CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHTM Flashcards
✓ Hạn chế số lượng chi nhánh và số lượng ngân hàng mới
✓ Hạn chế mức giá kinh doanh
✓ Hạn chế hình thức kinh doanh và quy định chặt chẽ về sở hữu chéo giữa các định chế tài chính
✓ Hạn chế danh mục tài sản mà ngân hàng nắm giữ
✓ Tham gia bảo hiểm bắt buộc
✓ Duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
✓ Duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc
✓ Yêu cầu cấp tín dụng trực tiếp cho các lĩnh vực/doanh nghiệp ưu tiên
✓ Ngân hàng sẽ nhận được hỗ trợ từ ngân hàng trung ương (người cho vay cuối cùng) nếu có khó khăn
✓ Những điều khoản đặc biệt liên quan đến sáp nhập hoặc thất bại ngân hàng (thanh khoản, mất khả năng thanh toán…)
✓ Những điều khoản khác trong hệ thống ngân hàng (ví dụ liên quan đến hệ thống thanh toán).
- Phân biệt một số thuật ngữ
•Điều tiết: là việc thiết lập các quy định cụ thể về hành vi của tổ chức
•Kiểm soát: quy trình mà các nhà quản lý đánh giá mức độ các tổ chức tài chính tuân thủ các nguyên tắc đã được đưa ra
•Giám sát: theo dõi tổng thể hành vi của tổ chức tài chính
- Sự cần thiết có sự quản lý của nhà nước
- Các đặc điểm khác biệt của ngân hàng:
- nhạy cảm chính trị và chủ yếu dựa vào niềm tin của công chúng
- Bản chất của các hoạt động ngân hàng: nợ ngắn hạn cho vay dài hạn
- Sự kết nối của các ngân hàng
- Các quy định là cần thiết nhằm đảm bảo niềm tin của người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính để đảm bảo sự ổn định hệ thống
- Bảo vệ các khách hàng nhỏ lẻ
- Bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự khai thác độc quyền
- Các hình thức quản lý
- Quy định mang tính hệ thống
•Để duy trì sự an toàn và lành mạnh của các trung gian tài chính
•Hai quy định chính:
• Thỏa thuận bảo hiểm tiền gửi: đảm bảo rằng tất cả hoặc một phần số tiền mà người tiết kiệm gửi trong ngân hàng sẽ được thanh toán trong trường hợp ngân hàng thất bại
• Chức năng người cho vay cuối cùng: Ngân hàng trung ương sẽ cung ứng tiền cho các ngân hàng đang gặp khó khăn về tài chính và không thể có bất kỳ kênh tín dụng nào khác. - Quy định mang tính bảo đảm
•Nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt chú ý đến chất lượng tài
sản và đảm bảo an toàn vốn - Quy định về cách thức kinh doanh
•Tập trung vào các ngân hàng và các tổ chức tài chính tiến hành kinh doanh để giảm khả năng:
• Người tiêu dùng có thể không được tư vấn tốt (vấn đề “đại lý-người uỷ thác)
• Tổ chức cung ứng dịch vụ mất khả năng thanh toán trước khi hợp đồng đáo hạn
• Hợp đồng thực tế khác với những gì khách hàng dự đoán
• Xảy ra gian lận trong giao dịch
• Nhân viên của các trung gian tài chính và cố vấn tài chính hành động thiếu trách nhiệm.
Vd: sự thất bại trong quản lý ngân hàng
• Bank of Credit and Commerce International (BCCI)
• Đăng ký tại Luxembourg năm 1972 bởi A.H. Abedi
• Trước năm 1991 ngân hàng này có $20 tỷ tài sản và hoạt động tại 70 quốc gia
• Khoảng $10 tỷ “bị xóa sổ”
• Lỗ hổng trong quy định đối với các ngân hàng quốc tế
• Khủng hoảng S&L tại Mỹ
• Ngân hàng Barings (Nick Leeson)
• Khủng hoảng tài chính Châu Á
Vd: ngân hàng continental illinois
•Ngân hàng gặp thất bại năm 1984
•Chính phủ liên bang đã phải bỏ ra cả tỷ đô la Mỹ để ngăn chặn sự đổ
vỡ của ngân hàng này.
•Đây là một bài toán ngân hàng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ
Trước khi gặp thất bại, ngân hàng Continental Illinois:
◦ Là ngân hàng lớn nhất bang Chicago
◦ Là ngân hàng lớn thứ 7 của liên bang Mỹ
◦ Có 57 văn phòng tại 14 bang và 29 nước trên thế giới
Nguyên nhân thất bại:
◦ Bắt đầu từ cuối năm 1970, NH này phát triển nhanh chóng, với rất nhiều khoản cho vay bơm vào lĩnh vực kinh doanh
◦ Chất lượng cho vay thấp
◦ Rất nhiều khoản cho vay cho các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp dầu mỏ
◦ Rất nhiều khoản cho vay cho người Mỹ Latin
◦ Continental Illinois dường như sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ để đạt được một thỏa thuận cho vay
◦ Chi phí cho các quỹ lớn
◦ Lượng lớn của quỹ được vay từ ngân hàng khác
◦ Lượng tiền gửi địa phương chiếm tỷ trọng rất nhỏ
◦ Vay nặng lãi từ các thị trường ngoại tệ
▪Những vấn đề rắc rối của ngân hàng
➢ Trước năm 1984, nợ xấu của ngân hàng tăng $5.2 tỷ.
➢ 5/1984: người gửi tiền rút tiền ồ ạt từ tài khoản của họ tại ngân hàng
(lên đến hàng tỷ $)
➢ Quỹ bảo hiểm tiền gửi và hệ thống dự trữ liên bang đã phải sử dụng
tín chấp đối với ngân hàng và cho vay tới 5 tỷ đô la Mỹ.
▪ Các mối đe dọa:
➢ Sự thất bại của ngân hàng này có thể kéo theo sự thất bại của hàng
loạt ngân hàng nhỏ hơn hiện đang có các khoản tiền gửi tại
Continental Illinois
➢ Những người gửi tiền khác (bao gồm nhiều doanh nghiệp quan trọng)
có nguy cơ mất vốn
➢ Các nhà đầu tư nước ngoài giảm tin cậy đối với hệ thống ngân hàng
Mỹ.
Sự giải thoát cho Continental Illinois
◦ Ngân hàng có $3 tỷ tiền gửi bảo đảm và trên $30 tỷ tiền gửi không bảo đảm, quỹ bảo hiểm tiền gửi hứa sẽ đảm bảo cho tất cả các khoản tiền gửi này
◦ Quỹ bảo hiểm tiền gửi đẩy $3.5 tỷ nợ ngân hàng sang cục dự trữ liên bang
◦ Quỹ này đã mua $1 tỷ cổ phiếu Continental Illinois- trở thành một cổ đông của ngân hàng
Bài học rút ra:
◦ Ngân hàng thường có động lực để lựa chọn quá nhiều rủi ro, do vậy họ cần có sự giám sát kỹ càng hơn
◦ Sự thất bại của một ngân hàng lớn có thể gây ra những tác động tiêu cực ở quy
mô lớn
◦ Chi phí để cứu vớt một ngân hàng khỏi khủng hoảng mà chính phủ phải bỏ ra là rất lớn
Nguồn tham khảo
◦ www.fdic.gov/bank/historical/managing/contents.pdf – Part II, Chap. 4
- Hạn chế của quản lý ngân hàng
• Vấn đề rủi ro đạo đức
• “Quá lớn để thất bại” (Too big to fail - TBTF)
Áp dụng đối với những ngân hàng lớn nhất trong hệ thống: khi gặp khó khăn luôn được chính phủ cứu trợ (mạng lưới an toàn của chính phủ gồm: chức năng người cho vay cuối cùng - NHTW sẽ cung ứng các khoản tín dụng đặc biệt là các khoản ngắn hạn, bảo hiểm tiền gửi - có sự đảm bảo của chính phủ, các ngân hàng khi tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi mất khả năng thanh toán sẽ được chính phủ đứng ra thanh toán thay)
• “Quá quan trọng để thất bại” (Too important to fail - TITF)
• Sự lạm quyền điều tiết (Regulatory/Agency captures)
• Chi phí thực thi quy định (Cost of Compliance)
- Các khái niệm cơ bản về quản lý ngân hàng
Mục tiêu
Nguyên nhân
Đặc điểm
Chi phí
Duy trì ổn định hệ thống
Vai trò quan trọng của ngân hàng trong hệ thống tài chính
Sự không hoàn hảo của thị trường
Rủi ro đạo đức
Duy trì sự lành mạnh và an toàn của các tổ chức tài chính
Nhu cầu khách hàng
Các vấn đề hệ thống tiềm tàng
Sự lạm quyền trong quản lý
Bảo vệ khách hàng
Kiểm soát các tổ chức tài chính Đảm bảo lòng tin của khách hàng Chi phí thực thi quy định Chi phí gia nhập/chấm dứt hoạt động Kiểm soát giá cả sản phẩm/các hoạt động
- Các phương pháp hiện đại quản lý hoạt động ngân hàng
4. 1. Bảo hiểm tiền gửi
http://div.gov.vn/
https://www.fdic.gov/
Là một trong những quy định chính trong mạng lưới an toàn của chính phủ
3 mục tiêu: tăng cường tính an toàn và lành mạnh của hệ thống;
4.2. Yêu cầu về vốn
- Nhà nước đưa ra yêu cầu về vốn đối với tất cả các ngân hàng nhằm đảm bảo mức vốn tối thiểu cần nắm giữ
- Một yêu cầu về vốn đơn giản tức là đòi hỏi tỷ lệ vốn/tài sản của ngân hàng phải lớn hơn một mức độ cụ thể mà chính phủ đưa ra
- Hạn chế:
Không phải mọi tài sản đều tiềm ẩn mức rủi ro như nhau
Yêu cầu về vốn đơn giản có thể khiến ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản rủi ro
Vd: yêu cầu về vốn
Yêu cầu về vốn dựa trên cấp độ rủi ro
Concordat (1975) - Basel I, 1988: mới chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng mà không tính đến các loại rủi ro khác
- Basel II, 2007: 3 trụ cột chính; yêu cầu vốn tối thiểu, giám sát, nguyên tắc thị trường bổ sung cho basel I, trọng số rủi ro 0-150%, nhắc đến rủi ro hệ thống; nhắc nhiều hơn đến vai trò giám sát của chính phủ (thực hiện giám sát các TCTC trong hệ thống tài chính của 1 quốc gia)
4.3. Yêu cầu về dự trữ
- NHTW yêu cầu các ngân hàng phải nắm giữ một khoản dự trữ >= một tỷ lệ % nhất định của tổng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng
- Khoản dự trữ đó thường cao hơn lượng cần thiết để giữ ổn định hệ thống ngân hàng
- Dự trữ và tiền gửi có sự ràng buộc nhất định, NHTW có thể kiểm soát được lượng tiền gửi thông qua kiểm soát khoản dự trữ của ngân hàng
4.4. Hạn chế loại tài sản ngân hàng nắm giữ
- Ngân hàng không được nắm giữ cổ phiếu thường
- Không được đầu tư một khoản lớn tiền gửi vào một hoặc nhiều khoản cho vay kinh doanh nhưng trong cùng một ngành công nghiệp
- Không được cho giám đốc ngân hàng, các cấp quản lý, hoặc các cổ đông chính vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường
4.5. Kiểm tra kiểm soát ngân hàng
- Định kỳ ban kiểm soát của ngân hàng trung ương, cơ quan bảo hiểm tiền gửi và một số tổ chức liên quan sẽ đến kiểm tra các ngân hàng
- Xem xét báo cáo tài chính và các khoản mật của ngân hàng
- Kết quả sẽ được tổng hợp thông qua việc đánh giá “CAMELS”
C: Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn)
A: Asset Quality (Chất lượng tài sản có)
M: Management (Quản lý)
E: Earnings (Lợi nhuận)
L: Liquidity (Tính thanh khoản)
S: Sensitivity to market risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường)
C: Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn) - Thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn
A: Asset Quality (Chất lượng tài sản có) - Rủi ro xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay
- Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng -> có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng
M: Management (Quản lý) - Là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELS, đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của ngân hàng
- Các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố như: chất lượng tài sản có, mức độ tăng trưởng của tài sản, mức độ thu nhập
- Đặc điểm của việc quản lý thành công:
+ năng lực
+ lãnh đạo
+ tuân thủ các quy định
+ khả năng lập kế hoạch
+ khả năng ứng phó với những thay đổi về môi trường xung quanh
+ chất lượng của các chính sách và khả năng kiểm soát việc tuân thủ các chính sách
E: Earnings (Lợi nhuận) - Chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý
- Lợi nhuận -> tăng vốn (thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ từ phía các nhà đầu tư)
- Cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích lập dự phòng đầy đủ
- Nguồn thu nhập chính của ngân hàng:
+ Thu nhập từ lãi
+ Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng
+ Thu nhập từ kinh doanh mua bán
+ Thu nhập khác
L: Liquidity (Tính thanh khoản)
Thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng: - Ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) (borrow short and lend long)
- Đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn
- Đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự
S: Sensitivity to market risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường) - Đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần
- Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung