CHƯƠNG 4 : CÁC THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Flashcards
Chứng khoán thị trường tiền tệ
Chứng khoán TTTT
- Có thời hạn một năm trở xuống; 1 năm ở TTTT là 360 ngày - tập quán lâu đời trên TTTT, 1 tháng có 30 ngày -> duy nhất công thức lợi suất là tính 365 ngày
- Được các chính phủ và doanh nghiệp phát hành để huy động quỹ tiền ngắn hạn
vd: Chính phủ phát hành T-bills, NH phát hành NCDs, DN phát hành thương phiếu
- Được mua bởi các chính phủ và doanh nghiệp tạm thời dư quỹ tiền trong ngắn hạn
TTTT là thị trường bán buôn-> cơ chế giao dịch khá đặc biệt: người mua là các NĐT chuyên nghiệp chính là các NĐT định chế mà không phải là NĐT cá nhân (tham gia gián tiếp trên thị trường thứ cấp) do: công cụ trên TTTT có mệnh giá lớn: thương phiếu 100000 USD, repo 1tr USD, NCD tối thiểu 100000 USD
- Cung cấp tính thanh khoản cho các nhà đầu tư (dự trữ thanh khoản): thị trường ngắn hạn -> lãi suất thường khá thấp-> tính thanh khoản được đảm bảo và kiếm được lợi nhuận
Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills):
Được phát hành bởi Kho bạc Nhà nước
- Bán hàng tuần thông qua đấu thầu tín phiếu
- Có mệnh giá 1000 USD
- Rất hấp dẫn vì được đảm bảo bởi chính quyền trung ương và không có rủi ro vỡ nợ
- Có tính lỏng cao
- Có thể được mua đi bán lại tại thị trường thứ cấp: thị trường thứ cấp phát triển
- Nhà đầu tư tín phiếu
+ Các tổ chức tiền gửi (Do tín phiếu rất dễ thanh khoản hóa)
+ Các định chế tài chính khác, khi dòng tiền ra vượt quá dòng tiền vào
+ Cá nhân với một lượng tiền tiết kiệm đủ lớn nhằm mục đích thanh khoản
+ Doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính thanh khoản khi phát sinh chi phí bất thường
- Giá tín phiếu phụ thuộc vào lợi suất yêu cầu
+ Tín phiếu không trả lãi định kỳ
+ Tín phiếu được phát hành theo hình thức chiết khấu
- Đấu thầu tín phiếu (T-Bill Auction)
Bc1: sắp xếp theo thứ tự lãi suất tăng dần, ưu tiên về giá
Các nhà đầu tư đặt lệnh cho tín phiếu theo nhu cầu của mình
Lệnh đặt mua có thể là cạnh tranh-> kiểm soát được lãi suất hoặc không cạnh tranh-> chỉ yêu cầu số lượng không hiển thị lãi suất, lãi suất được xác định dựa trên phiên đấu thầu cạnh tranh-> kiểm soát được số lượng
-> tùy thuộc vào mục tiêu, các NHTM thích đấu thầu không cạnh tranh hơn do quan trọng tính mua được hơn lãi suất
Tất cả các lệnh đấu thầu không cạnh tranh đều được chấp nhận
Các lệnh đấu thầu cạnh tranh có giá cao hơn giá thắng thầu (cutoff) được chấp nhận
Các lệnh đấu thầu có giá thấp hơn giá thắng thầu không được chấp nhận
Tất cả các nhà đầu tư đều mua tại cùng một mức giá
- Lợi suất của tín phiếu
Giá tín phiếu phụ thuộc vào lợi suất yêu cầu: Pm=Par/(1+k)^n
Tín phiếu không trả lãi định kỳ; được phát hành theo hình thức chiết khấu (mua với số tiền nhỏ hơn mệnh giá)
Lợi suất bình quân năm:
-> thời kỳ nắm giữ tín phiếu kiếm được bao nhiêu, so sánh với các công cụ khác (công cụ vốn thì 1 năm mcos 365 ngày), quy ra năm để có chung cơ sở so sánh
Mức chiết khấu của chiết phiếu:
-> được chiết khấu bao nhiêu so với mệnh giá
Thương phiếu (Commercial Papers –CP):
TOS: term of sale - điều kiện bán hàng, người mua sẽ được phép trả chậm tối đa 30 ngày, nếu trả chậm trong 10 ngày đầu tiên sẽ được chiết khấu 3%
Là công cụ nợ ngắn hạn do các doanh nghiệp nổi tiếng, có uy tín phát hành, xuất phát từ quan hệ tín dụng thương mại: không có tài sản đảm bảo, không có lãi, mục đích hỗ trợ DN
- Thường không được đảm bảo vì mục đích là để thúc đẩy quan hệ mua bán chịu của các DN
- Được phát hành để cung cấp tính thanh khoản, tài trợ khoản đầu tư của doanh nghiệp vào hàng tồn kho và khoản phải thu
- Là một sự lựa chọn thay thế cho vay nợ ngân hàng ngắn hạn
- Có mệnh giá tối thiểu 100,000 USD
- Có thời hạn trung bình từ 20 tới 270 ngày: vì thương phiếu không có thị trường thứ cấp; thông thường là 91 ngày
DN mang thương phiếu đến NHTM để chiết khấu (lãi suất chiết khấu); NHTM nhận thương phiếu cho DN vay tiền sau đó NHTM đem thương phiếu đến NHTW tiền hành tái chiết khấu (điều kiện để tái chiết khấu là thời hạn công cụ còn dưới 91 ngày) (lãi suất tái chiết khấu)
lãi suất tái chiết khấu phải nhỏ hơn lãi suất tái chiết khấu: NHTM là chủ thể ở giữa, ls chiết khấu với NHTM là lãi suất cho vay, ls tái chiết khấu với NHTM là lãi suất đi vay-> để có lãi (tuy nhiên NHTW vẫn có thể tăng ls tái chiết khấu cao hơn ls chiết khấu-> giảm hoạt động cho vay; cung tiền giảm; NHTM đẩy ls chiết khấu tăng lên theo-> giảm đi vay, ảnh hưởng cung tiền)
- Được phát hành bởi các định chế như là công ty tài chính và các công ty mẹ
- Không có thị trường thứ cấp phát triển
- Thường không được các nhà đầu tư cá nhân mua trực tiếp
Xếp hạng tín dụng
Rủi ro vỡ nợ phụ thuộc điều kiện tài chính và dòng tiền của người phát hành
Việc xếp hạng thương phiếu giúp đánh giá về rủi ro vỡ nợ tiềm tàng
Nếu được xếp hạng cao, các doanh nghiệp dễ dàng phát hành được thương phiếu hơn
Thương phiếu rác được xếp hạng thấp, hoặc thậm chí không được xếp hạng
Chứng chỉ tiền gửi chuyển nhượng được (NCDs):
Được phát hành bởi các ngân hàng thương mại lớn và các định chế nhận gửi lớn khác để huy động quỹ tiền ngắn hạn
- Có mệnh giá tối thiểu 100,000 USD
- Thường được mua bởi các doanh nghiệp phi tài chính
- Đôi khi được mua bởi các MMF
- Có thời hạn trung bình từ 2 tuần tới 1 năm
- Có thị trường thứ cấp hoạt động
CD ghi đích danh nên rất khó mua đi bán lại -> không có thị trường thứ cấp-> tính thanh khoản thấp, không hấp dẫn NĐT-> jumb CD (tối thiểu 100000$) tăng mệnh giá lên nhưng vẫn không giải quyết được tính thanh khoản-> tạo thị trường thứ cấp cho CD: không đi đích danh tên người gửi -> NCD: chứng chỉ vô danh
Thỏa ước mua lại (Repo)
Một bên bán chứng khoán cho bên thứ hai với thỏa ước sẽ mua lại chúng vào một ngày cụ thể tại một mức giá cụ thể
- Về bản chất đây là khoản nợ được đảm bảo bởi chứng khoán.
- Một repo đảo là việc mua chứng khoán và cam kết sẽ bán lại
- Người thường tham gia Repo là ngân hàng, S&L, và MMF
- Giá trị giao dịch thường từ 10 triệu USD trở lên.
- Thời hạn thường thấy là từ 1 tới 15 ngày, và 1, 3, 6 tháng.
- Repo không tồn tại thị trường thứ cấp
Chấp phiếu ngân hàng (Bankers’ Acceptances)
Thể hiện sự chấp thuận của ngân hàng về trách nhiệm thanh toán trong tương lai
- Thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế
- Ngân hàng của người nhập khẩu đóng vai trò là người bảo lãnh
- Người xuất khẩu thường bán BA trước ngày thanh toán
- Thị trường thứ cấp của BA tồn tại nhờ sự hỗ trợ của các nhà phân phối (dealers)
- Các bước tạo lập BA
Sự tham gia của các định chế
Các định chế mua chứng khoán TTTT nhằm có thu nhập, nhưng đồng thời vẫn duy trì một mức thanh khoản nhất định
- Khi tạm thời thiếu tiền mặt, các định chế phát hành chứng khoán TTTT
- Các chứng khoán TTTT làm gia tăng tính lỏng:
Chứng khoán mới tạo ra khoản thu tiền mặt cho người phát hành
Chứng khoán hiện có tạo ra tiền mặt khi thanh khoản hóa
Phần lớn các định chế giữ các chứng khoán hoặc có thị trường thứ cấp rất phát triển hoặc có thời hạn ngắn
- Khi có tình trạng dòng tiền là không chắc chắn, các định chế giữ nhiều chứng khoán TTTT hơn
- Định chế mua chứng khoán đóng vai trò người cho vay đối với người phát hành ban đầu.
- Một số định chế phát hành các chứng khoán TTTT của chính mình để có thêm tiền mặt.
- Rất nhiều giao dịch trên TTTT là giữa hai định chế.