CHƯƠNG 6: BCTC CỦA NHTM Flashcards
- Giống như các trung gian tài chính khác, các NHTM giúp luân chuyển vốn/dòng tiền từ người tiết kiệm đến người đi vay.
- Các đặc điểm chính của NHTM:
- Hầu hết các NH sở hữu ít TSCĐ → đòn bẩy hoạt động thấp.
- Nhiều khoản nợ phải trả của ngân hàng phải được đáp ứng theo yêu cầu hoặc có kỳ hạn ngắn → người gửi tiền có thể thương lượng lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi → chi phí lãi thay đổi ngẫu nhiên với những thay đổi ngắn hạn của lãi suất thị trường.
- Các ngân hàng hoạt động với vốn chủ sở hữu ít hơn các công ty phi tài chính.
- Mỗi đặc điểm thể hiện các vấn đề đặc biệt và rủi ro của NHTM cần được các nhà quản lý ngân hàng quan tâm.
- Bảng cân đối kế toán của NHTM
- Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính của ngân hàng khái quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của ngân hàng vào ngày cuối năm.
- Phần Tài sản (Assets) của ngân hàng thể hiện việc sử dụng vốn (ngân quỹ) của ngân hàng, thể hiện hoạt động của ngân hàng.
- Phần Nợ phải trả & vốn chủ sở hữu (Liabilities and equity) thể hiện các nguồn hình thành nên ngân quỹ của ngân hàng.
TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
Bảng cân đối kế toán rút gọn của NHTM
Đầu ra Tài chính (Financial Outputs)
Nghiệp vụ sử dụng vốn
Đầu vào Tài chính (Financial Inputs)
Nghiệp vụ huy động vốn
Tiền mặt tại quỹ - Tiền mặt tại két của NH
- Tiền gửi dự trữ tại NHTW
- Tiền gửi tại các TCTD khác
- Các khoản tiền trong quá trình thu
Chứng từ có giá ngắn hạn
Đầu tư chứng khoán
Cho vay (tín dụng)
Tài sản cố định, máy móc thiết bị
Các loại tài sản khác
Tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp - Tiền gửi thanh toán
- Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn khác
- Tiền gửi của thị trường tiền tệ
- Kỳ phiếu
- Chứng chỉ tiền gửi
Vay từ NHTW và các TCTD khác
Vốn chủ sở hữu
1.1. Các khoản mục Tài sản của NHTM
a) Tiền mặt tại quỹ
- Tiền giấy và tiền kim loại tại két sắt của ngân hàng (vault cash)
- Tiền gửi dự trữ ở NHTW
- Tiền gửi tại các TCTD khác (correspondent banks)
- Các khoản tiền trong quá trình thu
b) Cho vay (Tín dụng)
- Các khoản cho vay: là tài sản chính trong danh mục đầu tư của hầu hết các NHTM và tạo ra thu nhập trước chi phí và thuế lớn nhất (EBIT).
- Các khoản cho vay có thể được nhóm thành nhiều loại, ví dụ:
- Cho vay bất động sản: bảo đảm bằng bất động sản và thường bao gồm (1) khoản vay bất động sản hoặc (2) khoản vay xây dựng ngắn hạn;
- Các khoản cho vay thương mại: các khoản cho vay thương mại và công nghiệp, các khoản vay
của các tổ chức tài chính và các khoản vay thực hiện nghĩa vụ cho khu vực nhà nước;
- Các khoản vay cho cá nhân: những khoản cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp…
- Các khoản cho thuê tài chính…
Tổng dư nợ tín dụng ròng
Tổng dư nợ tín dụng ròng
= Tổng dư nợ tín dụng
– Các khoản thu nhập chưa thu
– Quỹ dự phòng tổn thất tín dụng (ALL)
(iii) Chứng khoán đầu tư
Mục đích của đầu tư chứng khoán là sinh lãi, giúp đáp ứng nhu cầu thanh
khoản, đầu cơ biến động lãi suất và thực hiện chức năng đại lý của ngân hàng.
Chứng khoán đầu tư có thể được nhóm thành một số loại, ví dụ:
Trái phiếu kho bạc
Trái phiếu địa phương
Chứng khoán nợ nước ngoài
Chứng khoán khác.
Chứng khoán đầu tư
Chứng khoán đầu tư được chia thành 2 bộ phận:
Bộ phận thanh khoản: chứng khoán chính phủ ngắn hạn, giấy nợ ngắn hạn…
→ Dự trữ sơ cấp
Bộ phận tạo thu nhập: trái phiếu công ty, Trái phiếu CP, Trái phiếu CQ địa
phương..
→ Dự trữ thứ cấp
Tổng tài sản tạo thu nhập = Cho vay và cho thuê ròng + Tổng đầu tư
1.2. Các khoản mục Nợ phải trả của NHTM
Tiền gửi: Nguồn vốn lớn và quan trọng nhất của các
NHTM
- Tiền gửi giao dịch
- Tiền gửi thanh toán
- Tài khoản giao dịch có trả lãi (NOW, ATS)
- Tiền gửi tiết kiệm (Savings account)
- Tiền gửi có kỳ hạn (CDs)
- Tiền gửi tại các chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước
Vốn đi vay:
- Vay từ NHTW
- Vay từ các NHTM khác
- Vay dưới hình thức phát hành các giấy tờ có giá
- Nợ thứ cấp và trái khoán: các khoản trái phiếu trung và
dài hạn (người nắm giữ sẽ được thực hiện nghĩa vụ sau
người gửi tiền trong trường hợp NH vỡ nợ)
- Vay khác