẩy huyết thì sao
thì sẽ gây ra chứng huyết ứ
nếu tâm không thúc đẩy được huyết vận hành thì sao
thì phế khí không hoạt động được
phế khí hư nhược thì sao
tông khí trong tâm mạch không đủ ➡️ tâm khí không thúc đẩy được tâm huyết ➡️ ứ huyết làm đau vùng ngực, tim đập rối loạn
tâm khí không đầy đủ thì sao
gây huyết ứ, tuần hoàn trở ngại ➡️ phế khí không tuyên giáng được ➡️ ho suyễn
tâm & tỳ có mối quan hệ như thế nào với nhau
tâm chủ huyết
từ sinh huyết thống huyết
nếu tỳ khí hư không vận hóa được đồ ăn thức uống, không sinh ra được huyết thì sao
thì tâm huyết sẽ kém ➡️ hồi hộp, hay quên, mất ngủ, sắc mặt xanh
chứng tâm tỳ hư do đâu
do tỳ khí hư không vận hóa được đồ ăn thức uống, không sinh ra được huyết ➡️ tâm huyết kém
chứng tâm tỳ hư có những biểu hiện gì
hồi hộp, hay quên, mất ngủ, sắc mặt xanh,…
hồi hộp, hay quên, mất ngủ, sắc mặt xanh có thể do
tâm tỳ hư
những nguyên nhân nào có thể dẫn đến xuất huyết
tỳ hư không thống được nhiếp huyết
can nhiệt, hỏa
tâm và can có mối quan hệ như thế nào
can tàng huyết, tâm chủ huyết
các triệu chứng hoảng hốt, hồi hộp, sắc mặt xanh, hoa mắt, chóng mặt, móng tay không nhuận có thể do
can tâm âm hư hoặc can tâm huyết hư
mối quan hệ giữa can và thận
can tàng huyết, thận tàng tinh mà tinh lại sinh huyết, huyết lại sinh tinh
tại sao lại nói can thận tinh huyết đồng nguyên
vì can tàng huyết, thận tàng tinh, tinh lại sinh huyết, huyết lại sinh tinh
phải như thế nào thì can dương mới không cang thịnh lên
can âm phải được thủy hóa nuôi dưỡng
nếu thủy suy kém không nuôi dưỡng được can mộc thì sao
thì thành chứng can âm suy, can dương vượng
can hỏa vượng cũng có thể làm tổn hại đến
thận âm
mối quan hệ giữa can và tỳ
can chủ sơ tiết, tỳ chủ vận hóa
sự thăng giáng của tỳ vị có liên quan đến sự sơ tiết của can
can tàng huyết, tỳ sinh huyết ➡️ tỳ vượng thì can mới có huyết để tàng
chứng can tỳ bất hòa hay can hay can mộc khắc tỳ thổ do
sự sơ tiết của can trở ngại làm sự thăng giáng của tỳ vị trở nên thất thường
biểu hiện của chứng can tỳ bất hòa
ngực sườn đầy tức, không muốn ăn, đầy bụng, ợ hơi
các triệu chứng ngực sườn đầy tức, không muốn ăn, đầy bụng ợ hơi có thể do
can tỳ bất hòa hay can mộc khắc tỳ thổ
mối quan hệ giữa phế và tỳ
phế chủ khí tự nhiên, tỳ chủ khí hậu thiên
chứng phế khí hư có những biểu hiện nào
thở ngắn, thở gấp, nói nhỏ, lười nói
chứng thở ngắn, thở gấp, nói nhỏ, lười nói có thể do
phế khí hư
chứng tỳ khí hư có thể có biểu hiện
ăn kém, ỉa lỏng
mối quan hệ giữa phế và thận
phế chủ khí, thận chủ nạp khí ➡️ không có khí hô hấp của phế, thận không có khí để nạp
thận hư không nạp được khí thì có thể xuất hiện các chứng nào
đoản khí, khó thở
mối quan hệ giữa thận và tỳ
thận dương hay thận khí ôn ấm giúp cho tỳ vận hóa tốt
thận tinh được tinh do tỳ sinh ra bổ sung
nếu thận dương hư thì ảnh hưởng như thế nào đến tỳ
tỳ dương cũng hư gây chứng ỉa chảy ở người cao tuổi, viêm thận mạn tính
lục phủ đều là những cơ quan
chuyển hóa thức ăn uống và vận hành tân dịch
nhiệt tà ở tử cung truyền sang bàng quang thì
tiểu tiện không lợi, đái ra máu
nhiệt tà ở bàng quang truyền tới tiểu trường thì sao
đường ruột đầy tắc, đại tiện không thông
nhiệt khí mà bị đưa lên xoang miệng thì
lở loét
nhiệt tà ở tiểu trường truyền đến đại trường, nếu tà khí ẩn nấp ở chỗ quanh co thì
thành chứng hạ tụ
nhiệt tà ở tiểu trường chuyển đến đại trường, chạy thẳng tới trực tràng thì thành chứng
thoát giang, trĩ lậu
nhiệt tà ở đại trường mà chuyển đến vị thì sao
trong vị sinh táo nhiệt mà thành bệnh, ăn nhiều mà người vẫn gầy rộc
biểu lý tương hợp của tạng phủ chủ yếu thực hiện qua
đường kinh mạch
các triệu chứng của tâm hỏa vượng
mặt đỏ, vật vã lồng ngực, lưỡi đỏ, chất lưỡi có loét
trong tâm hỏa vượng, nếu tâm hỏa chuyển xuống tiểu trường thì
tiểu tiện đỏ, đái són, đái đau & nóng, nặng thì có thể đái ra máu
khi chữa tâm hỏa vượng thì dùng phép gì
lợi tiểu thanh tâm
các triệu chứng mặt đỏ, vật vã, lồng ngực nóng, lưỡi đỏ, chất lưỡi có loét là biểu hiện của chứng
tâm hỏa vượng
tại sao tâm hỏa có thể theo đường tiểu tiện ra ngoài
vì hỏa tà nhờ tác dụng gạn lọc thanh trọc của tiểu trường mà ra theo đường tiền âm
bệnh của can và đởm thường có mối quan hệ như thế nào với nhau
thường xuất hiện đồng thời với nhau ( không phân tách)
khi bị đởm nhiệt thường có các chứng trạng của kinh can như
phiền táo, đắng miệng, dễ cáu gắt, choáng váng, hoa mắt, đau sườn
phiền táo, đắng miệng, dễ cáu gắt, choáng váng, hoa mắt, đau sườn có thể do
đởm nhiệt
bệnh can nhiệt cũng hay có các chứng trạng của kinh đởm như
miệng đắng hoặc nôn ra nước mật đắng
thuốc gì của can & đởm thường hay được phối hợp với nhau
thuốc bình can phần nhiều thêm tác dụng tả đởm hỏa
thuốc tả đởm hỏa phần nhiều thêm tác dụng bình can
tỳ chủ gì? vị chủ gì
tỳ chủ vận hóa, vị chủ chín nhừ đồ ăn thức uống
tỳ lấy…làm thuận. Vị lấy…làm hòa
tỳ lấy thăng làm thuận, vị lấy giáng làm hòa
tỳ phải hợp tác với cái gì thì mới hoàn thành được công năng tiêu hóa, vận chuyển và phân bố tân dịch
vị
nếu tỳ khí không đưa được chất trong, thanh khí lên trên mà đưa xuống dưới thì
gọi là tỳ hư hạ hãm
chứng tỳ hư hạ hãm do đâu
do tỳ khí không đưa được chất trong, thanh khí lên trên
chứng tỳ hư hạ hãm gồm các triệu chứng
ỉa chảy, sa sinh dục, sa trực tràng, rong huyết, băng kinh
các triệu chứng ỉa chảy, sa sinh dục, sa trực tràng, rong huyết, băng kinh thuộc chứng
tỳ hư hạ hãm
nếu vị khí không đưa được trọc khí đi xuống thì sao
vị khí sẽ bị đưa ngược lên trên gây nôn mửa, nấc
các triệu chứng nôn mửa, nấc có thể do
vị khí không đưa được trọc khí đi xuống
nếu tỳ hư không vận hóa được thủy thấp thì sao
thì thủy thấp đình lại gây mệt mỏi, phù thũng, ỉa lỏng
các triệu chứng mệt mỏi, phù thũng, ỉa lỏng là của
tỳ hư không vận hóa được thủy thấp
nếu vị hỏa quá mạnh thì sao
làm cho vị âm hư gây táo bón, loét miệng, chảy máu chân răng
các chứng táo bón, loét miệng, chảy máu chân răng có thể do
vị hỏa quá mạnh làm cho tân dịch bị khô dẫn tới vị âm hư
nếu phế mất chức năng túc giáng thì ảnh hưởng như thế nào tới tiểu trường
đại tiện không thông
đại trường bị chứng nhiệt uất thì ảnh hưởng như thế nào đến phế
đại tiện không thông làm ảnh hưởng đến công năng túc giáng của phế làm phế khí ủng tắc, đờm dãi ngăn trở gây ho, khạc đờm không ra, khó thở nằm không yên
ho, khạc đờm không ra, khó thở nằm không yên có thể do
phế khí ủng tắc, đờm dãi ngăn trở vì đại trường bị chứng nhiệt uất gây đại tiện không thông
bệnh nhân ho, khạc đờm không ra, khó thở nằm không yên nếu điều trị các thuốc tuyên phế hóa đàm không hiệu quả thì có thể xử lý thế nào
có thể nghĩ đến việc dùng thuốc tả hạ trừ đàm làm đờm trọc theo đại tiện bài tiết ra ngoài
tân dịch từ phế xuống bàng quang theo đường nào
đường tam tiêu
bàng quang chuyển được tân dịch thành nước tiểu & đưa nước tiểu ra ngoài là nhờ tác dụng của
thận khí
chỉ khi có những cơ quan nào cùng hợp lại với nhau mới có thể hoàn thành được công năng thải trừ nước tiểu
thận, tam tiêu, bàng quang
nếu thận khí không đủ thì sao
thì thủy dịch không khí hóa được, gây phù ( âm thủy)
phù âm thủy do đâu
do thận khí không đủ nên không khí hóa được thủy dịch
nếu khí hóa của bàng quang kém thì sao
không chế ước được nước tiểu, có thể đái dầm, tiểu dễ, dễ són đái
đái dầm, tiểu dễ, dễ són đái có thể do
khí hóa của bàng quang kém, không chế ước được nước tiểu
nếu phế khí không túc giáng được tân dịch xuống hạ tiêu thì sao
thì phù ở trên, không có nước tiểu ở dưới gọi là dương thủy
ở trên phù, ở dưới không có nước tiểu thì gọi là gì
dương thủy
ở trên phù, ở dưới không có nước tiểu do đâu
phế không túc giáng được tân dịch xuống hạ tiêu
ngũ quan bao gồm
tai, mắt, mũi, miệng, lưỡi
ngũ quan tương ứng của ngũ tạng
mũi - phế
mắt - can
miệng môi - tỳ
lưỡi - tâm
tai - thận
tại sao ngũ quan lại có thể phân biệt được thanh âm, màu sắc, mùi vị
do ngũ quan có quan hệ thông với tinh khí của ngũ tạng
cái gì bình thường thì tâm mới nhận biết được ngũ vị
tâm ( vì tâm khí thông ra lưỡi)
chỉ khi nào thì ngũ quan mới phát huy được tác dụng của nó
chỉ khi ngũ tạng yên hòa, ngũ khí thông đạt
chứng tai ù, tai điếc có thể do
thận hư tinh khí không dồn được lên tai
tại sao tâm mạch vi sáp thì tai ù
vì tâm chủ huyết mạch, nếu trong mạch khí huyết không đủ để đưa lên tai thì thính lực giảm
nguyên nhân của tai ù, tai điếc đa số do loại vật chất nào
tinh & huyết
nếu can huyết hư thì sao
mắt tối hoa, nặng thì quáng gà, mờ mắt
mắt tối hoa, nặng có thể quáng gà, mờ mắt là triệu chứng của
can huyết hư
nếu thấy mắt đỏ sưng có thể do
can hỏa vượng
năm bộ phận của… đều thông với tạng, vì tinh khí của các tạng đều đổ về… để nuôi dưỡng
năm bộ phận của mắt đều thông với tạng vì tinh khí của các tạng đều đổ về mắt để nuôi dưỡng
5 bộ phận của mắt thuộc về ngũ tạng nào
- con ngươi thuộc thận
- tròng đen thuộc can
- tròng trắng thuộc phế
- tia máu mắt thuộc tâm
- mí mắt thuộc tỳ
phế phong hàn thì mũi thế nào
ngạt mũi, chảy nước mũi, không ngửi rõ mùi
phế khí suyễn cấp thường xuất hiện triệu chứng nào
cánh mũi phập phồng
tỳ nhiệt thì miệng như thế nào
miệng ngọt
nếu thấy miệng ngọt thì có thể do
tỳ nhiệt
nếu tỳ hư thì miệng như thế nào
miệng nhạt, không biết vị
kinh nào đi kèm hai bên miệng, đi quanh môi
kinh túc dương minh vị
nếu tinh khí của tỳ vị kiệt thì có triệu chứng
trát khẩu ( chán miệng), môi mỏng gầy vêu
trát khẩu ( chán miệng), môi mỏng gầy vêu do
tinh khí của tỳ vị kiệt
cái gì phản ánh tình trạng thịnh suy của tâm khí
hình thái, màu sắc của lưỡi
tâm hỏa thịnh thì lưỡi như thế nào
chất lưỡi đỏ thắm
tâm hỏa suy thì chất lưỡi như thế nào
chất lưỡi nhợt mà không tươi sáng
biệt lạc của tâm nối với bộ phận nào của lưỡi
cuống lưỡi
nếu nhiệt tà ở kinh tâm đốt mạnh thì sinh ra chứng
lưỡi cứng
chứng lưỡi cứng có thể do
nhiệt tà ở kinh tâm đốt mạnh vì biệt lạc của kinh tâm nối với cuống lưỡi
nếu tâm khí không bình hỏa thì
ăn không biết mùi vị
các tạng thuộc vị trí nào trên lưỡi
đầu lưỡi: tâm - phế
chính giữa lưỡi: tỳ
cuống lưỡi: thận
hai bên: can
tại sao thận dương suy có thể sinh ra chứng liệt dương, tử cung lạnh
vi thận chủ việc tàng tinh, là gốc của sinh dục
các bệnh như liệt dương, cường dương, bệnh ở tinh hoàn, kinh nguyệt không đều, đới hạ thường quan hệ chặt chẽ với tạng nào? tại sao
thường quan hệ chặt chẽ với can vì
- đường kinh của can liên hệ với âm hộ
- can lại chủ cân mà tiền âm hậu âm lại là nơi hội tụ của tôn cân
hậu âm là gì
là hậu môn, giang môn ( = trực tràng)
là đường đại tiện
những bệnh của hậu môn thường có liên quan đến tạng nào
tỳ, phế, thận
công năng của hậu môn liên quan đến tạng nào
tỳ
thận hư thì ảnh hưởng như thế nào đến việc đại tiện
- có thể sinh ra chứng lạnh kết ( vì hàn mà bí đại tiện)
- hư phế ( phế hư mà đại tiện bí)
- đại tiện không cầm được hoặc đi tả vào lúc tờ mờ sáng ( ngũ canh tả)
chứng lạnh kết ( vì hàn mà bí đại tiện), hư phế ( phế hư mà đại tiện bí) có thể do
thận hóa không đủ
nhiệt ở phế truyền xuống đại trường thì sao
sinh ra các chứng đại tiện táo kết lâu dần thành trĩ sa ở giang môn
tinh là gì
là vật chất cấu tạo nên cơ thể và nuôi dưỡng cơ thể
là vật chất cơ bản cấu tạo nên các tổ chức cơ quan lục phủ ngũ tạng của cơ thể
trong quá trình sống, tinh luôn
bị tiêu hao và luôn được bổ sung nhờ đó giúp duy trì cuộc sống
cái gì là thứ cùng đến với sự sống
tinh
cái gì là vật chất ban đầu của sinh mệnh
tinh tiên thiên
cái gì hợp với nhau có thể tạo nên thân hình
tinh của nam và nữ hợp với nhau
tinh của nam và nữ hợp với nhau tạo nên
thân hình
tinh tiên thiên là gì? tinh hậu thiên là gì
tinh tiên thiên là thứ tinh đến cùng với sự sống
tinh hậu thiên là thứ tinh dinh dưỡng do đồ ăn thức uống hóa sinh
cái gì là vật chất cấu tạo nên các tổ chức cơ quan, lục phủ ngũ tạng của cơ thể
tinh
tinh sinh dục được tạo ra như thế nào
tinh của tạng phủ được phát triển nuôi sống dần dần mà dồi dào rồi quy vào thận để trở thành tinh sinh dục
tại sao ngũ tạng thịnh thì tinh khí dồi dào
vì thận chủ thủy, nhận lấy tinh của lục phủ ngũ tạng mà giữ lấy cho nên ngũ tạng thịnh thì tinh khí dồi dào
công năng của tinh
- tinh có sức sống dồi dào, là vật chất cơ bản cấu tạo nên tất cả các tổ chức, cơ quan trong cơ thể; đồng thời là cơ sở vật chất của nguyên khí toàn thân
- sinh trưởng, sinh sản, phát dục
- chống lại tác nhân kích thích, bệnh tật
tại sao tinh được gọi là chân âm
vì tinh là vật chất cơ bản cấu tạo nên tất cả các tổ chức, cơ quan trong cơ thể
tại sao tinh lại được gọi là nguyên âm
vì tinh đồng thời là cơ sở vật chất của nguyên khí toàn thân
tinh là nguồn gốc của cơ thể nên
giữ được tinh thì mùa xuân không bị bệnh ôn
cái gì là cơ sở của sự sống
tinh
huyết là gì
là chất quan trọng để duy trì sự sống, nuôi dưỡng thân thể
là vật chất ở trạng thái dịch, có màu đỏ và đi trong lòng mạch
huyết được tạo thành từ mấy con đường? đó là
đồ ăn thức uống vào vị hóa thành thứ tinh vi, thông qua sự vận hóa của tỳ dồn vào mạch thành huyết
thận sinh tủy, tủy sinh huyết
công năng của huyết
nuôi dưỡng cơ thể và duy trì sự sống
chứng tê bì có thể do
tuần hoàn của huyết dịch bị trở ngại, da không được nuôi dưỡng đầy đủ thì sẽ có chứng tê bì
chân tay không được huyết dịch nuôi dưỡng đầy đủ thì sao
thì chân tay lạnh, nặng thì gây liệt, không vận động tốt
khí là gì
- là chất tinh vi cực nhỏ, hoạt lực rất mạnh và vận động không ngừng
- là động lực thúc đẩy hoạt động của cơ thể
theo nguồn gốc, gồm có mấy loại khí? đó là
2 loại khí: khí tiên thiên, khí hậu thiên
khí tiên thiên là gì
là khí bẩm thụ từ tiên thiên, còn gọi là nguyên khí
khí hậu thiên là gì
khí từ đồ ăn thức uống do tỳ vị vận hóa & khí trời do phế khí hít vào
tỳ vị vận hóa có thể tạo ra được những gì
huyết, khí hậu thiên, tinh hậu thiên
khí có bao nhiêu tác dụng sinh lý? đó là
5 tác dụng: thúc đẩy, ôn ấm, cố nhiếp, khí hóa, dinh dưỡng
tác dụng thúc đẩy của khí là như thế nào
thúc đẩy sự vận hành & hình thành của huyết dịch
kích thích & xúc tiến sự phát dục và sinh trưởng, sinh lý
tác dụng cố nhiếp của khí gồm những gì
cố nhiếp huyết dịch
cố nhiếp tân dịch
cố nhiếp tinh dịch
cố nhiếp huyết dịch nghĩa là gì
là không cho máu chảy ra ngoài, đảm bảo cho máu chảy trong lòng mạch
cố nhiếp tân dịch nghĩa là gì
là khống chế bài xuất, lượng dịch tiết ra để đề phòng mất đi
cố nhiếp tinh dịch nghĩa là gì
khí đầy đủ thì xuất tinh bình thường, thận khí hư thì gây di tinh
khí gồm có mấy loại? đó là
4 loại: nguyên khí, tông khí, dinh khí, vệ khí
nguyên khí là gì
gồm khí nguyên âm và khí nguyên dương bẩm thụ từ tiên thiên
nguyên khí chứa ở đâu
ở thận
loại khí nào là nguồn gốc của sinh mệnh? tại sao
nguyên khí
vì nguyên khí nhờ kinh tam tiêu mà đi khắp cơ thể thúc đẩy hoạt động của các cơ quan
tông khí được chứa ở đâu
khí hải
khí hải là gì
là chỗ khí quy tụ, chỗ xuất phát của tông khí, nằm ở ngực giữa 2 núm vú
khí hậu thiên là loại khí nào? tại sao
là tông khí
vì tông khí là sự kết hợp của đại khí ( khí trời) và khí của thủy cốc
loại khí nào cùng với huyết vận hành toàn thân
tông khí sau khi thấm vào mạch sẽ cùng với huyết đi vận hành toàn thân
tông khí quản lý những hoạt động sinh lý nào
hô hấp, âm thanh, ngôn ngữ, cùng huyết nuôi dưỡng và thúc đẩy hoạt động của cơ thể
nơi nào không có huyết và tông khí đến thì
nơi đó không được nuôi dưỡng và hoạt động được
dinh khí là gì
là khí dinh dưỡng, tinh khí ( âm khí) trong đồ ăn uống sinh ra
là tinh khí của đồ ăn thức uống, thuộc âm có tính nhu nhuận nên đi trong mạch
công dụng của dinh khí
nuôi dưỡng cơ thể
tinh khí của đồ ăn thức uống chuyển thành dinh khí và vệ khí như thế nào
tinh khí của đồ ăn thức uống từ trung tiêu dồn lên phế mạch biến hóa thành huyết có sắc đỏ, chảy vào trong mạch thì thành dinh khí nuôi dưỡng cơ thể. Tản ra ngoài mạch thì thành vệ khí bảo vệ cơ thể, điều tiết bên trong bên ngoài
đường vận hành của dinh khí
từ trung tiêu ➡️kinh thủ thái âm phế ➡️ vòng tuần hoàn 14 đường kinh
một ngày đêm dinh khí đi được bao nhiêu vòng trong cơ thể
50 vòng ( 25 âm, 25 dương)
nguồn gốc của vệ khí
đồ ăn thức uống ( dương khí) chuyển thành
là khí mạnh trong đồ ăn thức uống
vệ khí có đặc điểm gì
nhanh nhẹn, trơn, cương chạy ở ngoài mạch đi khắp mọi nơi
còn được gọi là khí bảo vệ
vệ khí bắt nguồn từ
tỳ vị
vệ khí do cái gì phân bố đi
thượng tiêu
công dụng của vệ khí
do thượng tiêu phân bố đi ở ngoài mạch, ôn dưỡng cho cơ nhục da dẻ và điều lý cho việc đóng mở lỗ chân lông, bảo vệ tầng cơ biểu chống đỡ ngoại tà
đặc điểm về đường vận hành của vệ khí
vệ khí vận hành ở ngoài mạch nhưng vẫn dựa vào đường mạch để lưu hành
không hoàn toàn đi cùng hướng với dinh khí trong mạch
sự vận hành của vệ khí liên quan tới
sự thay đổi ngày đêm
sự vận hành của vệ khí liên quan tới sự thay đổi ngày đêm như thế nào
ban ngày thì đi ở phần dương ( 3 kinh dương ở tay - thủ túc tam dương kinh )
ban đêm thì đi ở phần âm ( đi vào ngũ tạng)
đường đi của vệ khí ở phần dương như thế nào
bắt đầu từ mắt lên đầu, đi xuống chân, qua lòng bàn chân đi vào kinh túc thiếu âm di chuyển qua mạch kiểu mà quay lại mắt tiếp tục vòng tuần hoàn mới
nếu vệ khí đi ở các đường kinh ở tay thì sao
phần nhiều tản ra ở bàn tay mà không quay lại
vệ khí đi ở phần âm thì đi như thế nào
đi theo kinh túc thiếu âm vào thận rồi qua tâm, phế, can, tỳ mà quay về thận
quan hệ giữa dinh khí và vệ khí
có cùng nguồn gốc nhưng đường đi khác nhau
vệ khí đi vào trong mạch tức là…., dinh khí đi ra ngoài mạch tức là….
vệ khí đi vào trong mạch tức là dinh khí, dinh khí đi ra ngoài mạch tức là vệ khí
dinh khí và vệ khí luôn
chuyển hóa lẫn nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất
dinh vệ bất hòa là gì
là bệnh lý do sự chuyển hóa của dinh khí và vệ khí bị trở ngại
tân là gì
là thứ dịch trong và lỏng của cơ thể
tinh khí phân bố đến những bộ phận nào? nhờ cái gì
phân bố đến cơ nhục, bì phu nhờ khí của tam tiêu
nếu tân bị tổn thương thì sao
thì nước tiểu & mồ hôi ít
mồ hôi, nước tiểu bài tiết quá nhiều sẽ làm
hao tân
trên lâm sàng, ra nhiều mồ hôi được gọi là gì
mất tân
khi bị nôn nhiều, tiêu chảy nhiều cần phải kiêng thuốc gì
phát hãn
tân dịch được hình thành từ
đồ ăn thức uống
công dụng của dịch
theo huyết đi khắp cơ thể, ở trong mạch thấm ra ngoài
chứa ở lại khớp xương thì làm trơn nhuận các khớp
chứa ở trong tủy thì bổ ích não tủy
nhu nhuận tai, mắt, miệng, mũi
tân trong và lỏng nên theo cái gì đi ra phần biểu
khí tam tiêu
dịch đặc và đục nên lưu hành ở những đâu
trong xương sống, hộp sọ, các màng, các khiếu, cân, xương và các khớp
trên lâm sàng có phân biệt tân và dịch không
trên lâm sàng không phân biệt tân và dịch nên được gọi chung là tân dịch
nếu sự tuần hoàn bị trở ngại hoặc mất chức năng bài tiết thủy dịch thì
thành các bệnh đàm ẩm, thủy thũng
thần là gì
là hoạt động sống của con người
thần gồm những gì
tinh thần, ý thức, tri giác, vận động
thần do cái gì sinh ra
tinh tiên thiên
thần bắt đầu có từ khi nào
khi thai hình thành
cái đến với sự sống gọi là tinh, hai thứ tinh tác động lẫn nhau gọi là….
thần
thần có quan hệ chặt chẽ với
tinh, khí, huyết, tân dịch, dinh vệ
cái gì là tinh khí của đồ ăn thức uống
thần
cái gì là cơ sở của thần, cần phải nuôi dưỡng cho cẩn thận
huyết khí
thần gắn chặt với
tinh hậu thiên
cái gì biểu hiện cho sức sống mạnh hay yếu
thần
còn…thì sống, mất…thì chết
thần
3 cái gì là mấu chốt chủ yếu duy trì sự sống
tinh, khí, thần
tinh, khí, thần liên quan như thế nào đến sinh mệnh
sinh mệnh bắt nguồn từ tinh
duy trì sinh mệnh nhờ khí
chủ của sinh mệnh là thần
mối quan hệ giữa tinh, khí và thần
tinh là cơ sở của thần
khí từ tinh hóa ra
thần là mặt biểu hiện của khí
3 cái gì là 3 thứ quý báu, tam bảo của con người
tinh, khí, thần
tinh sinh dục có được khi nào
khi thiên quý đến
thiên quý là gì
là vật chất có tác dụng thúc đẩy công năng sinh dục, phát dục của nam và nữ
tại sao lại có hiện tượng hoàng đản
do tỳ vận hóa kém ➡️ thủy thấp ứ đọng ➡️hóa hỏa ➡️ thấp nhiệt chưng đốt ở trung tiêu ➡️ can sơ tiết kém mật không xuống trường vị, nghịch vào máu ➡️ hoàng đản
giải thích chứng can thận tinh huyết đồng bệnh
can tàng huyết, thận tàng tinh; can huyết do thận tinh nuôi dưỡng
nghĩa rộng của tinh là gì
là vật chất cơ bản cấu tạo nên cơ thể duy trì hoạt động sống của con người bao gồm tinh tiên thiên và tinh hậu thiên
tinh có nghĩa hẹp là gì
chỉ tinh sinh dục hay tinh tiên thiên được hưởng từ cha mẹ, là vật chất ban đầu của cơ thể
tinh sinh dục thực chất là
thận tinh
thận tinh thực chất là
tinh sinh dục
tinh của tạng phủ là gì
chỉ vật chất cấu tạo nên cơ quan, tạng phủ
tinh có mấy chức năng chính? đó là
4 chức năng chính:
- sinh dục
- sinh trưởng và phát triển
- tủy hóa huyết
- nuôi dưỡng tạng phủ
thiên quý là gì
là vật chất có tác dụng thúc đẩy công năng sinh dục, phát dục của nam & nữ
huyết có mấy nguồn gốc? đó là
4 nguồn gốc: thủy cốc, dinh khí, tân dịch, tinh tủy
cái gì là cơ sở vật chất hoạt động của thần chí
huyết
tân dịch có nguồn gốc từ
thủy cốc
khí chức năng nghĩa là gì
khí của tạng phủ
khí phân loạn theo vị trí gồm có mấy loại? đó là
4 loại: nguyên khí, tông khí, dinh khí, vệ khí
nguyên khí được hiểu là gì
khí của tạng thận được sinh ra do tinh tiên thiên & tinh hậu thiên
mạch xung là gì
là mạch đi cùng với kinh thận để điều tiết khí huyết của 12 kinh mạch
tại sao tâm khí hư lại gây ho suyễn
vì tâm khí hư không thúc đẩy được huyết vận hành ➡️huyết ứ ➡️ tuần hoàn trở ngại ➡️phế khí không tuyên giáng được nên ho suyễn